Hội du lịch Việt Nam
  •  Những kinh nghiệm du lịch bụi Nhật Bản 5 0 5 1
Currently:  

Tác giả Chủ đề:  Những kinh nghiệm du lịch bụi Nhật Bản  (Đã xem 42418 lần)

Đã thoát ra Zoom Travel

  • Lữ hành cấp 1
  • *
  • Bài viết: 75
    • Zoom Travel
Re: Những kinh nghiệm du lịch bụi Nhật Bản
« Trả lời #8 vào: Tháng Sáu 30, 2022, 04:54:32 PM »
mình đi tự túc như vậy xin visa dễ không ạ
 

Đã thoát ra minmin6

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 18
    • The Wings
Re:  Những kinh nghiệm du lịch bụi Nhật Bản
« Trả lời #7 vào: Tháng Chín 14, 2021, 05:31:38 PM »
tự đi du lịch thì nên đi theo nhóm bạn sẽ vui hơn, Nhật bản rất nhiều địa điểm phong cảnh đẹp tha hồ trải nghiệm nhé mọi người
 

Đã thoát ra congtydulichuytin

  • Lữ hành cấp 2
  • **
  • Bài viết: 188
    • Công ty du lịch Uy Tín - Tổ Chức Chuyên Nghiệp
Re:  Những kinh nghiệm du lịch bụi Nhật Bản
« Trả lời #6 vào: Tháng Mười Hai 09, 2020, 04:17:03 PM »
Cảm ơn bài viết đầy đủ và chi tiết của bạn nhé!!!
Công ty du lịch Elite Tour - đại lý du lịch uy tín nhất
Website:https://elitetour.com.vn/
Voucher FLC:https://elitetour.com.vn/khach-san/flc
Voucher Vinpearl: https://elitetour.com.vn/khach-san/vinpearl
Du thuyền:https://elitetour.com.vn/du-thuyen
Tour Trung Quốc: https://elitetour.com.vn/tour/tour-
 

Đã thoát ra NguyenTuan2512

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 16
Re:  Những kinh nghiệm du lịch bụi Nhật Bản
« Trả lời #5 vào: Tháng Mười Hai 09, 2020, 09:07:00 AM »
Tuyệt vời. Bài review quá chi tiết.
 

Đã thoát ra nguyenlong88

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 34
    • https://ennho.net
Re:  Những kinh nghiệm du lịch bụi Nhật Bản
« Trả lời #4 vào: Tháng Tám 11, 2020, 02:41:04 PM »
bài review rất chi tiết. Bạn nào sắp tới có kế hoạch du lịch tự túc bắc kinh thiên tân trung quốc ko cho mình theo với
 

Đã thoát ra mageboy

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 11
    • Chọn Lựa Chuẩn
Re:  Những kinh nghiệm du lịch bụi Nhật Bản
« Trả lời #3 vào: Tháng Tám 10, 2020, 10:27:49 AM »
Đang tính đi Nhật, lên plan hết trơn thì dịch =.=
 

Đã thoát ra conan2001

  • Administrator
  • Lữ hành cấp 6
  • *****
  • Bài viết: 2418
Re: Những kinh nghiệm du lịch bụi Nhật Bản
« Trả lời #2 vào: Tháng Mười Một 27, 2019, 10:07:11 AM »
“Mùa thu đối với người Sài Gòn – vốn chỉ có 2 mùa mưa nắng – thật sự là cái gì đó quá xa lạ. Nhưng mùa thu qua những bài hát, những dòng thơ và nhất là hình ảnh mùa thu Nhật Bản, của những con đường đầy ngập lá vàng của cây Ngân Hạnh, của những chiếc lá vàng, cam, đỏ rực đủ sắc độ của những cây Phong. Thấp thoáng đâu đó là những mái nhà kiểu cổ của Nhật hay những ngôi đền mang nét kiến trúc rất riêng, tạo nên một xúc cảm khó tả, không nói thành lời. Chuyến đi là trải nghiệm rất đáng nhớ vì cảnh đẹp, vì những món ăn hấp dẫn, vì được bên cạnh những người bạn 10 năm, và vì được gặp lại người bạn đã lâu không gặp.

Có hẹn với mùa thu đã 3 năm, nhưng vì nhiều lí do, đến năm nay mình mới có thể thực hiện được. Nên mình cũng đã tìm hiểu kha khá thông tin vì mình biết là Nhật Bản là một trong những nước đắt đỏ nhất trên thế giới.

1. Vé máy bay:

– Mình đặt vé trước khoảng 2 tháng. Bạn mình tìm được cho mình vé máy bay khứ hồi transit ở Quảng Châu (CAN) của hãng China Southern hết 7 triệu. Tuy quá cảnh có hơi mệt (3 tiếng lượt đi và 7 tiếng lượt về), nhưng được cái là mình bay từ TPHCM đến sân bay Haneda Tokyo, nhưng lượt về mình bay từ sân bay Kaisan Osaka luôn, chứ không cần quay về Tokyo nữa. Đỡ được tiền mua JR pass (mình sẽ nói rõ trong phần di chuyển ở Nhật nhé) và cũng đỡ mất thời gian hơn.

– Nói về vé máy bay này thì mình khá hài lòng: hành lý 40kg kí gửi, ăn 4 bữa, ghế ngồi khá thoải mái. Các bạn có thể tham khảo, vì đi vào mùa thu thường vé bay thẳng tầm 16 triệu, những hãng giá rẻ như Vanilla Air thì cũng gần 10 triệu chưa hành lý. Mà đi mùa lạnh thì áo ấm và áo len rất nặng, không mua hành lý kí gửi không được.

– Chỉ có một chuyện xảy ra trước ngày bay khoảng 2 tuần làm tụi mình hết hồn. Đó là vé máy bay lúc đầu tụi mình chỉ quá cảnh tại Quảng Châu. Nhưng tình cờ lên hãng check vé lại, thì nhân viên của hãng báo lượt về tụi mình phải transit thêm tại Tam Á (SYX)! Mà theo luật mới của Trung Quốc “từ ngày 10/08/2017 đối với những chuyến bay transit có trên 2 điểm dừng trong nội địa Trung Quốc thì BẮT BUỘC PHẢI CÓ VISA TRUNG QUỐC”. Trong trường hợp của tụi mình, lịch trình chiều đi không thay đổi, nhưng chiều về sẽ là : OSAKA – Quảng Châu – Tam Á – TPHCM. Nếu vậy bắt buộc phải xin thêm visa Trung Quốc khoảng 120USD nữa. Tụi mình không thể cancel vé vì đây là vé promo, cancel là mất hết tiền, với lại càng gần ngày bay vé máy bay càng mắc, nên nghĩ là chỉ đành đâm lao thì phải theo lao, trong trường hợp xấu nhất cũng phải làm thêm Visa Trung Quốc. Nhưng tụi mình làm việc với bên Đại lý, bắt họ phải kiểm tra và làm dữ với bên hãng, vì thay đổi lịch trình bay ảnh hưởng đến chi phí của tụi mình. Cuối cùng sau bao vất vả, hãng thông báo là họ check chuyến bị nhầm lẫn, vẫn theo lịch trình cũ.

Trích
Tips:

– Nếu book qua Đại lý thì trước ngày khởi hành nên check lại coi có bị thay đổi gì không, tránh trường hợp Đại lý quên báo.

– Đi những hãng Trung Quốc thì chỉ chọn chuyến transit tại 1 điểm ở Trung Quốc thôi để tránh tốn tiền làm Visa Trung Quốc nha.

– Khi làm visa tự túc, Đại sứ quán Nhật Bản tại TPHCM không yêu cầu cung cấp vé máy bay, nên bạn có thể không cần đặt vé máy bay trước để tránh không được cấp visa thì bị mất tiền cancel vé máy bay.

2. Chỗ ở:



Mình ở 3 nơi là Tokyo, Osaka và Kyoto. Tiêu chí kiếm phòng của tụi mình là gần trung tâm xíu, gần phương tiện công cộng, và khoảng 500k/ngày/ người thôi. Cuối cùng, tổng chi phí chia đều ra cho tất cả các đêm (tụi mình ở 10 đêm) là khoảng 570k/người/ngày, cũng không lố nhiều hơn budget lắm nên khá hài lòng.

Ở bên Nhật thông thường là self-checkin, chìa khóa sẽ được chủ nhà để ở hòm thư, hoặc 1 nơi nào đó có ống khóa mã số. Khi bạn book thành công, họ sẽ cung cấp cho bạn mã số để mở lấy chìa khóa. Khi checkout, bạn cũng chỉ cần bỏ chìa khóa lại chỗ cũ là được.

3 căn nhà mà mình ở đều cung cấp đầy đủ đồ dùng cá nhân như bàn chải, khăn tắm, dầu gội, xả, tắm. Có máy giặt, máy điều hòa nhiệt độ, máy nước nóng, bếp… này nọ luôn. Cả 3 nhà đều có cho Wifi pocket, nhưng hình như wifi bên Nhật mắc mỏ, nên có nhà chỉ cho có 500MB là 4G thôi, còn lại là 3G. Bạn nên đặt thuê thêm thiết bị wifi nhận tại Sân bay Nhật nếu nhu cầu sử dụng cao.

