Hội du lịch Việt Nam
  •  Điện Hòn Chén Huế 5 0 5 3
Currently:  

Tác giả Chủ đề:  Điện Hòn Chén Huế  (Đã xem 2776 lần)

Đã thoát ra Hoi An Private Car

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 2
    • Hoi An Private Car
Re:  Điện Hòn Chén Huế
« Trả lời #3 vào: Tháng Mười Một 11, 2020, 11:20:30 PM »
Bài giới thiệu Điện Huệ Nam (Hòn Chén) Rất hữu ích, thank you admin!
 
The following users thanked this post: Culture Pham Travel

Đã thoát ra Best Hue City Tour

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 2
    • Best Hue City Tour
Re:  Điện Hòn Chén Huế
« Trả lời #2 vào: Tháng Mười Một 11, 2020, 10:21:48 PM »
Bài viết rất hay và đầy đủ thông tin nhất về điện Hòn Chén. Xin cám ơn tác giả
Best Hue City Tour
 
The following users thanked this post: Culture Pham Travel

Đã thoát ra Culture Pham Travel

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 1
    • Culture Pham Travel
Điện Hòn Chén Huế
« vào: Tháng Mười Một 11, 2020, 09:13:32 PM »
Giới Thiệu về điện Hòn Chén Huế
Điện Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trản, thuộc làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh TT - Huế. Núi Ngọc Trản xưa có tên là Hương Uyển Sơn, sau mới đổi tên là Ngọc Trản (có nghĩa là chén ngọc ), dân gian vẫn quen gọi là Hòn Chén vì nó có liên quan đến giai thoại về vua Minh Mạng đánh rơi chén ngọc.( tương truyền rằng điện Hòn Chén xưa có tên là Hoàn Chén với ý nghĩa “trả lại chén ngọc”, vì vua Minh Mạng trong một lần lên đây đã đánh rơi một chén ngọc xuống dòng sông Hương, tưởng không cách gì lấy lại được thì bỗng nhiên một con rùa to bằng chiếc chiếu nổi lên ngậm chén ngọc trả lại cho nhà vua. Song, trong các văn bằng sắc phong chính thức của các vua Nguyễn, thì ngôi điện vẫn xuất hiện với tên chính thức “Ngọc Trản Sơn Từ” (đền thờ ở núi Ngọc Trản).)
Hàng năm hai lần vào dịp Xuân tế (mồng 2, mồng 3 tháng 3) và Thu tế tháng 7, Điện Hòn lai tấp nập người trẩy hội Thiên Y A Na Thánh mẫu.
1. Đặc điểm
Ðiện Hòn Chén là nơi ngày xưa người Chàm thờ nữ thần PoNagar, sau đó người Việt theo Thiên Tiên Thánh Giáo tiếp tục thờ bà dưới xưng Thánh Mẫu Thiên Y A Na.
Theo truyền thuyết dân gian Chăm, nữ thần PoNagar là con của Ngọc hoàng Thượng đế được sai xuống trần gian, bà có công lao tạo ra trái đất và các loại gỗ trầm, lúa gạo. Hương mộc và kỳ nam là thứ gỗ tượng trưng cho sự linh hiển của Nữ thần. Bà còn làm tỏa hương gạo ngọt ngào, cổ vũ dân trồng cây bồ đề.
Từ năm 1954, Liễu Hạnh Công Chúa, tức là Vân Hương Thánh Mẫu cũng được đưa vào thờ ở đây. Ngoài ra, tại điện Hòn Chén, người ta còn thờ Phật, thờ Thánh Quan Công và hơn 100 vị thần thánh khác thuộc vào hàng đồ đệ của các thánh thần nói trên. Vua Ðồng Khánh cũng là một trong những đồ đệ ấy. Điện Hòn Chén được vua Minh Mạng cho tu sửa và mở rộng vào tháng 3/1832. Sau đó hai năm, đền lại được trùng tu. Như vậy, xét về mặt tín ngưỡng, điện Hòn Chén bối cục thờ không theo nguyên tắc, mà phối thờ nhiều tín ngưỡng khác nhau .
2. Lễ Hội Điện Hòn Chén
Nghi lễ tại Ðiện Hòn Chén rất long trọng. Dân làng tổ chức tế tại đình, trước ngày Chánh Tế có lễ Nghinh Thần để rước tất cả các vị thần trong làng về đình. Ðám rước Thiên Y A Na Thánh Mẫu từ Hòn Chén đến đình làng Hải Cát tổ chức trọng thể hơn cả. Lễ hội giống như một festival về văn hóa dân gian trên sông Hương, tấp nập những chiếc “bằng” (thuyền kết đôi) với cờ phướn, hương án đủ màu sắc, hành hương về điện Hòn Chén, nơi thờ Thánh Mẫu.
