Nghề bánh tráng Túy Loan Tuý Loan là một làng cổ nằm cạnh bờ sông Tuý chảy ra sông Hàn, thuộc xã Hoà Phong, huyện Hoà Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 15km về hướng Tây.
"Túy Loan trăm thứ đều ngon
Vừa vừa cái miệng kẻo chồng con hết nhờ”
Nơi này nổi tiếng với bánh tráng mè và mì Quảng từ khoảng những năm 1975. Theo phong tục nơi đây thì trên mâm cỗ ngày lễ, ngày tết không thể thiếu món ăn này. Ngày nay thì món ăn này còn trở thành đặc sản thường ngày trong các quán ăn, nhà hàng phục vụ khách tham quan .
Các cơ sở sản xuất bánh tráng ở Túy Loan hoạt động theo hình thức hộ gia đình, quy mô không lớn , các sản phẩm sản xuất ra là mang đi tiêu thụ ngay. Sản phẩm của làng là bánh tráng nướng, có hình tròn đường kính khoảng 50 cm. Bánh tráng Tuý Loan dày hơn các loại bánh tráng ở nơi khác và chất lượng của bánh tráng được người sử dụng đánh giá rất cao. Nguồn nguyên liệu chính là gạo, được các hộ dân tự sản xuất. Chắc chắn đây là một phần không thể thiếu để tạo nên sự nổi tieengs của món bánh tráng cuốn thịt heo.
Làng đá mỹ nghệ Non NướcCó nguồn gốc lâu đời, xuất phát từ Thanh Hóa, chắc hẳn ai từng đến du lịch Đà Nẵng đều biết đến làng đá mỹ nghệ Non Nước. Hiện nay làm đá là nghề mang lại cho người dân nguồn thu nhập khá ổn định và đóng góp khá lớn vào thu nhập chung của Đà Nẵng, mỗi năm trên 100 tỷ đồng. Mỗi năm, làng nghề cung cấp một số lượng lớn sản phẩm đi khắp nơi trên đất nước trong đó có nhiều công trình lớn như chùa Bái Đính hay làm quà lưu niệm cho du khách nước ngoài.
Trước đây người dân lấy đá ở Ngũ Hành Sơn để làm nguyên liệu cho các tác phẩm của mình, tuy nhiên do việc khai thác có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như ảnh hưởng đến các di tích lịch sử nên thành phố Đà Nẵng đã quyết định cấm khai thác. Để có đủ nguyên liệu người dân phải nhập đá từ Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hòa Bình về để tiếp tục chế tác.
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tiêu biểu như Nguyễn Long Bửu, Nguyễn Việt Minh hay Lê Bền, các tác phẩm từ đá được yêu thích và cùng những vị khách du lịch chu du khắp thế giới, đến Úc, Mỹ hay Anh ... Các sản phẩm của làng nghề cũng hết sức đa dạng và phong phú. Ta có thể dễ dàng bắt gặp những sản phẩm từ bình dị như những chiếc nhẫn, chiếc vòng tay nhỏ nhắn đến nhiều tác phẩm mang đầy tính nghệ thuật như tượng những vị thần, tượng phật ...
Làng nghề nước mắm Nam ÔNói đến nước mắm Nam Ô, có thể nói ngay đây là đặc sản của người xứ Quảng. Làng nghề được hình thành đầu thế kỷ 20, dưới chân đèo Hải Vân thuộc quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Từ lâu thì nước mắm nam ô đã nổi tiếng cả trong và ngoài nước nhờ hương vị đặc trưng và khó quên của món nước mắm này. Nhờ vậy mà các món ăn của không ít gia đình từ bắc đến nam đều không thể thiếu bát nước mắm nam ô, không ít vị khách nước ngoài cũng bị mùi vị này quyến rũ.
Điều đặc biệt tạo nên thương hiệu mắm Nam Ô, có lẽ chính là nằm ở công thức chế biến. Mắm Nam Ô được chế biến từ cá cơm than, đánh bắt vào tháng ba âm lịch (vì có độ đạm rất cao), lựa con vừa phải, và không rửa bằng nước ngọt sẽ làm cá mất ngon, để lâu sẽ bị thối. Chum muối cá phải bằng gỗ mít, dưới đáy chum phải chèn sạn, chổi đót và phải lọc nước mắm bằng chuộc mới đảm bảo nước mắm tinh chất, thơm đậm. Một chum thường chứa được 200-300 kg cá, sau 12 tháng được khoảng 100-150 lít nước mắm loại 1. Còn lại lọc thành nước mắm loại 2, loại 3 bán với giá rẻ.
Và một điều quan trọng nữa là muối ướp cá phải là thứ muối lấy từ Nha Trang (Khánh Hòa), Quảng Ngãi, Bình Thuận, hạt trắng tinh, to, già, được nắng, không bị nước mưa, mang về đổ trên nền xi măng khô ráo, trong năm đến bảy ngày cho chảy hết chất nước đắng, sau đó cho vào vại cất vài năm trước khi đem làm.
Nước mắm nam ô ăn với món gỏi cá nam ô là một sự kết hợp tuyệt hảo, du khách một lần nếm thử sẽ khó có thể nào quên được.
Nghe thôi đã muốn tham gia một
tour đà nẵng rồi.
Nghề làm bánh khô mèNghề bánh khô mè Cẩm Bắc - Hòa Thọ và nghề làm bánh khô mè tại thôn Quang Châu - Hòa Châu có từ những năm 50 của thế kỷ XX.
Bánh khô mè là một loại bánh dùng để thờ cúng tổ tiên vào các dịp lễ hội, tết Nguyên Đán. Có hai loại bánh là khô nổ và khô mè đều được làm từ bột gạo nếp và mè, chỉ khác chiếc áo bên ngoài, khô nổ được áo với bột nếp, khô mè phủ quanh là mè. Chiếc bánh có hình vuông hay chữ nhật, được bao phủ bởi lớp mè thơm phức, qua 7 lần nướng mới tạo nên vị thanh bùi và ngon ngọt… Khi bẻ đôi chiếc bánh, bạn sẽ nhìn thấy đường tơ vàng óng ánh do đường kéo ra mà thành. Và chỉ có những bàn tay khéo léo mới tạo ra được kết quả như thế. Để có thể thưởng thức món bánh khô mè đúng “chuẩn” thì du khách không thể bỏ qua những ngụm trà nóng thơm ngon. Cắn một miếng, thực khách sẽ cảm nhận được độ giòn tan thấm dần nơi đầu lưỡi, chất ngon ngọt và thơm bùi hòa cùng hương trà sẽ lưu lại mãi không quên.
Theo những lão nông đất Quảng, hình thức đầu tiên của loại bánh khô là những hạt lúa, nếp rang, được giã lớn, trộn với đường, xúc ăn bằng lá mít. Nghề làm bánh khô mè từ đó mà phát triển. Từ khi nghề phát triển đã có tổng số 150 hộ sản xuất. Đến nay số lượng các cơ sở sản xuất đã giảm đáng kể chỉ còn khoảng 20 hộ, trong đó có 10 hộ là có sản xuất thường xuyên. Thương hiệu có uy tín nhất trên thị trường hiện nay là Bánh khô mè Bà Liễu. Hộ này đã xây dựng được 03 cơ sở sản xuất thường xuyên và hơn 20 đại lý tập trung ở huyện Hoà Vang và quận Hải Châu.
Ai cần thêm
kinh nghiệm du lịch đà nẵng thì cứ pm mình nhé.