– Tokyo: sau khi lật tung cái Airbnb, tụi mình cũng kiếm được 1 căn hộ ở gần ga JR Shin-Okubo. Khu này chỉ cách Shinjuku 1 trạm tàu (ngay khu trung tâm gần Shibuya, Harajuku…) và có nhiều người Việt Nam sống ở đây, gần mấy cái cửa hàng tiện lợi, chỗ bán trái cây, cửa hàng 100Yen, nhiều quán ăn giá phải chăng, nên tụi mình khá hài lòng. Chủ nhà gửi file hướng dẫn chi tiết đường đi từ sân bay về ga, từ ga về nhà, có kèm hình ảnh luôn nên không sợ bị lạc. Căn hộ khá nhỏ, (nhưng chắc là bình thường ở bên Nhật), được cái là sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Ở đây chủ nhà còn để bánh kẹo, có máy sấy lẫn máy uốn tóc (quá tiện luôn, chỉ có điều mình không biết uốn)

– Kyoto: ban đầu tụi mình tính ở Osaka, vì từ Osaka qua Kyoto cũng gần, khoảng 30ph (560Yen). Nhưng thấy đi đi về về vậy mắc công quá, nên đành kiếm nhà ở Kyoto luôn. Kyoto không lớn lắm, nên mình thấy ở khu nào cũng được. Tụi mình tìm được 1 căn ở gần subway Kuinabashi, chỉ cách Kyoto station 5ph (cách 2 trạm), từ ga về nhà khoảng 10ph. Tuy khu này vắng vẻ hơn khu trung tâm Kyoto, nhưng đi lại cũng khá tiện. Nhà có 2 phòng, rông hơn ở Tokyo. Bạn nào thích ở Kyoto mà muốn tiết kiệm chi phí có thể cân nhắc nha.

– Osaka: Đây là phòng dễ thương nhất vì concept là Hello Kitty, nhưng cũng là phòng nhỏ nhất trong 3 nơi, cũng là phòng mắc nhất. Không hiểu tại sao luôn, trước khi book cứ nghĩ Kyoto hoặc Tokyo sẽ mắc hơn chứ. Nhà cách khu trung tâm ga Namba 1 trạm thôi: ga Shinsaibashi, bạn có thể đi bộ được luôn. Gần nhà cũng là khu trung tâm mua sắm, ăn uống nên thấy vẫn đáng đồng tiền bát gạo.



Trích
Tips:

– Bạn có thể tạo 1 tài khoản mới trên Airbnb để book, vì mỗi tài khoản tạo mới sẽ được discount khoảng 25USD khi book. Không bao nhiêu nhưng có còn hơn không, để dành tiền làm chuyện khác.

3. Di Chuyển:

a/ JR pass: chắc đây là phần nhiều bạn thắc mắc nhất là có nên mua JR pass hay không. Trước khi đi mình cũng tìm hiểu khá nhiều thông tin và đúc kết thành 1 vài điểm cân nhắc trước khi các bạn quyết định có nên mua JR pass hay không (cân nhắc thôi nhé, vì mỗi người mỗi ý và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác nữa). Vì mua JR pass là để tiết kiệm chi phí đi lại, nên nếu bạn di chuyển với tần suất cao thì Jr Pass sẽ giúp bạn tiết kiệm bộn tiền đấy!

– Đầu tiên phải kể đến là lịch trình. Bạn phải lập ra 1 lịch trình những nơi mình muốn đi và tìm hiểu kỹ các cách thức di chuyển, quan trọng nhất là GIÁ TIỀN của những chặng đó.

– Thứ 2 là Vé Máy Bay của bạn từ Việt Nam đến Nhật (có đi về cùng 1 thành phố hay không), cái này tại sao lại liên quan tới việc mua JR pass thì mình sẽ giải thích rõ hơn trong ví dụ của mình.

– Thứ 3 không quan trọng bằng 2 cái kia nhưng cũng ảnh hưởng chi phí di chuyển đó là những nơi bạn tham quan trong nội thành của thành phố đó có tiện đi lại bằng JR không? Thành phố đó có loại thẻ nào khác thuận tiện hơn không?

– Cuối cùng là những cái linh tinh khác như: bạn có thời gian nhiều không? Bạn muốn tiết kiệm chi phí tối đa hay muốn chi phí cao 1 chút nhưng đỡ mệt…

Nói thì hơi mơ hồ nên mình sẽ ví dụ thực tế bằng lịch trình của mình nhé, tại sao mình lại chọn đi như vậy. Mình KHÔNG mua JR pass, vì sau khi cân nhắc nhiều yếu tố kể trên, thì mình thấy không mua JR pass sẽ tiết kiệm hơn.

– Đầu tiên là mình chỉ đi 3 thành phố là Tokyo, Kyoto và Osaka. Vé tàu nhanh Shinkansen từ Tokyo đi Kyoto vào khoảng 13600Yen/chiều/người. Đi từ Kyoto qua Osaka thì rẻ, chỉ có 560Yen/chiều.

– Thêm nữa là mình đã săn được vé máy bay như mình nói ở phần đầu tiên là bay đến sân bay Haneda Tokyo, nhưng lúc về sẽ bay về từ Sân Bay Kaisan Osaka luôn, nên mình không phải tốn tiền thêm 1 chiều JR vòng ngược lại Tokyo nữa.

– Sau khi lục tung một hồi thì mình lại kiếm thêm được cách tiết kiệm vé Shinkansen từ Tokyo đi Kyoto bằng cách mua vé Shinkansen Platt Komada chỉ có 10300Yen/chiều, nhưng chậm hơn khoảng 1h30ph (đi mất khoảng 3h30ph). Tụi mình thấy vậy vẫn ok vì không gấp gáp gì cả.

– Sau khi coi hết những phương tiện di chuyển trong thành phố của cả 3 nơi, mình thấy chỉ có Tokyo là vé JR Pass có thể đi lại vài điểm tham quan mình muốn đi. Còn lại ở Osaka và Kyoto, mình thấy đi những phương tiện khác như Subway hay Metro vẫn tiện hơn. Và những phương tiện này cũng có vé Kansai Thru pass, 1 hoặc 2 ngày nên tiết kiệm cũng kha khá.

– Từ Tokyo qua Kyoto, bạn có thể đi bus đêm 1 vé khoảng 4000-7000Yen, di chuyển khoảng 6-8 tiếng tùy hãng xe. Hoặc đi máy bay giá rẻ của hãng Vanilla Air hay Peach, nhưng bạn phải tính chi phí đi lại để di chuyển ra sân bay, vì sân bay thường nằm cách xa thành phố và Kyoto thì không có sân bay, sân bay gần nhất là ở Osaka.

– Do đó, tùy theo nhiều yếu tố, bạn sẽ quyết định bạn muốn đi như thế nào, rẻ nhưng mệt và mất thời gian hay nhanh, tiện nhưng chi phí mắc hơn. Hay như bọn mình, không mất thời gian lắm, chi phí trong khoảng chấp nhận được và cũng khỏe cái thân.

– Tổng kết lại, chi phí di chuyển tất tần tật trong 11 ngày của mình vào khoảng 24000Yen.

Trích
Tips:

– Để coi giá tiền, thời gian di chuyển cũng như là route, mình thường sử dụng trang tra tàu của //www.hyperdia.com/en/ . Nó sẽ chỉ cho bạn 5 route thuận tiện nhất, bao gồm cả giá tiền và thời gian, bạn có thể cân nhắc xem cái nào phù hợp. Đồng thời nó có cả filter các loại tàu. Rất chính xác và dễ sử dụng. bạn có thể tra chuyến tàu trong cả nước Nhật luôn.



b/ Phương tiện công cộng ở nội thành:

Khái quát về hệ thống phương tiện công cộng của của Nhật Bản, đặc biệt là Tokyo có thể nói là phức tạp và chằng chịt nhất mà mình từng thấy.

Ví dụ như ở Tokyo:

– Đầu tiên là JR Pass: có khoảng 6 line bao gồm cả local train và shinkansen

– Sau đó là Tokyo Metro với 9 line và Toei Subway với 4 line

– Tiếp đó là 8 hãng tàu tư nhân khác cũng khai thác những tuyến đường trong Tokyo hoặc từ Tokyo đi những tỉnh lân cận khác.

Vì sao mà mình phải liệt kê rõ như vậy vì phương tiện công cộng ở Nhật Bản được điều hành bởi nhiều hãng khác nhau. Nên nếu bạn mua vé pass của hãng này, nhưng không coi kỹ lịch trình để tận dụng vé pass, mà lại đi line tàu của hãng khác thì phải trả thêm phí, chi phí di chuyển sẽ đội lên rất nhiều.

Mình sẽ lên lịch trình những nơi mà mình muốn đi, sau đó coi điểm đó có thể di chuyển bằng phương tiện gì. Vì một điểm có thể gần nhiều trạm tàu của nhiều hãng khác nhau. Sau đó sắp xếp những điểm có thể đi chung phương tiện đi cùng một ngày và mua vé Pass của Phương tiện đó.

Ví dụ mình muốn đi chợ cá Tsukiji: nó gần trạm Tsukiji của Tokyo Metro Hibiya line, nhưng bạn cũng có thể đến bằng trạm JR Shimbashi và đi bộ khoảng 15ph. Vì vậy, mình sắp xếp đi những điểm có thể đi bằng Tokyo metro như Chợ cá Tsukiji, Khu Asakusa, Tokyo Station, Shibuya trong 1 ngày và mua Vé Tokyo Metro 24 giờ giá 600Yen. Mỗi lượt đi (mình nhớ không rõ lắm) khoảng 150Yen (tùy khoảng cách), nên chỉ cần 3 đến 4 lượt là đủ cover tiền mua pass.

Mỗi thành phố và mỗi hãng tàu đều có vé pass, nên nếu bạn muốn tiết kiệm tối đa, nên tìm hiểu kỹ điều khoản áp dụng của vé đó như thế nào.

Trích
Tips

– Bạn có thể tham khảo thông tin khái quát tại trang web https://www.japan-guide.com/ . Trang web này có đầy đủ những thông tin về điểm du lịch, giá tiền, tổng quát cách di chuyển, các loại pass có ở thành phố du lịch nổi tiếng ở Nhật Bản.



4. Vé tham quan:

– Vé tham quan cũng tốn hơi nhiều tiền vì hầu hết các đền chùa ở Kyoto đều bán vé vào cổng từ 300Yen đến 800Yen. Thấy thì không nhiều nhưng bạn đi 5,6 cái đền cũng tốn kha khá.
Tips:

– Đối với những vé có thể đặt trước như Tokyo Skytree hay Disneyland, Disneysea Tokyo, Universal Studio Osaka…bạn nên đặt trước để tránh xếp hàng mua vé, mà nhiều khi còn săn được giảm giá.



