Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Sinh hoạt của Nguyễn Ánh tại Xiêm La  (Đã xem 6185 lần)

Đã thoát ra dumien

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 545
Sinh hoạt của Nguyễn Ánh tại Xiêm La
« vào: Tháng Tư 29, 2021, 01:16:12 PM »
Sau hai lần thất bại, vua Xiêm cho chúa Nguyễn và những người theo ông định cư tại phía nam huyện Tonsamrong (ta gọi là Long Kỳ ngoại thành Bangkok), và trợ cấp một khoản tiền là 5 chang [400 bat, không rõ giá trị ngày nay là bao nhiêu] hàng năm. Vua Xiêm cũng tặng cho Nguyễn Ánh những huy hiệu (insignia) bao gồm một khay trầu, một bình nước bằng vàng, một thanh kiếm có khảm vàng và một lọng che cán ngắn.[16] Ðây cũng là những gì mà Nặc Ông Eng (Ấn hay In theo sử ta) – một ông hoàng Chân Lạp khi đó đang được nuôi dưỡng tại Bangkok – được hưởng. Nói chung, chúa Nguyễn được triều đình Xiêm đối xử như một hoàng tử thuộc quốc lưu lạc trên đất nước họ theo đúng nghi lễ bình thường. Ðiều đó cũng dễ hiểu vì chúa Nguyễn lúc này không có đất mà cũng chẳng có dân, chỉ có một đội quân đi theo tương đối ít ỏi, tương lai còn bấp bênh hơn Nặc Ông Eng.

Về sinh hoạt thường ngày, Nguyễn Ánh cũng được lâm triều như một quan lại, di chuyển bằng một chiếc thuyền kiểu Việt Nam có sáu tay chèo và vài tùy tòng đứng cầm lọng. Sử Xiêm La cũng viết thêm là trong triều đình, chúa Nguyễn được xếp tại một sảnh (gallery) phía tây điện Amarintharaphisek (Amarin Throne Hall), ngay trước tổng quản Ngự Lâm Quân (Krom Tamruat). Ông được phép ngồi xếp bằng theo kiểu người Việt, có một thông ngôn là Phra Ratchamontri đi theo. Theo một bức tranh của Thái Lan vẽ cảnh chúa Nguyễn hội kiến với vua Rama I[17] trong điện Amarin năm 1782 còn lưu trữ trong văn khố hoàng gia Xiêm ta thấy miêu tả không sai, tất cả các quan Xiêm La quỳ mọp chắp tay theo nghi thức của họ còn Nguyễn Ánh mặc y phục và đóng khăn kiểu Việt Nam, ngồi xếp bằng ngay trước ngai vàng, đối diện với vua Xiêm (xem hình).

Mẹ và những thân quyến chúa Nguyễn cũng được hưởng một số bổng nhất định. Riêng những người đi theo Nguyễn Ánh thì được phép dong thuyền ra biển đánh cá mưu sinh mà không bị các tàu thuế quan ngăn trở.[18] Sử Xiêm La cũng ghi lại rằng chúa Nguyễn còn huấn luyện cho vũ công Xiêm một số điệu múa cung đình của người Việt mà những vũ điệu vẫn tiếp tục cho đến mãi về sau.[19]
Cũng thời gian đó, ông tiếp tục việc chiêu mộ binh lính, đóng chiến thuyền và ngầm liên lạc với trong nước để tìm đường khôi phục. Một số dư đảng của chúa Nguyễn nổi lên chống lại Tây Sơn nhưng sức yếu nên hoàn toàn không đạt được kết quả gì đáng kể. Cứ theo sử Việt Nam thì vua Xiêm “đối với vua [Nguyễn Ánh] dẫu tình lễ có trung hậu hơn, nhưng sự thực là giữ lại đó mà thôi. Vua thầm tính trong lòng, biết rốt cuộc họ không thể giúp mình được, túng sử có giúp cũng vô ích…”.[20]

