CHIẾN DỊCH BÌNH GIẢ LÀ CHIẾN DỊCH ĐẦU TIÊN CỦA ĐÔNG NAM BỘ
Du lịch Vũng Tàu tìm hiểu về lịch sử chiến tranh với Bình Giã là chiến dịch tiến công đầu tiên trên chiến trường miền Nam. Chiến khu Đ là hậu phương và bàn đạp của chiến dịch?
Dựa trên khả năng thực tế của chiến trường miền Nam, Trung ương Cục đề ra nhiệm vụ năm 1964-1965 là tiến công liên tục, kiên quyết làm thất bại kế hoạch Mác Namara, tạo điều kiện mở ra cục diện mới, tiến lên giành thắng lợi quyết định.
Thực hiện chủ trương này, Quân uỷ và Bộ chỉ huy Miền quyết định mở chiến dịch trên địa bàn miền Đông Nam Bộ; lấy Bình Giã làm điểm quyết chiến của chíên dịch, nên gọi là “chiến dịch Bình Giã”. Bộ Chỉ huy chiến dịch gồm các đồng chí: Lê Văn Tưởng chính uỷ, Nguyễn Văn Bứa chỉ huy phó, Lê Xuân Lựu phó chính uỷ, Nguyễn Hoà tham mưu trưởng.
Chiến khu Đ là hậu phương trực tiếp đồng thời là bàn đạp của chiến dịch quan trọng này.
Để đảm bảo hậu cần cho chiến dịch, các đoàn hậu cần khu vực 81 của Miền tại Chiến khu Đ cùng đoàn quân nhu Khu E và các hội đồng cung cấp tỉnh Phước Thành, Biên Hoà, Bà Rịa chuẩn bị lương thực đảm bảo cho 7.000 quân tập trung huấn luyện tại Chiến khu Đ và hành quân xuống chiến trường. Đoàn hậu cần còn kết hợp với các tỉnh miền Đông thành lập các đội dân công hoả tuyến, thanh niên xung phong tải thương, tải đạn, các đội phẫu thuật cứu chữa thương binh. Trong một thời gian ngắn, được sự giúp đỡ của nhân dân địa phương, ta đã chuẩn bị được 217 tấn gạo, đảm bảo cho chiến dịch mở màn đúng thời gian.
Lực lượng chủ công của chiến dịch gồm 2 trung đoàn: Q761 và Q762 của Miền, từ Chiến khu Dương Minh Châu và Long Nguyên vượt đường 13 tập kết về Chiến khu Đ để học tập chính trị và huấn luyện quân sự. Sau đó 2 đơn vị vượt sông Đồng Nai qua đường 20, đường 1, hành quân liên tục ngày đêm về phía đông và bí mật tập kết ở lộ 2.
Sau khi nghiên cứu kỹ địa hình ở khu vực Bà Rịa, Bộ chỉ huy chiến dịch đề nghị Bộ Chỉ huy Miền chấp thuận mở màn là “ấp chiến lược Bình Giã”, với ý đồ kéo chủ lực địch đến đây để tiêu diệt.
Ấp chiến lược Bình Giã có hơn 400 giáo dân di cư bị địch lừa hỉnh tuyên truyền đầu độc tư tưởng “chống cộng”, đa phần có gia đình là sĩ quan, binh lính nguỵ. Nếu bị ta tiến công, địch buộc phải chiếm lại Bình Giã và giải vây chi khu quân sự Đức Thạnh bằng mọi giá.
Du lịch Hoàng Gia