– Đợt vừa rồi mình mua vé Tokyo Disneysea trên Klook (https://www.klook.com/vi/). Giá vé bình thường là 7400Yen. Klook hay có khuyến mãi nên mình canh trên FB page (https://www.facebook.com/klookvn/) , vừa thấy khuyến mãi 300k cho dịch vụ từ 1,5tr là mình book liền. tính ra vé chỉ còn khoảng 1,25tr. Trang này còn có nhiều vé, tour một ngày tại Nhật như ở Tokyo, Osaka, Nagoya, Hokkaido…



5. Ăn uống:

Nhật Bản thì nổi tiếng về ẩm thực rồi, và mình cũng thích ăn món Nhật nên thấy món gì cũng ngon. Bạn có thể tham khảo 10 món ăn đường phố cực nổi tiếng ở Nhật Bản hay thưởng thức những món ăn đặc sắc ở Osaka.

6. Thời tiết:

Lúc mình đi rất lạnh, mặc dù đã chuẩn bị sẵn áo ấm rồi mà vẫn thấy lạnh. Bình thường khoảng từ 4-10 độ. Đặc biệt là lúc đi lên núi ở Hakone chỉ có 1 độ thôi.

Trích
Tips:

– Nên mặc nhiều lớp áo mỏng sẽ cảm thấy ấm hơn là mặc một cái áo dày.

– Nên mua áo giữ nhiệt của Gu hoặc Uniqlo, mình nhớ giá không mắc lắm. Nhưng mình cảm thấy vải cũng được thôi, về giặt vài lần là xù lông. Nhưng lúc đó mặc lót bên trong cũng đỡ lạnh.

– Mua miếng giữ nhiệt. Có 2 loại: 1 là dán vô quần áo (không được dán trực tiếp lên da sẽ gây bỏng). 2 là loại lắc để bỏ trong túi quần hoặc túi áo. Khá rẻ, 1 gói loại nhỏ 10 miếng chỉ có khoảng 250Yen bán ở tất cả cửa hàng tiện lợi, hình như tiếng Nhật là Kairo thì phải.

– Nên đem lotion, son dưỡng môi, vì trời quá lạnh nên hay bị khô da, bong tróc, môi thì bị nứt chảy máu luôn.

– Dưỡng ẩm da mặt bằng mặt nạ. Bên Nhật mặt nạ khá rẻ, bịch 7 miếng, mua về xài khỏi mắc công mang đi, bán rất nhiều, dễ mua.



7. Wifi:

Ở Nhật chỉ có những ga công cộng là có wifi free, mà vô chừng được 15ph hoặc 30ph 1 lần thôi là bị out, phải access vô lại. Những nơi mình mướn phòng có cho cục wifi pocket nhưng tụi mình vẫn thuê 1 cục ở Klook cho chắc ăn. Bên Nhật không có google map để tìm đường chắc chết.

Đây là 1 vài điểm mình rút ra được sau chuyến đi tự túc 11 ngày tại Nhật tháng 11 vừa rồi cùng với 4 người bạn của mình. Hi vọng mọi người sẽ có thêm nhiều tips để tận hưởng chuyến đi của mình 1 cách tiết kiệm và vui vẻ nhất nhé ^^

bạn Hồ Thị Quỳnh Giao
[/i]
www.topo.vn - Đồng hành cùng bạn trên mọi nẻo đường.
www.tiepthiquangcao.com - Tiếp thị là sáng tạo.
 

Đã thoát ra heartless

  • Lữ hành cấp 1
  • *
  • Bài viết: 92
  • Total likes: 2
  • Karma: +0/-1
  • Mỗi chuyến đi là một câu chuyện thú vị
    • Kiến thức tuổi dậy thì
Những kinh nghiệm du lịch bụi Nhật Bản
« vào: Tháng Mười 19, 2015, 04:46:46 PM »
Theo bạn Mai Quốc Việt, trước đây vé máy  bay bay thẳng đến Nhật khoảng 15-20 triệu đồng/ khứ hồi chưa kể đến chi  phí chi tiêu (đi lại, ăn ở) bên này nổi tiếng là đắt đỏ nên việc du lịch Nhật Bản  cũng khiến nhiều người phải đắn đo. Nửa năm trở lại đây, Jetstar có mở  đường bay thẳng đến Osaka với giá vé khuyến mãi siêu rẻ, chỉ từ 4 triệu  đồng/khứ hồi (đã bao gồm thuế, phí) nên không phải suy nghĩ nhiều, mình  đã nhanh chóng lập team, book vé để thực hiện ước mơ bấy lâu nay.

Sau  đây, mình sẽ chia sẻ chi tiết hành trình đi qua 4 thành phố Osaka –  Kyoto – Tokyo – Hakone, tạm gọi là Đông Du Ký – 7 ngày ở Nhật Bản xinh  đẹp.

1. Vé máy bay

Qua  tìm hiểu, mình thấy Jetstar Pacific là hãng có vé bay thẳng đến sân bay  quốc tế Kansai (KIX – Osaka) rẻ nhất trong các hãng hàng không. Thời  điểm nhóm mình mua vé (trước khi bay gần 3 tháng) giá vé rẻ nhất là  khoảng 4 triệu đồng/khứ hồi tùy theo ngày bay, còn mình mua là 5,3 triệu  đồng/khứ hồi bay vào ngày 08/05-14/05/2018. Các bạn chịu khó đăng ký  nhận thông tin khuyến mãi từ hãng để săn được vé rẻ.



2. Xin visa

Thủ tục xin visa đi Nhật được công khai trên website của Đại sứ quán, các bạn có thể tham khảo link sau: http://www.vn.emb-japan.go.jp/itpr_ja/Vn_Ryouji_XinVisa.html

Tuy nhiên, mình vẫn tóm tắt lại các hồ sơ cần có cho visa du lịch Nhật Bản tự túc mà có thể trên web không nêu cụ thể để tăng thêm độ chắc chắn được nhận hồ sơ như sau:

- Hộ chiếu (còn hạn trên 06 tháng kể từ ngày đi)
- Tờ khai visa theo mẫu của ĐSQ (mẫu kèm theo) có dán 01 ảnh 4,5cm x 4,5cm (ghi đầy đủ họ tên vào mặt sau ảnh)
- Tài liệu chứng minh khả năng chi trả kinh phí cho chuyến đi:

+ Giấy chứng nhận thu nhập do công ty ký đóng dấu xác nhận (nên làm song ngữ)

+  Sao kê tài khoản 03 tháng gần nhất có xác nhận của ngân hàng (highlight  vào những khoản nhận lương hàng tháng) để chứng minh thu nhập

+ Bản photocopy Hợp đồng lao động (không cần bản dịch) để chứng minh mình có công ăn việc làm ổn định

+ Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng >=100 triệu đồng (bản song ngữ)

- Lịch trình (theo mẫu kèm theo) trong đó:

+ Yêu cầu điền ngày đến Nhật, ngày về nước. Ghi tên hãng máy bay, sân bay.

+  Lịch trình cần ghi hoạt động từng ngày. Ghi cụ thể địa danh thực tế sẽ  đi du lịch, không chỉ ghi tên thành phố như Tokyo, Kyoto.

+ Ghi rõ nơi sẽ nghỉ lại (ví dụ: tên, địa chỉ, số điện thoại khách sạn)

+  Kèm theo lịch trình này cần in thêm booking vé máy bay, booking khách  sạn (các bạn có thể book qua các trang đặt phòng trực tuyến và chọn  khách sạn nào có hủy phòng miễn phí, khi nào lấy được visa mà muốn book  khách sạn khác thì có thể hủy được).

- Đối với visa thăm thân thì ngoài các hồ sơ trên còn cần thêm:

+  Thư mời của bên Nhật gửi về kèm theo giấy chứng minh nơi cư trú, chứng  minh công việc/ thẻ cư dân của người mời (có thêm giấy bảo lãnh nữa thì  tốt).

+ Ảnh chụp chung giữa người mời và người được mời.

+  Visa thăm thân họ hàng 3 đời thì cần thêm giấy tờ chứng minh quan hệ  (sổ hộ khẩu, giấy khai sinh thể hiện sự kết nối là có họ hàng).

+ Visa thăm thân bạn bè thì không cần chứng minh họ hàng.

Khi  đi nộp ở Đại sứ quán Nhật Bản chịu khó đến xếp hàng sớm lấy số (8h bắt  đầu làm việc thì nên xếp hàng từ 7:15-7:30). Nếu bạn được nhận hồ sơ,  sau 7 ngày làm việc mà không bị gọi bổ sung thêm giấy tờ gì thì chỉ việc  đến nhận visa theo lịch hẹn và cầm theo 610.000 đồng để nộp lệ phí cho  ĐSQ.


Visa đi Nhật Bản.

3. Lịch trình chi tiết

Nhật  Bản là một quần đảo núi lửa ở Đông Á với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ,  trong đó 4 đảo lớn nhất là Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu. Đất nước  Nhật Bản với vô vàn danh lam thắng cảnh trải dài từ Tây sang Đông với  núi lửa – tuyết – hoa lá – sông hồ – biển – đền chùa – cung điện – đô  thị tấp nập… mà có đi vài tuần cũng không hết.


Bản đồ 4 đảo lớn nhất của Nhật: Hokkaido, Honshu, Shikoku & Kyushu.

Vì vậy, tùy vào thời gian và sở thích, các bạn có thể xây dựng lịch trình du lịch Nhật Bản  tự túc riêng cho mình. Riêng nhóm mình thì lựa chọn quần đảo lớn nhất  Honshu với lịch trình 07 ngày đi qua Osaka – Kyoto – Tokyo – Hakone. Khi  xác định được các thành phố mình định đi, các bạn hãy tìm hiểu các địa  danh nổi tiếng tại thành phố đó qua nhiều kênh thông tin (bạn bè, người  thân đã từng đi hoặc ở bên Nhật tư vấn cho, các trang blog chia sẻ về du  lịch, các tour của các công ty du lịch…). Sau đó đánh dấu vị trí các  điểm đó trên google maps (vào google.com/maps  click vào menu  góc trên bên trái Your places MAPS CREAT MAPS sau đó đặt tên maps của riêng mình và tạo các điểm định tham  quan). Các bạn có thể tham khảo maps của nhóm mình tại

LINK NÀY.


