Hồ Baikal, nằm ở phía nam Siberia, thuộc lãnh thổ Nga, còn được biết đến với cái tên “Con mắt xanh của Siberia”.Với độ sâu 1.637m, Baikal được coi là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới, đồng thời là hồ có trữ lượng nước ngọt lớn nhất thế giới, chiếm xấp xỉ 20% trữ lượng nước ngọt trên toàn thế giới. Theo tính toán, lượng nước này đủ dùng cho cả nhân loại trong vòng 40 năm.
Hồ Baikal là hồ nước ngọt sâu nhất và lâu đời nhất thế giới
Làn nước trong vắt xanh thăm thẳm như chiếc gương soi khổng lồ của tự nhiênRộng 31.722km2, hồ Baikal như chiếc gương khổng lồ với làn nước màu xanh ngọc bích trong trẻo và sâu thẳm, soi bóng những núi đá hùng vĩ cùng lớp lớp bạch dương nối đuôi nhau. Được coi như chốn thiên đường nghỉ dưỡng, cảnh vật quanh hồ vẫn giữ được vẻ nguyên sơ, bên làn nước trong vắt tới mức ở độ sâu hàng chục mét vẫn có thể nhìn thấy đá cuội và sinh vật dưới lòng hồ.
Loài hải cẩu đặc biệt Nerpa Baikal, chỉ sinh sống ở Hồ nàyBên cạnh đó, hồ Baikal còn sở hữu hệ động thực vật vô cùng phong phú, là “nhà” của hơn 2500 loài động thực vật, trong đó có đến 2/3 loài chỉ cư trú và sinh trưởng tại đây. Một số loài động vật quý hiếm nổi tiếng gồm loài hải cẩu có tên gọi nerpa Baikal, loài cá golomianka độc đáo với thân mình trong suốt và không đẻ trứng mà đẻ ra cá con.
Hồ Baikal chiếm 20% trữ lượng nước ngọt của thế giới
Khách du lịch lặn xuống dưới Hồ khám phá hệ động thực vật ở đây
Khung cảnh vùng Hồ vẫn giữ nguyên nét hoang sơVới “tuổi thọ” hơn 25 triệu năm, Baikal còn là hồ lâu đời nhất trên thế giới. Người dân Nga quen gọi Baikal là “Biển Hồ” và đã bầu chọn hồ Baikal là một trong 7 kỳ quan của nước này. Năm 1996, tổ chức UNESCO đã công nhận hồ Baikal là Di sản thế giới.
Cảnh sắc đất trời vào thu tuyệt đẹp ở hồ Baikal
 
H.P
Tổng hợp