Pháo đài Gwalior, di sản điêu Khắc tuyệt vời của Ấn Độ
Những khách sạn xa hoa bậc nhất Ấn Độ
Chiêm ngưỡng ngôi chùa Việt trên đất Phật (Ấn Độ)
Chốt cửa khẩu kỳ lạ nhất thế giới
Đã có hàng chục nghìn cư dân sinh sống trong thời kỳ hoàng kim của Mohenjo-daro, trước khi thành phố này bị xóa sổ một cách đầy bí ẩn.Di sản Mohenjo-daro.
Thuộc nền văn minh Indus cổ đại, thành phố Mohenjo-daro ược xây dựng vào khoảng năm 2.600 trước Công nguyên. Nằm gần các con sông lớn, vùng đất này được tạo hóa ban tặng cho những đồng bằng được bồi đắp phù sa màu mỡ, rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
Về mặt kiến trúc, hầu hết những tòa nhà ở Mohenjo-daro được xây dựng bằng gạch nung, khác hoàn toàn với nhiều thành phố cùng thời kỳ, được xây chủ yếu từ đá với đất. Điều này cho thấy trình độ kiến trúc và tổ chức xã hội Mohenjo-daro phát triển ở mức cao. Vào thời điểm thịnh vượng nhất, thành phố có khoảng 35.000 cư dân sinh sống.
Với dân số này, Mohenjo-daro là một trong những thành phố có nhiều người định cư nhất của nền văn minh thung lũng Indus.
Tuy nhiên, thành phố này dần chìm vào quên lãng vào khoảng thế kỷ 19 trước Công nguyên. Tại các tàn tích của thành phố, nằm ở tỉnh Sindh của Pakistan, các nhà khảo cổ học đã khai quật được rất nhiều con dấu có chữ tượng hình ở khu vực này. Họ đã cố gắng để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự biến mất đột ngột của thành phố, nhưng đến giờ điều này vẫn còn là một bí ẩn.
Vào năm 1980, Mohenjo-daro đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Theo Wikitravel/BĐV
Pháo đài Gwalior, di sản điêu Khắc tuyệt vời của Ấn Độ
Những khách sạn xa hoa bậc nhất Ấn Độ
Chiêm ngưỡng ngôi chùa Việt trên đất Phật (Ấn Độ)
Chốt cửa khẩu kỳ lạ nhất thế giới