Tạo bản đồ riêng cho lịch trình của mình bằng Google My Maps

Từ  đó bạn sẽ hình dung và kết hợp được lộ trình di chuyển cho hợp lý,  tránh việc chạy ngược, chạy xuôi. Một điều lưu ý là google maps có kết  nối rất tốt với hệ thống giao thông công cộng (tàu điện, bus) của Nhật  nên bạn hoàn toàn có thể tìm được cách di chuyển từ điểm A –> B bằng  tàu điện line gì hay tuyến bus số bao nhiêu, dừng ở ga nào/ bến nào… và  note lại vào lịch trình.

Tham khảo lịch trình và chi phí thực tế của mình TẠI ĐÂY. Chi phí đã bao gồm vé máy bay, vé tàu, khách sạn, phí tham quan, ăn uống, wifi (chưa bao gồm shopping, quà cáp).

4. Khách sạn

Có  nhiều cách để đặt được phòng ở bên Nhật, nếu đi từ 4-6 người thì bạn có  thể thuê dạng căn hộ, giá rất tốt chỉ khoảng 300k-500k/người/đêm. Tuy  nhiên địa chỉ thường khá khó tìm và không hiện ra trước khi đặt phòng,  thời gian cho check-in khá muộn 3-4pm.

Nhóm  mình thì chọn đặt phòng qua trang web đặt phòng trực tuyến – miễn phí  hủy phòng cho đến trước 2 ngày so với ngày ở và trả tiền tại khách sạn.  Ưu điểm là địa chỉ rõ ràng, thường là cho check-in sớm hơn nhiều so với  giờ ghi trên web. Giá phòng từ 650k-1 triệu đồng/người/đêm, có các phòng  Japanese Style (rykukan) để trải nghiệm kiểu nằm sàn, cửa kéo khung gỗ  dán giấy như trong phim Nhật.

Trích
Lưu ý  quan trọng, dù đặt phòng qua hình thức nào thì cũng nên chọn vị trí gần  các ga tàu trung tâm hoặc nằm trong vòng lặp có thể kết nối nhiều line  tàu để tiện cho việc di chuyển, tiết kiệm được nhiều thời gian.


Phòng trà – 1 góc của phòng Japanese Style (rykukan) tại khách sạn Yutorelo-an ANNEX

5. Vé tàu/ bus/ phương tiện công cộng

Nhật  Bản là đất nước có hệ thống giao thông công cộng rất phát triển với hệ  thống tàu điện, bus bao phủ đến 80% nhu cầu đi lại của người dân. Mặt  khác, taxi/uber bên này cũng rất đắt đỏ (ví dụ từ Tokyo Station đến  khách sạn mình ở gần Ryogoku station là ~4km, đi tàu điện vé chặng hết  160 JPY thì đi Uber sẽ hết 2.000-2.500 JPY tương đương 420k-525k VNĐ).


Coupon JR Pass mua tại Việt Nam, sang đổi tại quầy vé JR ở sân bay Kansai.

Vì  vậy, lựa chọn di chuyển bằng tàu điện, bus là tối ưu nhất và bọn mình  đã mua thẻ Japan Rail Pass (JR Pass) loại 7-day. JR là hãng tàu lớn nhất  nước Nhật với mật độ bao phủ đến 90%, do đó có JR Pass trong tay bạn có  thể vi vu khắp nước Nhật với tất cả các line tàu có logo JR (search  trên google maps thì sẽ có ghi “service run by JR”), gồm cả tàu nhanh  Shinkansen (bullet train) đi xuyên các thành phố với vận tốc 270km/h.  Bạn có thể mua sẵn Coupon JR Pass tại VN thông qua các hãng như  klook.com với giá 5.967.550 đồng/người lớn (giá có thể tăng giảm theo tỉ  giá JPY tại thời điểm mua), giá vé này rẻ hơn so với mua trực tiếp bên  Nhật (rồi mang Coupon sang đổi thành thẻ tàu ngay tại quầy vé của JR tại  sân bay Kansai).

Ngoài ra, tại một  số thành phố bạn có thể phải mua thêm thẻ tàu/bus của hãng khác để kết  hợp với JR Pass do có điểm tham quan nằm cách xa ga tàu gần nhất của JR.  Ví dụ:

+ Tại Kyoto: mua thêm Kyoto  Bus 1-day free pass với giá 600 JPY/người (đi 02 ngày thì mua 2 thẻ,  ngày sẽ được in lên thẻ thì bạn cho vào máy trong lần đi đầu tiên).

+  Tại Tokyo: mua thêm Tokyo subway ticket 48-hour free pass của hãng TOEI  với giá 1.200 JPY/người, phải xuất trình Passport vì giá này dành cho  khách du lịch.

+ Tại Hakone: mua thêm  Hakone 2-day free pass tại ga Odawara với giá 4.000 JPY/người để có thể  sử dụng toàn bộ hệ thống giao thông công cộng tại Hakone bao gồm tàu  điện, cablecar – tàu leo núi có cáp kéo, cáp treo, thuyền ngắm cảnh trên  hồ, bus và còn được giảm giá khi ăn uống, mua vé tham quan tại một số  điểm như Bảo tàng…


Các loại thẻ JR pass, Kyoto city bus, Tokyo Subway ticket, Hakone freepass

Có  một lưu ý nhỏ, do những loại thẻ JR Pass, Kyoto bus, Tokyo subway  ticket, Hakone free pass là những thẻ sử dụng thường xuyên (tại khu vực  mà nó có hiệu lực) do đó bạn đi đâu cũng nên mang theo người (giống như  passport) và để cố định ở một nơi dễ lấy ra/cất vào. Tránh trường hợp  như đoàn mình có một vài người làm mất JR Pass, mất hoặc quên Hakone  pass và đều phải trả giá bằng tiền mặt.

6. Hướng dẫn cách tìm đường, đi lại và sử dụng các loại vé phương tiện công cộng

+  Google maps là phần mềm ưu việt sẽ giúp bạn xác định vị trí của mình và  tìm đường nhanh nhất để đến được điểm cần đến. Khi bạn tìm đường để di  chuyển từ điểm A đến điểm B, app có thể sẽ hiển thị nhiều kết quả và  chúng ta sẽ ưu tiên lựa chọn cái nào mà ta đang có thẻ trong tay như đi  tàu của JR hay đi bus, subway…

+ Khi  bấm vào 1 lựa chọn, bạn sẽ nhìn thấy bạn phải khởi hành từ ga/bến nào;  platform số bao nhiêu (ở trong ga sẽ hiện là track); giờ tàu chạy gần  nhất tại bến đó (có thể bấm tiếp vào đó để xem được giờ của những chuyến  tiếp theo nếu có nhỡ tàu); đi bao nhiêu điểm dừng (stop) thì phải xuống  ở ga nào; chuyển sang line tàu khác ở đâu…

+  Ví dụ minh họa, khi tìm đường từ Tokyo station đến khách sạn mình ở là  Khaosan World Ryogoku: 1:15pm (thời điểm mình search) có chuyến của  Yamanote line (cứ mỗi 6p lại có 1 chuyến), bạn cần đến track số 4  (platform 4) để lên tàu –> tàu chạy 2 bên (2 stops) đến ga Akihabara  thì xuống tàu và chuyển sang track 6 để lên tàu khác là Chuo-Sobu Line  và đi tiếp 2 bến, xuống ở ga Ryogoku – đi bộ tiếp 400m để về ks. Giá  tiền bạn phải mua vé chặng là 160 JPY nếu bạn không có JR Pass (hay tàu  này ký hiệu JY, JB đều là tàu của hãng JR).


Hình ảnh minh họa cách tìm phương tiện công cộng bằng google maps.

+  Khi vào ga, bạn nên để ý các biển chỉ dẫn treo trên trần để biết được  đường đi đến line mình cần đến (track số bao nhiêu), và trong cùng 1  line sẽ có 2 chiều tàu chạy ngược nhau nên cần đọc xem track đó ghi đến  bến gần nhất là bến nào để biết được hướng mình cần đi cho đúng, tránh  lên nhầm tàu hướng ngược lại.


Biển chỉ dẫn: rẽ trái track 23-14 là tàu shinkansen, rẽ phải track 2-1 là Chou line.

+  Nếu trong 1 ga lớn có nhiều line tàu của các hãng khác nhau, bạn đừng  quá lo lắng vì tàu của JR sẽ nằm ở 1 khu riêng và phải đi các cửa soát  vé, khi bạn có JR pass trong tay thì sẽ không phải đi qua các làn quẹt  thẻ mà sẽ đi thẳng qua làn cạnh quầy an ninh dành cho người khuyết tật,  người có thẻ JR Pass để họ check bằng mắt luôn.

+  Trong trường hợp đi bus, nếu tìm đường đi bằng google maps mà kết quả  hiển thị nhiều tuyến bus thì có nghĩa bạn có thể lên bất cứ tuyến nào  hiện lên trong app. Khi lên xuống bus bạn cũng chỉ cần xuất trình thẻ  bus ra mà không cần quẹt hay làm gì cả.


Bên trong xe bus ở Kyoto.