Việc này phù hợp với sử Xiêm La nhưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó tình hình thực tế của chính người Thái khiến họ không thể làm gì hơn và cũng e ngại một khi chúa Nguyễn phục quốc rồi thì trở thành một đối thủ cạnh tranh kịch liệt với họ ở phía đông. Trong hoàn cảnh một vương tử thất thế, lực lượng đơn bạc, Nguyễn Ánh cố gắng vận động nhiều nơi nhưng đều gặp trở ngại. Theo ngoại sử, có lần Ðông Ðịnh Vương Nguyễn Lữ đã viết thư sang Xiêm yêu cầu vua Xiêm phải bắt Nguyễn Ánh để nạp cho Tây Sơn (về sau Nguyễn Huệ cũng yêu cầu như thế) nhưng vì lời lẽ trịch thượng khiến cho triều đình Bangkok thêm bất bình và càng ủng hộ chúa Nguyễn.[21]

Năm 1784, vua Miến Ðiện Bodawhpaya đưa mười vạn quân, chia làm năm đạo tiến đánh Xiêm La. Ðể phòng ngự, vua Xiêm điều động khoảng 7 vạn quân, chia ra trấn giữ bốn trọng điểm. Ðạo quân tinh nhuệ nhất do chính Phó Vương (uparat) là em trai vua Rama I chặn địch tại ải Ba Chùa (Three Pagodas Pass) phía tây bắc kinh đô. Cháu vua Rama I là hoàng tử Anurakthewet ngăn địch ở Nakhon Sawan để khỏi tràn xuống đồng bằng. Hai tướng lãnh khác đem quân án ngữ tại Ratburi còn đích thân vua Rama I phải chỉ huy hai vạn quân bảo vệ Bangkok. Tất cả những vị trí trọng yếu đó đều nằm trong một vòng tròn đường kính không quá 300 km. Khu vực Miến Ðiện kiểm soát lại có một giải đất dài kế cận bờ biển nằm sát khu vực phía tây nên việc phòng thủ rất vất vả. Ngay trong thời gian trận Rạch Gầm xảy ra [đầu năm 1785], quân Miến tấn công vào Kanchanaburi nhưng bị lực lượng của phó vương đem quân đánh vào đường tiếp vận ở trên cao phá vỡ. Quân Miến bị cắt đôi nên thiếu lương thực phải rút về. Tuy nhiên các lực lượng khác của Miến ở phía nam vẫn tiếp tục uy hiếp kinh thành Bangkok khiến hai tướng giữ Ratburi bị cách chức.[22]

Trận chiến đầu năm 1785 có thể coi như một trận chiến bản lề đưa Xiêm La vốn dĩ luôn luôn bị thế hạ phong đối với Miến Ðiện nay trở nên đồng tài đồng sức. Xiêm La cũng nhìn ra được những điểm yếu của chính họ khi thấy một số tiểu quốc ở phía nam đã nhanh chóng đầu hàng Miến Ðiện khi bị tấn công. Khu vực này chính là một yếu huyệt vì Miến Ðiện có thể dùng làm bàn đạp đánh lên Bangkok. Cuối năm 1785, Miến lại đem quân đánh Xiêm một lần nữa. Theo sử Xiêm thì “người Xiêm được người Mons và các nhóm tình báo thông tin chính xác về việc quân Miến di chuyển nên vua Xiêm nhanh chóng điều động ba vạn quân lên thượng lưu sông Khwae Noi chận đánh quân Miến. Chỉ trong mấy ngày quân Miến đã bị đánh tan phải bỏ chạy”.[23]

Trong tình hình lưu vong, chúa Nguyễn hết sức tìm cách lấy lòng vua Xiêm, có lẽ sợ lộ chuyện gửi hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu viện.[24] Tuy vua Rama I thông cảm với hoàn cảnh chúa Nguyễn nhưng vua em thì lại không bằng lòng và dường như muốn tìm cách triệt hạ nhóm người Việt. Chuyện đó cũng dễ hiểu nếu chúng ta biết rằng nước Xiêm vẫn là một quốc gia đa chủng (chính anh em Rama I cũng lai người Hoa) và không phải chỉ một lần những nhóm người ngoại quốc cư ngụ tại Bangkok tìm cách lật đổ triều đình Xiêm. Việc đó dẫn đến chuyện vua tôi Nguyễn Ánh tham gia vào trận đánh Miến Ðiện ở Thavoi không biết như một hình thức khổ nhục kế để che mắt hay bị vua Xiêm bắt phải đi theo [như một nghĩa vụ thuộc quốc] để phòng xa việc ông có thể nhân cơ hội kinh thành bỏ trống mà nổi loạn.[25]

