Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Tín ngưỡng phồn thực với sự giao lưu văn hoá  (Đã xem 4086 lần)

Đã thoát ra dumien

  • Lữ hành cấp 2
  • **
  • Bài viết: 485
Tín ngưỡng phồn thực với sự giao lưu văn hoá
« vào: Tháng Ba 21, 2021, 10:57:35 AM »
TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC VỚI SỰ GIAO LƯU VĂN HÓA
So sánh với tín ngưỡng phồn thực của các dân tộc khác với người Chăm

Người Chăm Bàlamôn và các tộc người khác ở Việt Nam đều là cư dân nông nghiệp nên họ đều có tín ngưỡng phồn thực. Ở mỗi tộc người nó chỉ biểu hiện ở mỗi hình thức khác nhau nhưng cùng có chung ý nghĩa ca ngợi sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật muôn loài và tôn thờ cơ quan sinh sản. Tùy theo mỗi giai đoạn lịch sử mà hình thức tín ngưỡng này có những biến đổi khác nhau. Vì vậy mà những biểu hiện của nó cũng có những nét khác biệt cơ bản. Ở đây chúng tôi không thực hiện khảo sát và so sánh đối với người Chăm Bà ni vì họ không có tín ngưỡng phồn thực.

Thứ nhất: đối với người Việt có hai dạng biểu hiện cơ bản: thờ sinh thực khí và hành vi giao phối. Về việc thờ sinh thực khí giữa người Chăm và người Việt hoàn toàn giống nhau chỉ khác nhau tên gọi khác nhau tên gọi mà thôi. Một bên gọi là linga yoni còn bên kia gọi nõ nường. Đây là hình thức biểu hiện cơ bản mà các dân tộc Đông Nam Á đều có. Cả hai đều có tư duy lưỡng hợp, âm dương và những biểu hiện đều ở dưới dạng tác động của hai cái này với nhau và mang tính ma thuật để hòa hợp từ đó sinh sôi nảy nở cho tự nhiên và con người. Nhưng điểm khá biệt ở đây chính là chỗ sinh thực khí của người Chăm có phần nghiêng về dương tính nhiều hơn và mang tính tôn giáo dưới dạng thờ thần Shiva gắn liền với linga.

Trong khi đó sinh thực khí của người Việt thể hiện hai mặt đối lập nhau giữa âm và dương, đực và cái rõ rệt như chày cối, nõ nường, trống đồng... Một điểm khác biệt nữa là người Việt có thờ hành vi giao phối còn người Chăm chúng tôi khảo sát không thấy có hoặc có nhưng rất ít. Khi giao lưu, tiếp biến văn hóa và ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ tín ngưỡng phồn thực của họ có phần biến đổi trên cơ sở tín ngưỡng bản địa nhưng vẫn giữ được nét văn hóa bản địa. Một điểm khác biệt thứ ba tín ngưỡng phồn thực Chăm biểu hiện qua sinh thực khí rất nhiều còn trong lễ hội dân gian rất ít còn người Việt hoàn toàn ngược lại trong các lễ hội dân gian rất dễ nhận ra biểu hiện của nó và khá rõ như trong lễ hội tùng dí, lễ hội trò trám.. Trên nắp đồng tìm được ở làng Đào Thịnh (Yên Bái) khoảng 5000 năm trước công nguyên, xung quanh hình mặt trời là tượng bốn đôi nam nữ đang giao phối với nhau. Ở thân thạp Đào Thịnh khắc hình những con thuyền nối đuôi nhau, khiến cho hai con cá sấu-rồng được gắn với mũi và lái của chúng chạm nhau trong tư thế giao hoan.