7. Chi phí và đổi tiền

Sau  khi kết thúc chuyến đi, mình đã tổng hợp lại chi phí thực tế trung bình  mỗi người là khoảng 25 triệu đồng (chưa bao gồm tiền shopping, quà  cáp…). Trong đó bao gồm các khoản cố định và không cố định như:

+ Vé máy bay: 5,3 triệu/ khứ hồi (chưa có mua thêm hành lý ký gửi nếu shopping nhiều)
+ Phí làm visa: 610k/người (ĐSQ Nhật Bản thu)
+ Thẻ tàu JR Pass: 5,9 triệu/người lớn (trẻ em 6-11 tuổi tính 50%, trẻ em dưới 6 tuổi free)
+ Thuê cục phát wifi: 340k/người (tiền thuê 1 cục là 130k/ngày, thuê của wefee)
+ Khách sạn: 4 triệu/người/06 đêm
+ Thẻ Kyoto bus: 1.200 JPY=250k/người (02 ngày)
+ Thẻ Tokyo subway: 1.200 JPY=250k/người (48 giờ)
+ Thẻ Hakone free pass: 4.000 JPY=840k/người (02 ngày)
+ Áo đồng phục: 130k/người (có thể không cần)
+ Bảo hiểm du lịch: 240k/người (có thể không cần)
+ Vé tham quan 1 số điểm tính phí: 2.700 JPY=570k/người (hoặc cao hơn tùy lịch trình)
+ Tiền ăn (không cố định): trung bình 1 triệu/người/ngày (ví dụ: bữa sáng 100k, trưa 300k, tối 600k)

Do  đó, sau khi trừ các khoản mà bạn có thể thanh toán trước ở nhà như vé  máy bay, phí visa, JR Pass, cục phát wifi, áo đồng phục, bảo hiểm khoảng  12,5 triệu đồng thì khoản còn lại khoảng 12,5-15 triệu đồng bạn có thể  đổi sang tiền Yên Nhật từ nhà với tỉ giá JPY/VND=210 (tại thời điểm  nhóm mình đổi, còn hiện tại có thể rẻ hơn chút do tỉ giá giảm).

Các  chi phí khác như shopping, quà cáp, dự phòng phí (cho việc mất thẻ  tàu….) có thể mang theo thẻ tín dụng để quẹt hoặc đổi thêm tiền mặt nếu  muốn.


Đổi tiền ở Việt Nam, tỉ giá JPY/VND~210.

8. Hành lý

Quan  điểm du lịch của mình là du lịch khám phá (không phải shopping) nên  hành lý của mình khá gọn nhẹ, mang vừa đủ quần áo cho số ngày đi tương  ứng và một ít đồ dùng cá nhân (mũ, kính, điện thoại, pin dự phòng, sạc  pin, tai nghe, gối hơi, bịt mắt, bàn chải…). Bạn cũng nên xem dự báo  thời tiết trước khi đi, ví dụ mình đi vào ngày 08/5-14/5, khi đó là đầu  hè bên Nhật nhưng nhiệt độ chỉ từ 13-25 độ, chênh lệch ngày đêm khá lớn  nên đầu buổi sáng và cuối buổi chiều là trời lạnh nhanh chóng, do đó cần  mang theo áo khoác hoặc áo gió cho đỡ lạnh.

Trích
Lưu  ý bên Nhật dùng điện 110v, ổ cắm loại 2 chân dẹt nên bạn cần kiểm tra  thông số các củ sạc cho thiết bị của mình và mua sẵn bộ chuyển đổi chân  cắm cho phù hợp. Pin dự phòng không được để trong hành lý ký gửi, đồ mỹ  phẩm mà xách tay thì chai lọ không để quá 100ml.


Chiếc túi du lịch gọn nhẹ đã theo mình nhiều chuyến đi trong và ngoài nước.

Sau  các bước chuẩn bị khá kỹ càng nêu trên, chúng ta hãy cùng khám phá đất  nước mặt trời mọc nào. Lưu ý, lịch trình chi tiết theo thời gian bao gồm  ở đâu, ăn chỗ nào, đi lại bằng gì, tàu điện line nào, lên xuống ở ga  nào mình đã thể hiện chi tiết trong file lịch trình đính kèm. Do đó, sau  đây mình sẽ chỉ chia sẻ thêm thông tin về các địa điểm đi ăn, đi chơi  và một số ghi chú riêng (nếu có).


Hình ảnh của team Adidas trước khi cất cánh sang Osaka.

* Osaka

Osaka  là một trong các trung tâm thương mại, công nghiệp, hải cảng lớn và  cũng là thành phố lớn thứ 3 của Nhật Bản. Osaka được coi là trái tim của  vùng Kansai bao gồm Kyoto, Kobe, Osaka, Nara với sân bay quốc tế Kansai  (KIX) được đặt ngoài biển, nằm cách trung tâm thành phố hơn 50km.

Xuống  sân bay Kansai, sau khi nhập cảnh và đổi voucher lấy thẻ JR Pass xong,  các bạn đi vào ga và tìm đường tới tàu nhanh Hakura Express (cũng của  hãng JR) để đi vào thành phố. Tàu này chỉ dừng 2 điểm trước khi vào  trung tâm thành phố nên mình chỉ mất 30 phút để về đến ga Tennoji.


Cả nhóm rời ga Tennoji để đi bộ về khách sạn Khaosan World cách đó 400m.

Nhóm  mình đặt phòng ở khách sạn Khaosan World Tennoji nằm cách ga Tennoji  chỉ >5 phút đi bộ. Tennoji là ga trung chuyển của 7 line tàu khác  nhau và nằm trong vòng lặp Osaka loop line, do đó từ đây bạn có thể  thuận tiện di chuyển đi khắp thành phố và cực kỳ tiện nếu đi Kyoto (vì  tàu Hakura Express từ sân bay đến Kyoto station có đi qua ga này cũng  như qua ga Shin-Osaka để bắt tàu nhanh Shinkansen đi Tokyo). Ngoài ra  cạnh ga Tennoji cũng có Abeno Q’s Mall là trung tâm thương mại khá lớn ở  Osaka, thỏa sức cho các tín đồ mua sắm vi vu & tòa tháp Harukas 300  nổi tiếng với quán cafe trên nóc để ngắm toàn cảnh thành phố.


Bên trong khách sạn Khaosan World Tennoji.

Osaka  có rất nhiều địa điểm để đi như Osaka Castle, Kaiyukan Aquarium,  Shitennoji Temple, phố đi bộ Shinsaibashi – Dotonbori, Umeda Sky  Building, Harukas 300 và nhiều công viên, bảo tàng…

Sau  khi đến khách sạn check-in, cất đồ, trời lại đổ mưa nên nhóm mình ăn  trưa nhẹ nhàng gần khách sạn với món mì Ramen có đủ loại để bạn lựa  chọn. Đây là một quán ăn nhỏ, bạn phải xếp hàng chờ đến lượt nhét xu vào  máy để chọn món.


Ăn Ramen tại quán Wabito-Menya gần khách sạn.

Cá  nhân mình đánh giá thì Ramen ăn ở đây khá ngon, cũng có thể một phần do  phải đi cả chặng đường dài từ Việt Nam sang để được thưởng thức món ăn  đầu tiên khi đặt chân đến Nhật Bản. Ăn trưa xong, cả nhóm quay lại khách  sạn nghỉ trưa và buổi chiều khởi hành đi Osaka Castle.


Một số món Ramen tại quán.

Osaka  castle (thành/lâu đài) được xây dựng vào cuối thế kỷ 16, trải qua nhiều  biến cố do chiến tranh, thiên tai dẫn tới tòa thành từng bị phá hủy và  được khôi phục, trùng tu nhiều lần. Kiến trúc lâu đài trung tâm có 5  tầng ở phía ngoài và 8 tầng ở phía trong và được xây trên hai bệ đá cao  tựa vào hai vách tường đá dựng đứng, bao quanh bởi hai con hào, vòng  ngoài là dạng công viên với nhiều cây xanh bao phủ trong khuôn đất rộng  đến 1km vuông. Từ các lối vào, bạn có thể chọn đi bộ hoặc mua vé xe lửa  chạy trong công viên với giá 500 JPY/người/khứ hồi.


Osaka castle – một ngày mưa buồn.

Bên  cạnh Main castle có khu nhà hàng để cho du khách nghỉ chân, ăn uống,  mua sắm đồ lưu niệm. Nhóm mình có vào đó để thử món Takoyaki và kem tươi  cũng khá ngon lành.


Ăn Takoyaki bên trong Osaka Castle.

Trời  vẫn tiếp tục mưa và nhanh tối nên mình đã phải cắt bớt lịch trình đi  thăm đền Shitennoji & Harukas 300 để quay trở lại khách sạn, tắm rửa  và chuẩn bị đi ăn tối.


Về ga Morinomiya để bắt tàu quay trở lại khách sạn.

Tối  đến cả nhóm lại tiếp tục đi tàu đến ga JR Namba để đến khu phố đi bộ  Shinsaibashi – Dotonbori nổi tiếng sầm uất bậc nhất Osaka (giống như lên  phố cổ ở Hà Nội), tại đây có rất nhiều cửa hiệu, nhà hàng nên các bạn  có thể thoải mái mua sắm, ăn uống.


Một góc phố đi bộ Dotonbori.

Sau  hơn 30 phút dạo bộ, bọn mình dừng lại ở một quán đồ nướng ven đường.  Quán tuy không to nhưng khá đông khách, mình gọi các set thịt bò, gà kèm  theo rượu sake để nhậu, thịt bò rất mềm và ngậy, nướng lên ăn ngon  tuyệt cú mèo.


Ăn đồ nướng tại Showa Taishu Hormon Dotonbori.

Sau  khi ăn tối xong, các bạn có thể dạo phố mua sắm thêm hoặc lên tàu quay  lại khách sạn. Trên đường về có thể ghé qua cửa hàng tiện lợi 7-Eleven  để mua thêm đồ ăn sáng cho ngày hôm sau như mì tôm, cơm nắm, cơm hộp, đồ  nguội…


Cửa hàng 7-Eleven có bán cả tạp chí, vừa ăn sáng vừa đọc sách báo thì còn gì bằng.

* Kyoto

Kyoto  là một trong các cố đô của Nhật Bản nổi tiếng với nhiều đền chùa như  Fushimi Inari Taisha (đền nghìn cổng), Kiyomizu-dera (chùa thanh thủy),  Kinkaku-ji (chùa vàng), Higashiyama Jisho-ji (chùa bạc), Byodoin (ngôi  đền có hoa tử đằng) và các điểm tham quan khác như Arashiyama Bamboo  Grove (rừng trúc), Heian Shrine Hall (cung điện Heian),  Tetsugaku-no-Michi (con đường triết học), khu phố cổ Gion, Kyoto tower…

Sau  khi ăn sáng, check-out khách sạn Khaosan xong, nhóm mình khởi hành đi  Kyoto. Từ Tennoji (Osaka), chỉ mất 40 phút để đi tàu Hakura Express đến  thẳng Kyoto station, tuy nhiên tàu Hakura Express 30 phút mới có 1  chuyến nên các bạn cần xem trước giờ tàu chạy qua google maps để tránh  nhỡ tàu hoặc đợi chờ lâu.