Theo Ðại Nam thực lục:
Bính ngọ, năm thứ 7 [1786], mùa xuân, tháng Giêng, vua trú ở hành tại Vọng Các. Tháng Hai, Diến Ðiện do ba đường tiến binh xâm lấn đất Sài Nặc [Chainat] nước Xiêm. Vua Xiêm tự đem quân chống cự, xin vua giúp kế hoạch. Vua nói: “Diến Ðiện cất quân từ xa lại, chở lương đi hàng nghìn dặm, kể đã mệt rồi. Tôi xin giúp sức, đánh chóng hẳn được!”. Vua Xiêm tiến binh ngay. Vua tự đem quân của mình trợ chiến, sai Lê Văn Quân và Nguyễn Văn Thành đi trước, dùng ống phun lửa để đánh. Quân Diến Ðiện sợ chạy, chết không kể xiết, bị bắt 500 người. Vua Xiêm thán phục, trở về đem vàng lụa đến tạ, muốn lại giúp quân cho vua thu phục Gia Ðịnh.

Vua họp các tướng bàn. Nguyễn Văn Thành tâu rằng: “Vua Thiếu Khang chỉ có một lữ còn dựng được cơ nghiệp nhà Hạ. Ta nuôi sức mạnh mà thừa chỗ sơ hở thì việc còn có thể làm được, chứ nếu mượn người ngoài giúp, đưa Di Ðịch vào trong tâm phúc thì sợ để lo về sau. Không bằng cứ yên tĩnh để chờ cơ hội là hơn”. Vua khen phải, việc bèn thôi.[26]

Tuy thường xuyên phải đối phó với Miến Ðiện nhưng công tác xây dựng kinh đô cũng là một ưu tiên cấp bách và hao tốn mà triều đình Xiêm La phải thực hiện. Không bao lâu, Xiêm La dần dần khôi phục sức mạnh và trở nên hùng cường, một mặt vì có vua Rama I là người sáng suốt, mặt khác những đối thủ của họ lại đang trên đà xuống dốc. Miến Ðiện trước đây là mối đe dọa chính của Xiêm thì nay vướng vào những cuộc chiến dai dẳng và tốn kém với Trung Hoa, với người Anh còn Việt Nam thì lâm vào cảnh nội chiến, chia năm xẻ bảy đánh lẫn nhau. Chỉ trong vòng mười năm, nước Xiêm đã bành trướng ảnh hưởng đến tận dãy Trường Sơn và một phần vùng tây bắc Việt Nam ngày nay.

Nguồn: https://nghiencuulichsu.com/2017/09/08/tuong-quan-xiem-viet-cuoi-the-ki-xviii/?fbclid=IwAR3K46oLSOgbLHdRfjo1G8sCAGZ6YFQonsAhgfKGVJ4nUKXGqdw6JmDWlmw
 
The following users thanked this post: thanhnt


Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
3129 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 29, 2008, 07:53:31 PM
Gửi bởi TonyViet
0 Trả lời
2407 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 07, 2008, 06:12:51 PM
Gửi bởi Mr KAO
1 Trả lời
5298 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười 05, 2008, 06:43:35 PM
Gửi bởi caotri
0 Trả lời
2561 Lượt xem
Bài mới Tháng Sáu 04, 2010, 03:14:03 AM
Gửi bởi phuongj_thao
0 Trả lời
2757 Lượt xem
Bài mới Tháng Sáu 29, 2010, 02:24:46 AM
Gửi bởi phuongj_thao

Ngũ Hành Sơn - Hội An
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
460,000
Đặt ngay
Câu cá, lặn ngắm san hô tại Bắc Đảo Phú Quốc 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
450,000
Đặt ngay
TOUR 1 NGÀY: TÀU RỒNG SÔNG HÀN BUỔI TỐI
Tour: Tham quan
0 ngày 1 đêm
120,000
Đặt ngay
Suối khoáng nóng núi Thần Tài
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
850,000
Đặt ngay
Khám phá rừng quốc gia Bạch Mã
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,000,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác


Mobile View