Thứ hai: đối với tộc người thuộc ngữ hệ Mã Lai-Nam Đảo cùng với người Chăm và người Tây Nguyên như người Êđê, người Raglai, người Giarai cũng có tín ngưỡng phồn thực. Hiện nay, khi dựng nhà mồ người dân Tây Nguyên vẫn đặt tượng nam nữ đang giao phối một cách hồn nhiên với bộ phận sinh dục được phóng to. Ngoài ra, có nhiều cột tả cặp vú phụ nữ, thường được làm ở đầu cầu thang lên sàn nhà, tượng trưng cho sự nuôi dưỡng, cảm giác hưng phấn tính dục. Dưới cặp vú thường có khắc họa hoa thị bản lớn hay chặt phác những hình chữ thập sâu với ý nghĩa biểu tả, tượng trưng, cách điệu sinh thực khí nữ.
Cá biệt có tượng người đàn bà khóc mà vẫn nhấn mạnh âm vật một cách rõ ràng, hơn thế lại còn bôi màu đỏ, màu vàng và đen. Tượng thiếu nữ cầm trái bầu lại nghiêng về sự ẩn dụ, sự biểu hiện khát khao tính dục và sinh sôi một cách thuần khiết. Ngay cả chiêng hình bầu có núm nhỏ ở giữa là sự mô phỏng bộ ngực phụ nữ mạnh khỏe, chắc, sung mãn cho nên nó cũng trở thành biểu tượng của người phụ nữ, nói chung. Hơn nữa, họ còn có cả những nghi lễ phồn thực trong lễ thức nông nghiệp. Qua các biểu hiện trên chúng tôi thấy giữa các tộc người Chăm và người Tây Nguyên có những điểm giống nhau ở chỗ cả hai đều có những nghi lễ phồn thực liên quan đến nông nghiệp. Có một điểm khác nhau cơ bản người Tây Nguyên thờ hành động giao phối giống như người Việt với bộ sinh thực khí rất lớn còn người Chăm Bàlamôn không có.
Nhìn chung tín ngưỡng phồn thực của người Việt, người Chăm và người Tây Nguyên đều có những nét giống và khác nhau. Cùng cái gốc văn hóa nông nghiệp nên nguồn gốc, sự hình thành của tín ngưỡng trên và các tín ngưỡng khác đều giống nhau. Và đó chính là những sắc thái, đa dạng của văn hóa tộc người trong nền văn hóa thống nhất Việt Nam.

Trong các tộc người trên tín ngưỡng phồn thực của người Việt và người Tây Nguyên vẫn giữ được những nét nguyên sơ nhất của văn hóa bản địa. Còn cư dân Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận vốn là những người làm lúa nước nên tín ngưỡng của họ trên cơ sở của cái bản địa không thay đổi họ còn tiếp thu những giá trị văn hóa bên ngoài để tạo nên sự khác biệt, độc đáo riêng của họ. Đó chính là nền văn hóa nông nghiệp cùng với tư duy nông nghiệp, quan niệm âm dương thể hiện một cách nhất quán, tín ngưỡng phồn thực Chăm cơ bản vẫn là tín ngưỡng dân gian bản địa rõ nhất.

Đúng như lời nhận xét của GS.VS.TSKH Trần Ngọc Thêm trong công trình “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” (1996/2004), Nxb Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh, tr. 444: "Đối với số đông dân chúng người Chăm thì thần Shiva, tượng linga chỉ là hình thức còn ước vọng phồn thực và lòng sùng kính các nữ thần địa phương, các anh hùng dân tộc truyền thống của mình mới là nội dung"

Trích: "Đề tài NCKH của SV ĐH VH Tp. HCM"





 

 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
2194 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 13, 2008, 05:55:30 PM
Gửi bởi nhantam
0 Trả lời
2059 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Hai 06, 2012, 10:11:01 PM
Gửi bởi caotri
0 Trả lời
1617 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 15, 2014, 03:16:23 PM
Gửi bởi Magazine Bridge
0 Trả lời
746 Lượt xem
Bài mới Tháng Ba 14, 2018, 03:36:58 PM
Gửi bởi dumien
0 Trả lời
2207 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Một 11, 2020, 11:30:56 PM
Gửi bởi Hoi An Private Car

Hòn Khô - Eo Gió
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
660,000
Đặt ngay
Tour Hòn Khô – Eo Gió 1 ngày - QN7
Tour: Thám hiểm
1 ngày 0 đêm
750,000
Đặt ngay
Động Thiên Đường
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
900,000
Đặt ngay
Ngũ Hành Sơn - Hội An
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
460,000
Đặt ngay
Đà nẵng - Huế: thăm cố đô
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
780,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác


Mobile View