Chờ tàu Hakura Express ở ga Tennoji.

Sau  khi đến được Kyoto station, bọn mình mua thêm thẻ Kyoto Bus, họ chỉ có  loại 1-day pass với giá 600 JPY/thẻ nên bạn cần mua 2 thẻ cho 2 ngày. Do  Kyoto cũng khá rộng trong khi tàu của hãng JR tại đây bao phủ ít nên sử  dụng hệ thống bus sẽ giúp bạn len lỏi sâu hơn trong phố xá để tiếp cận  được các điểm cần tham quan thuận tiện nhất.


Cả đoàn tại Kyoto Station.

Khách  sạn nhóm mình đặt là Aqua Front Umekoji Guest Apartment Kyoto Ann nằm  gần Kyoto Aquarium, cách Kyoto station gần 1km và có rất nhiều tuyến bus  đi qua nên khá tiện. Sau khi search google maps để tìm phương tiện đến  khách sạn, kết quả sẽ hiện ra nhiều tuyến bus, trong đó có tuyến 205  hướng đi chùa vàng Kinkaku-ji đi qua đó. Do Kyoto station là ga trung  tâm nên điểm dừng xe bus cũng được phân khu đảo giao thông để đón trả  khách, bạn cần xem bảng chỉ dẫn ở đó để biết xe mình cần đi sẽ đỗ ở khu  nào (A1, B2, C3, D4…).


Các xe đi qua ks Aqua Front Umekoji Guest Apartment Kyoto Ann ở đảo B3.

Về  đến khách sạn check-in, cất đồ, chúng mình lại bắt xe quay trở lại  Kyoto station để ăn trưa trước khi lên tàu đi thăm đến Inari với hàng  nghìn cái cổng. Dưới tầng hầm của ga Kyoto là cả một khu trung tâm  thương mại với hàng trăm hàng ăn, món gì cũng có tập trung tại khu Porta  dinning. Bọn mình chia nhau ra, ai thích ăn quán nào thì vào quán đó.


Ăn trưa theo set tại một nhà hàng ở khu Porta Dinning.

Để  đến được đền Inari, chỉ cần đi Nara line (sử dụng JR Pass) 3 bến là tới  nơi. Fushimi Inari Taisha được xây dựng từ đầu thế kỷ thứ 7-8 tọa lạc  dưới chân núi Inari.


Cả nhóm trước cổng đền Fushimi Inari.

Đây  là ngôi đền chính trong hệ thống gồm 32.000 đền thờ thần Inari khắp  Nhật Bản (Inari là vị thần về lúa gạo và cũng được coi như vị thần bảo  hộ cho kinh doanh, sản xuất).


Đền Fushimi Inari Taisei.

Trước  cửa một số đền ở Nhật Bản có bồn rửa sạch bụi trần trước khi vào lễ tạ,  bạn không được cho tay trực tiếp vào bồn mà phải dùng tay phải cầm gáo  múc nước, đưa ra ngoài và rửa cho tay trái, rồi đảo tay rửa cho tay  phải, đổ 1 ít nước vào tay trái đưa lên miệng rồi sau đó dựng đứng gáo  nước lên cho hết nước rồi trả về vị trí cũ.


Rửa tay trước khi vào lễ tạ.

Sau  lưng của đền chính có một dãy các kệ gỗ để treo bảng có ghi rất nhiều  chữ, mình đoán là bảng cầu may mắn do du khách, người viếng thăm chùa  viết lên rồi treo ở đây.


Nơi treo các bảng gỗ cầu may mắn của người viếng thăm chùa.

Đường  dẫn lên đền là hệ thống đường mòn với hàng nghìn chiếc cổng Torii được  sơn màu đỏ cam, mỗi chiếc cổng này là do người dân, doanh nghiệp quyên  tặng do đó mặt sau mỗi Torii sẽ được khắc chữ ghi tên của mạnh thường  quân và ngày tặng.


Bên trong đường mòn bằng hàng nghìn chiếc cổng Torii – đền Inari.

Rời  đền Inari, bạn bắt tàu Nara line quay ngược lại 1 bến và đi bus 207 sau  đó leo bộ khoảng 800m để lên được tới chùa Thanh Thủy Kiyomizu-dera  (đây là đường đi mình tối ưu theo JR Pass và thẻ bus mà mình đang có,  còn tất nhiên bạn có thể bỏ thêm tiền để đi line khác hoặc taxi nếu muốn  nhanh hơn).


Một trong rất nhiều cửa hàng 2 bên đường đi bộ lên chùa Kiyomizu-dera.

Sau  20 phút leo dốc, bạn sẽ đến được khu vực cổng chùa, các bạn có thể thuê  kimono tại của các hàng 2 bên đường để thỏa sức tạo dáng trong bộ trang  phục truyền thống của phụ nữ Nhật Bản.


Các thiếu nữ mặc kimono chụp hình ở cổng chùa.

Tuy  nhiên để vào được sảnh chính, các bạn phải mua vé tham quan với giá 400  JPY/người. Sảnh chính có mái hiên lớn, được đỡ bởi những cây cột cao,  nhô ra trên sườn đồi, tạo một cảnh quan ấn tượng. Toàn bộ cấu trúc của  chùa hoàn toàn không sử dụng chiếc đinh nào.


Vé tham quan chùa thanh thủy Kiyomizu-dera.

Tuy  nhiên, điều mình buồn nhất khi bước vào trong đó là sảnh chính đang  được quây kín lưới để trùng tu và mùa đẹp nhất để tham quan  Kiyomizu-dera là mùa thu lá đỏ. Do đó, nếu bạn đi mùa này thì có thể bỏ  qua địa điểm này nếu không muốn ra về tay không. Thôi thì không ngắm  được cảnh thật, bạn có thể ngắm những bức hình được đóng khung treo to  đùng trong điện, mình cũng cố vớt vát chụp lại 1 tấm để làm động lực  phục thù vào dịp khác nếu có cơ hội quay lại Kyoto.


Một bức hình chụp Kiyomizu-dera vào mùa thu treo trong sảnh chính.

Đi  xuyên qua sảnh chính là con đường mòn dẫn đến một tòa tháp nằm ở quả  đồi bên cạnh, nét đặc trưng của đền chùa bên này là các tòa tháp nhiều  tầng sơn màu đỏ cam khá nổi bật.


Tòa tháp nằm trên đường mòn sau chính điện Kiyomizu-dera.

Kiyomizu-dera  được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 8 với nhiều lần bị cháy và được xây  dựng lại vào năm 1633. Kiyomizu-dera được lấy tên dựa theo thác nước  chảy ra từ ngọn núi gần đó, trong đó Kiyomizu mang nghĩa thanh thuỷ –  dòng nước trong lành. Bên dưới hội trường chính là thác nước Otowa  (Otowa no taki), nơi ba dòng suối nhỏ chảy vào một cái ao. Du khách có  thể chạm tay vào và uống nước ở ao, điều được cho là sẽ giúp thực hiện  điều ước, ngoài ra còn sẽ sống lâu, khỏe mạnh và thành công hơn.


Thác nước Otowa, nơi 3 dòng suối nhỏ chảy vào.

Rời  khỏi chùa thanh thủy, bọn mình lại đi bộ xuống chân núi để bắt bus đến  khu phố cổ Gion, dọc 2 bên đường có rất nhiều hàng ăn, đồ hoa quả trông  rất bắt mắt.


Một cửa hàng dâu tây trên đường xuống núi ở Kiyomizu.


Một cửa hàng lưu niệm ở Kiyomizu.

Đến  với Gion, nơi đây vừa có nét cổ kính nhưng cũng đôi khi xuất hiện vẻ  hiện đại của nhiều bar/club nơi tấp nập các cô gái trẻ đi ra đi vào.


Một dòng suối nhỏ chảy trong lòng khu phố Gion.

Đâu đó vẫn xuất hiện cảnh dòng người xếp hàng để đợi có chỗ ngồi trong một quán ăn mà mình đoán chắc là ngon lắm.


Dòng người xếp hàng trước một quán ăn.

Do không đợi được xếp hàng nên cả đoàn tiếp tục đi dạo và chọn một quán ăn bất kỳ mới mặt tiền khá bắt mắt.


Nhà hàng mặt tiền đẹp nhưng đồ ăn bình thường mà lại đắt.

Tuy  nhiên sai lầm là đây, đồăn ở đây không có gì ấn tượng mà nói thẳng ra  là quá bình thường trong khi giá thì cực đắt, thịt bò không biết có phải  bò Kobe không nhưng với cái giá 13.200 JYP/400g mà ăn thì dai chứ không  mềm như buổi tối ở Osaka.


Lang thang tìm hàng ăn ở phố Gion.

Sau  khi ăn tối xong, mình quay trở lại khách sạn nghỉ ngơi trong khi một số  chị em khác lại tranh thủ đi dạo phố, shopping, trời thì trở lạnh.


Một cửa hàng lưu niệm ở khu phố Gion.

Buổi  sáng ngày thứ 3, sau khi ăn sáng xong cả nhóm bắt xe bus để quay lại  khu Kyoto station mua sắm. Đường xá ở Kyoto khá to, sạch và đẹp, lưu  lượng xe lưu thông cũng ở mức vừa phải chứ không nói đến là khá ít. Có  lẽ là do ở Nhật họ sử dụng phương tiện công cộng như tàu điện, bus là  chủ yếu nên xe cộ trên đường phố cũng hạn chế khá nhiều.

Kyoto  station mở cửa các cửa hiệu khá muộn (9h) và không có nhiều hàng  lớn nên bọn mình lại lang thang sang Aeon Mall gần đó để mua thêm quần  áo rét cũng như tranh thủ shopping luôn.


