Các nhà nghiên cứu Mỹ và Israel phát triển công nghệ xử lý, tái chế pin chì không gây phát thải khí nhà kính, giảm hóa chất độc hại ra môi trường.
Chì sau khi thu lại sẽ được đưa vào tái sử dụng. Ảnh: REUTERS
1. Thực trạng tái chế ắc quy
Pin và ắc-quy chứa nhiều chất độc hại, đặc biệt là chì. Đây là kim loại nặng, độc hại đối với con người. Một nhóm các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp Mỹ, Israel cho biết, họ đã triển khai thành công công nghệ tái chế pin và ắc-quy không phát thải. Công nghệ này đang được triển khai độc quyền tại một nhà máy ở Israel. Chì thu được từ bình ắc-quy và pin cũ sau khi xử lý tại đây có thể phục hồi và cung cấp lại cho các đơn vị để tái sử dụng.
Theo Reuters, Hakurnas là nhà máy luyện chì thứ cấp có hơn 60 năm hoạt động thành công ở Israel. Hiện nay, đây trở thành nhà máy cung cấp nguyên liệu hàng đầu cho châu Âu và Bắc Mỹ. Theo ông Miron Badin, Tổng Giám đốc điều hành (CEO) của nhà máy Hakurnas: “Chúng tôi muốn đưa công nghệ tái chế giảm phát thải để đưa ngành chế xuất pin và ắc-quy hiện nay đi theo một hướng mới, bền vững hơn”.
2. Giáp pháp bền vững
Pin và ắc-quy là thành phần chính trong ngành công nghiệp ô-tô và thiết bị viễn thông hiện nay. Theo cách làm truyền thống, pin được tái chế thông qua quy trình nấu chảy ở nhiệt độ hơn 1.000°C, tạo ra lượng khí nhà kính đáng kể cộng với chất thải rắn độc hại phải chôn lấp sau đó.
Công nghệ tái chế mới có thể thay thế lò luyện kim với nhiệt độ vận hành hơn 1.000°C bằng lò điện, giảm hoàn toàn khí nhà kính và hơn 80% chất thải rắn. Công nghệ điện sạch hơn và tác động lành mạnh đến môi trường, đồng thời đáp ứng nhu cầu về pin và ắc-quy tái chế đang rất cấp thiết hiện nay.
Sau khi được triển khai đầy đủ, cơ sở tái chế chì của Israel dự kiến sẽ đạt công suất tái chế 50.000 tấn pin phế liệu mỗi năm, tương đương số tiền thu được từ sản lượng kim loại chì là khoảng 60 triệu USD/năm. Đồng thời giảm phát thải 30.000 tấn CO2, giảm 2.400 tấn chất thải rắn đi vào bãi rác và cung cấp việc làm bền vững cho hàng nghìn công nhân ở khu vực này.
Kết luận
Đi cùng với sự bùng nổ của thị trường xe điện nói chung và nền công nghiệp ắc quy nói riêng, nhân loại đang phải đối mặt với áp lực lớn về quá trình tái chế và tiêu huỷ các sản phẩm phát sinh của ắc quy.