Aeon Mall gần Kyoto station, nơi có đủ các thương hiệu nổi tiếng.

Sau  đó, cả đoàn quay trở lại hành trình khởi hành đi chùa vàng Kinkaku-ji.  Bạn có thể bắt bus 205, mất 40 phút từ Kyoto station sẽ đến được thẳng  chùa vàng luôn. Vé vào cửa tham quan ở đây là 400 JPY/người.


Vé tham quan Kinkaku-ji 400 JPY/người.

Chùa vàng được bao quanh bởi ao (hồ) nước và được rào kín bằng lan can tre cho du khách xếp hàng để chụp ảnh.


Mặt trước của Kinkaku (Kim các).

Kinkaku-ji  tiếng hán việt là Kim các tự, tức là chùa gác vàng. Chùa được xây dựng  vào cuối thế kỷ 14 và cũng từng bị đốt cháy rụi vài lần sau đó được xây  dựng lại và lần gần đây nhất là năm 1955.


Kinkaku-ji (chùa gác vàng, gọi tắt là chùa vàng).

Ngôi  gác có ba tầng soi bóng xuống ao Kyoko-chi (Kính Trì, tức “ao Gương”).  Vách gác hai tầng trên đều dát vàng lá, ánh lên rực rỡ nên gác mới có  tên là Gác Vàng. Kinkaku (Gác Vàng) trong khuôn viên chùa chỉ là một  trong nhiều công trình kiến trúc ở chùa.


Cận cảnh mặt sau của Kinkaku.

Màu vàng nổi bật của Kim các tự khiến nó càng đẹp hơn về mùa đông khi mà tuyết đã rơi trắng xóa xung quanh.


Một bức ảnh chụp Kinkaku-ji vào mùa đông được treo tại chùa.

Sau  khi ăn trưa ở một nhà hàng nhỏ gần Kinkaku-ji xong, nhóm mình lên xe  bus quay ngược về Emmachi station để bắt tàu JR San-in line đi rừng trúc  Arashiyama.


Đợi tàu San-in line ở Emmachi Station.

Đi  tàu 15-20 phút để đến được bến Saga-Arashiyama, mình có gặp một cặp đôi  đang chụp hình cưới khá dễ thương ngay bên vách kính ngược nắng của nhà  ga trông thật long lanh.


Đôi bạn trẻ đang chụp hình cưới tại Saga-Arashiyama station.

Tiếp đến chúng tôi phải đi bộ thêm 800m qua những con phố nhỏ trước khi vào rừng trúc Arashiyma.


Một ngôi đền nhỏ trên đường đi xếp nhiều chồng đá trước cửa.

Băng qua 1 đoạn rừng trúc nhỏ, bạn sẽ thấy lối rẽ bên tay phải là ngôi đền Nonomiya.


Đền Nonomiya.

Rẽ bên trái là con đường mòn đi sâu vào rừng trúc Arashiyama, nơi có cả một quần thể đền chùa, công viên…


Cả đoàn check-in tại rừng trúc Arashiyama.

Đi bộ tiếp khoảng 300-400m để đến được đoạn đường mòn thần thánh với các cây trúc thẳng tắp vút lên tận trời xanh.


Đoạn đường mòn giữa rừng trúc mà du khách vẫn hay check-in.

Ánh  nắng chiều chiếu ngang sẽ làm tán lá trên những ngọn trúc chuyển sang  màu vàng óng, rực rỡ nổi bật trên nền trời. Bạn cũng có thể đợi ở đây  tới buổi tối, cả con đường sẽ được bật đèn hắt long lanh, luồng ánh sáng  sẽ đi từ dưới đất hướng lên khác hẳn với ban ngày.


Con đường mòn đi xuyên rừng trúc.

Đi  hết rừng trúc, rẽ phải bạn sẽ gặp một ngôi làng nhỏ khá yên tĩnh. Bạn  có thể tiếp tục đi dạo, hòa mình vào thiên nhiên tại đây.


Hồ nước phía sau rừng trúc Arashiyama.

Bạn  có thể tham quan thêm các ngôi chùa, công viên khu vực quanh đây hoặc  quay lại cổng vào rừng trúc để thưởng thức những món ăn đường phố.


Quán đồ ăn vặt ngay cổng vào khu rừng trúc Arashiyama.

Hoặc thỏa sức tạo dáng bên những cây lá phong xanh mướt hai bên đường của ngôi làng.


Những cây phong xanh mướt đầu hè.

Đến  chiều tối, không đợi được rừng trúc lên đèn, cả nhóm lại bắt tàu quay  thẳng về Kyoto station với chuỗi nhà hàng ở khu Porta dinning để ăn tối.  Nhà hàng Machiya khá đông khách với món các món thịt bò nướng tảng nóng  hổi trên khay nướng tại bàn kèm bia tươi ngon tuyệt.


Ăn tối tại nhà hàng Machiya, Kyoto station.

*Tokyo

Tokyo  là thủ đô của Nhật Bản và là một trong các thành phố lớn nhất thế giới,  với dân số trên 13 triệu người trong vùng thủ đô (Metropolis) nói riêng  và vùng đô thị Tokyo nói chung là trên 38 triệu người. Với dân số đông  đúc như vậy, hệ thống tàu điện của Tokyo trong thành phố nổi tiếng là  bận rộn bậc nhất trên thế giới.


Một góc Tokyo nhìn từ trên cao (Tokyo Skytree).

Cũng nhờ hệ thống tàu điện dày đặc mà đã giảm tải không ít cho hệ thống giao thông đường bộ trên mặt đất ở Tokyo.


Đường phố Tokyo nhìn từ ga Shimbashi.

Sáng  ngày thứ 4, cả team check-out khách sạn từ sớm và đến ga Kyoto để bắt  tàu cao tốc Shinkansen (hay còn gọi là Bullet train vì mũi tàu có hình  viên đạn). Tàu di chuyển với vận tốc lên đến 270km/h, bạn chỉ mất khoảng  >2h30p để lên đến Tokyo và mất thêm 20p để chuyển sang tàu nội đô để  về khách sạn. Bọn mình ở khách sạn Khaosan World Ryogoku, sau khi  check-in cất đồ xong cả nhóm đi ăn trưa tại một nhà hàng đối diện ga để  thuận tiện cho đi chơi cả ngày luôn.


Ăn cơm lươn tại nhà hàng đối diện ga Ryogoku.

Sau  khi ăn trưa xong, nhóm mình lên tàu đi ra vịnh Odaiba nằm ở phía Đông  Nam Tokyo. Từ ga Shimbashi bạn sẽ phải đi một line tàu tư nhân có trả  phí mà không sử dụng được JR Pass hay Tokyo subway ticket.


Một vài bạn trẻ đang cosplay thành thú bông.

Odaiba  là một đảo nhân tạo lớn ở vịnh Tokyo được xây dựng vào cuối thế kỷ 19.  Đây là nơi tập trung nhiều trung tâm mua sắm, giải trí, bảo tàng, nghiên  cứu khoa học, công viên, khu vui chơi.

Bên  bờ vịnh Odaiba có một bản sao của tượng nữ thần tự do với cây cầu vồng  phía sau. Bạn có thể thoải mái vui chơi, tắm nắng, chụp ảnh ở đây mà cứ  ngỡ như đang ở Manhattan – Mỹ.


Odaiba Statue of Liberty.

Đi  theo con đường lát gỗ phía dưới tượng nữ thần tự do sẽ dẫn ra bến tàu,  nơi phía xa là chiếc cầu mang tên Cầu Vồng vượt biển nối liền giao thông  giữa Tokyo và Odaiba.


Bến tàu khá rộng, đầy nắng và gió rất phù hợp cho đi dã ngoại.


Bến tàu vịnh Odaiba.

Rời  khỏi vịnh Odaiba, cả nhóm quay lại ga Shimbashi và bắt tàu Ginza line  về thẳng Asakusa để thăm chùa Sensoji. Từ ga Asakusa, bạn sẽ phải đi bộ  thêm khoảng 400m xuyên qua con phố với nhiều cửa hàng tấp nập bán đủ  thứ.


Phố đi bộ Asakusa.

Senso-ji  là một ngôi chùa cổ nằm ở Asakusa, đây là ngôi chùa cổ nhất của Tokyo,  và là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất ở đây.


Toàn cảnh chùa Asakusa Sensoji.

Ngôi  chùa được xây dựng dành riêng cho việc thờ phụng Quan Thế Âm Bồ Tát  (Kannon trong tiếng Nhật). Theo truyền thuyết, một bức tượng của Quan Âm  đã được tìm thấy trên sông Sumida trong năm 628 bởi hai ngư dân. Trưởng  làng thời đó đã công nhận sự thiêng liêng của bức tượng và ông đã tu  sửa ngôi nhà của mình thành một ngôi chùa nhỏ ở Asakusa, để người dân có  thể thờ phụng Kannon (Quan Âm). Từ điện chính nhìn ra bên tay phải là 1  tòa táp cao 5 tầng với đỉnh mạ vàng rực rỡ.


Tháp 5 tầng, kiến trúc điển hình sơn đỏ của đền chùa Nhật Bản.

Tối  đến, cả nhóm di chuyển sang khu Shinjuku, đây là một trong các khu vực  sầm uất nhất ở Tokyo vô số cửa hiệu, nhà hàng, bar/club, khách sạn cùng  dòng người tấp nập đi ăn, đi chơi.


Một dãy phố đi bộ ở Shinjuku.

Bọn  mình ăn tối tại nhà hàng thịt nướng (Yakiniku) ở gần ga  Higashi-shinjuku. Nhà hàng khá đông nên bạn phải xếp hàng chờ khoảng 30  phút để đến lượt. Đồ ăn có đủ loại bò, lưỡi, gân, gà phomai… với giá khá  hợp lý.


Ăn tối tại một nhà hàng Yakiniku – Shinjuku.

Ăn  tối xong bọn mình lại tiếp tục dạo phố rồi quay trở lại khách sạn nghỉ  ngơi. Sáng ngày hôm sau, team mình chia làm 3 nhóm. Nhóm đi xem đấu giá ở  chợ các từ sáng sớm, nhóm đi Harajuku – Shibuya, nhóm đi Tokyo skytree  và công viên giải trí.


Phố đi bộ ở Harajuku.

Harajuku  cũng là khu phố khá sầm uất với đủ cửa hiệu thời trang, nhà hàng giống  như khu Shinjuku. Có nhiều bạn trẻ sẵn sàng xếp hàng cả tiếng đồng hồ để  được vào mua một sản phẩm thời trang mới ra mắt.


Dòng người xếp hàng dài trước một cửa hiệu thời trang ở Harajuku.

Bên  cạnh Harajuku là Meiji-jingu. Bạn sẽ phải đi bộ khoảng 500m xuyên qua  con đường mòn rợp bóng cây xanh để đến được đền chính. Ngoài lối vào  cũng có chiếc cổng Torri khá to, tuy nhiên không được sơn đỏ cam như  cổng các nơi khác. Mình có hỏi thì được biết, cổng Torri đại diện cho  Thần Đạo, tuy nhiên ở đền Meiji là thờ Thiên Hoàng nên Thần Đạo sẽ phải  xếp sau nên cổng sẽ không được sơn và cũng phù hợp với tone màu của cả  quần thể.


Cổng vào đền Meiji.

Dọc con đường vào là khu trưng bày các thùng rượu Sake từ rất nhiều loại gạo khác nhau.


Các thùng rượu Saka được trưng bày bên đường vào đền Meiji.

Meiji-Jingu  là một ngôi đền thờ thiên hoàng Minh Trị Meiji-Tenno và Hoàng Thái Hậu  Shōken-kōtaigō. Jingu là một ngôi đền được nhiều người biết đến và chủ  yếu thờ phụng tổ tiên của hoàng thất, thiên hoàng… , đây là điểm khác  với những ngôi đền thông thường.


Đền Meiji Jingu.

Ngoài  cửa đền có một khu shop nhỏ bán các là bùa, em gái mình có mua tặng  luôn một lá bùa bình an, hy vọng nó luôn phát huy tác dụng.


Bùa bình an tại đền Meiji.

Thật  may mắn khi được tận mắt chứng kiến một lễ rước dâu truyền thống của  Nhật Bản được tổ chức trong chính khuôn viên của đền Meiji.


Cô dâu – chú rể trong bộ trang phục cưới truyền thống.

Cả  đoàn người hiếu kỳ dàn hàng đứng quay phim, chụp ảnh khi đám cưới đi  qua với cô dâu – chú rể, quan viên hai họ, bạn bè cố hữu gần xa.


Dòng người xếp hàng chờ xem đám cưới truyền thống ở đền Meiji.

Đến  trưa, bọn mình bắt tàu sang khu Shibuya để ăn trưa. Shibuya cũng nối  tiếng là khu trung tâm thương mại, giải trí sầm uất với mật độ đông  người nhất nhì Tokyo.


Ngã 5 Shibuya thần thánh.

Trong  một lần đèn xanh đỏ, sẽ có cả nghìn người cùng lúc đi bộ ngang, dọc,  chéo qua ngã 5 Shibuya thần thánh này. Bạn của có thể ngồi cafe ở một  quán nào đó trên cao để ngắm được toàn cảnh của ngã 5 Shibuya này, nhưng  theo mình thì nên xuống đường để thử cảm giác hòa mình cùng dòng người  đang xếp hàng để chờ qua đường phía sau kia.

Đi  bộ khoảng 400m từ ga Shibuya, nhóm mình đến ăn trưa tại nhà hàng Nabezo  trên tầng 6 tòa nhà Shibuya BEAM. Buffet lẩu bò có giá từ 2.600  JPY/người, buffet bia tươi có giá 1.500 JPY/người, kem tươi thì free  thoải mái. Đồ ăn nói chung là khá ngon và giá hợp lý.


Buffet lẩu bò tại nhà hàng Nabezo – Shibuya.

Trong  lịch trình ban đầu cả nhóm dự định đi thăm hoàng cung Imperial Palace ở  gần Tokyo station. Tuy nhiên qua nhiều ngày đền, chùa, lâu đài với nét  kiến trúc tương đối giống nhau trong khi mọi người đang đứng giữa thiên  đường mua sắm, vì vậy tất cả chia nhau ra ai thích shopping ở đâu thì đi  tự do.

Từ bé đến giờ, dùng bao đời  điện thoại nhưng đây là lần đầu tiên mình được bước chân vào Apple  store, phải công nhận là phục vụ rất chuyên nghiệp, mua hàng nhanh  chóng.


Bên trong Apple store ở Shibuya.

Được  cái visa du lịch nên khi mua điện thoại được khấu trừ thuế trực tiếp  luôn, giá mua bên này rẻ hơn ở Việt Nam được vài triệu đồng.

Trong  lúc lang thang dạo phố ở Shibuya, mình đã bắt gặp đoàn đua xe Mario  chạy qua, tưởng như chỉ có trong trò chơi điện tử của Sega nay gặp ngoài  đời thực.


Đội đua xe Mario ở Shibuya.

Do  đi cùng một số chị em nên ngoài shopping, bọn mình cũng có ghé vào hàng  trà sữa. Gongcha ở Nhật cũng khá đông khách, phải xếp hàng dài để chờ  đến lượt vào mua.


Xếp hàng mua trà sữa Gongcha ở Shibuya.

Ở một diễn biến khác, team Skytree đã đang vi vu ở tòa tháp cao nhất Nhật Bản.


Tokyo Skytree.

Tokyo  Skytree là một tháp phát sóng, nhà hàng, và quan sát tại quận Sumida.  Tháp là cấu trúc cao nhất tại Nhật Bản với độ cao là 634,0 mét (2.080  ft) do vậy trở thành tháp cao nhất trên thế giới và là kết cấu cao thứ  nhì thế giới sau tòa tháp Buji Khalifa (ở Dubai). Giá vé để lên đài quan  sát là 3000JPY cho sàn 350 và giá 4000JPY cho combo sàn 350+450. Nếu  đặt trước online sẽ có giá rẻ hơn.


Vé lên đài quan sát Tokyo Skytree.

Tiếp  đến là tổ hợp giải trí Tokyo Dome City nằm cách Tokyo station chỉ 15  phút đi tàu. Ở đây bao gồm sân vận động, trung tâm thương mại, khu vui  chơi giải trí…

Tàu lượn siêu tốc mang  tên Thunder Dolphin có vận tốc lên đến 130km/h với địa hình uốn lượn sẽ  mang đến cho người chơi cảm giác rất mạnh.


Tàu lượn siêu tốc Tokyo Dome City.

Ngoài  ra bạn còn có thể tham gia các hoạt động trong nhà như hát karaoke,  chơi bowling, ngắm màn hình 4K ultra siêu rộng, xem đấu boxing… Tối đến,  team Shibuya quay trở về Ryogoku gần khách sạn để ăn tối trong khi team  Skytree lại tiếp tục về rời Dome sang Shibuya để quẩy đến đêm mới về.


Bữa tối cuối cùng ở Tokyo.

* Hakone

Hakone  là một thị trấn thuộc tỉnh Kanagawa – Nhật Bản, nằm cách Tokyo ~100km  theo đường bộ và mất 30 phút để đi tàu nhanh Shinkansen từ Tokyo station  đến Odawara station. Bạn sẽ mất thêm 01 tiếng chuyển tiếp 2 lượt tàu  của Hakone tozan line để đến được Gora station, trung tâm của Hakone.

Hakone  nằm trên núi cao nên có địa hình đồi núi dốc, khách sạn bọn mình đặt là  Yutorelo-an ANNEX nằm ở lưng chừng đồi, bạn có thể leo bộ gần 1km từ  Gora station hoặc đi cablecar (một loại tàu điện leo núi có cáp kéo).


Đi tàu leo núi có cáp kéo (Cablecar).

Hakone  nổi tiếng với đỉnh Owakudani – thung lũng địa nhiệt; hồ Ashi (nơi có  thể ngắm được núi phú sĩ); Hakone Tokaido checkpoint (cổng hải quan thời  xưa); Hakone shrine với chiếc cổng thần thánh Peace Torii nằm trên mặt  hồ Ashi; tắm suối nước nóng (onsen); bảo tàng nghệ thuật đương đại  Open-Air Museum và nhiều bảo tàng, đền chùa khác.

Điểm đầu tiên trong lịch trình là đỉnh Owakudani, từ khách sạn mình đi tiếp cablecar để lên được đến bến cáp treo (robeway).

[img]https://cdn3.iviv
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 27, 2019, 10:48:43 AM Gửi bởi conan2001 »
Công ty cổ phần Y Dược Trương Thánh Y, Phòng khám Vương Đạo Khang - chuyên chẩn trị và điều trị các bệnh ung thư theo phương pháp của "Thánh Y"
 


Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
1 Trả lời
2897 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Hai 02, 2013, 04:49:57 PM
Gửi bởi kyniem1704
1 Trả lời
4843 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười 13, 2015, 03:47:44 PM
Gửi bởi heartless
1 Trả lời
3778 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười 15, 2015, 03:49:40 PM
Gửi bởi heartless
0 Trả lời
2988 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 28, 2015, 04:25:38 PM
Gửi bởi heartless
0 Trả lời
1633 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười 05, 2016, 08:38:43 PM
Gửi bởi nhidung

TOUR CHÈO THUYỀN NGẮM LÁ PHONG ĐÀ LẠT 1 NGÀY
Tour: Thám hiểm
1 ngày 0 đêm
250,000
Đặt ngay
Ngắm hoàng hôn và câu mực đêm tại Phú Quốc
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
400,000
Đặt ngay
Nha Trang - Hang Rái - Vĩnh Hy - Bình Hưng - Bình Lập 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
828,000
Đặt ngay
Suối khoáng nóng núi Thần Tài
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
850,000
Đặt ngay
Vinpearl Nam Hội An - khởi hành từ Đà Nẵng
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,100,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác


Mobile View