 Ðám rước cử hành trên những chiếc “Bằng”. Trên mỗi bằng có bàn thờ Thánh Mẫu cùng với long kiệu. Trên long kiệu có hòm sắc của vua ban Thánh Mẫu,
Liền kế đó là một bằng khác có bàn thờ, kiệu và hòm sắc của nhị vị Thượng Ngàn và Thủy Cung Thánh Mẫu.
Sau đó là những chiếc bằng chở các tự khí, tàn tán cờ quạt. Long kiệu của Thánh Mẫu là kiệu thêu, do các trinh nữ ăn mặc sặc sỡ khiêng, còn các bà, người mang bình hương, ống trầu, bình trà, hòm đựng đồ trang sức, kẻ mang cờ, biển, tàn, lọng, gối, quạt…
Các thanh niên thì vác các đồ lễ bộ, bát bửu và các tự khí khác. Ðám rước đầy màu sắc rực rỡ, không khí trang nghiêm.
Khi đoàn ghé bến, đám rước chuyển từ sông lên bộ, đi cho đến đình làng Hải Cát, có phường bát âm đi sau kiệu. Trong lúc đoàn bằng khởi hành từ bến trước Hòn Chén điện, các bà đồng đã cùng nhau lên đồng ngay ở chiếc bằng có bàn thờ Thượng Thiên Thánh Mẫu. Những cuộc lên đồng hầu bóng tiếp tục cho đến khi đoàn bằng đi tới bờ, nơi đám rước chuyển từ sông lên bộ. Dân làng đi theo đám rước cùng với các thiện nam tín nữ.
Nghinh thần xong, dân làng làm lễ Túc Yết (tức yết kiến kính trọng) theo nghi thức cổ truyền. Suốt đêm, trên mặt sông Hương và có khi ở trước đình làng là các cuộc hát thờ, hầu đồng, hầu bóng. Sáng ngày hôm sau là lễ chánh tế, tổ chức từ 02h-05h00 sáng. Sau đó là lễ Tống thần. Mặt sông Hương lại bùng lên với âm nhạc tưng bừng, hàng trăm chiếc thuyền, bằng chen chúc, những bộ lễ phục rực rỡ.
Sau lễ tế là lễ rước Thánh Mẫu diễn ra vào ban đêm trên sông Hương. Đám rước đi từ điện Hòn Chén tới đình làng Hải Cát trên những chiếc thuyền được ghép lại thành bè với đèn nến sáng trưng, cờ xí sặc sỡ. Trên bè là đông đảo thiện nam tín nữ trong trang phục khăn chầu, áo ngự lộng lẫy, muôn màu, muôn vẻ trông như những ông hoàng, bà chúa đời Nguyễn. Đám rước đem theo bàn thờ Thánh cùng long kiệu Thánh Mẫu và hòm sắc vua phong, cùng các khí tự như tán, tàn, cờ, quạt; đội hầu bóng, những người phục dịch và khách hành hương. Đám rước sôi động trong tiếng nhạc của phường hát văn và phường bát âm. Tiếp đó là tế Túc Yết, hát thờ, lên đồng hầu bóng diễn ra suốt đêm.
Sáng hôm sau là lễ đại tế tại đình. Buổi chiều các kiệu rước lại long trọng trở về điện Hòn Chén. Đêm kết thúc hội có lễ phóng sinh và thả đèn.
Trải qua những thăng trầm lịch sử, những năm gần đây lễ hội này đã được phục hồi theo các tập tục truyền thống mang đậm màu sắc văn hóa dân gian địa phương. Lễ hội điện Hòn Chén còn được gọi là Lễ Vía Mẹ, không chỉ là của những tín đồ Thiên Tiên Thanh Giáo, mà còn là của những người theo đạo thờ Mẹ, đạo hiếu, đạo làm người. Theo ý nghĩa đó, việc phục hồi lễ hội điện Hòn Chén là phục hồi một giá trị văn hóa truyền thống.
3. Giá trị đối với du lịch Huế
Điện Hòn Chén là ngôi điện duy nhất có một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế và đó cũng là ngôi điện duy nhất ở Huế có sự kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian; giữa lễ hội và đồng bóng; giữa văn hóa tâm linh và mê tín dị đoan. Đây cũng là nơi trang trí mỹ thuật đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19.

« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 11, 2020, 09:22:28 PM Gửi bởi Culture Pham Travel »
Culture Pham Travel
 
The following users thanked this post: Best Hue City Tour, Hoi An Private Car, Phong Nha Locals

 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
1 Trả lời
4781 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 17, 2008, 09:40:14 PM
Gửi bởi nhantam
0 Trả lời
1757 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 05, 2008, 11:24:24 AM
Gửi bởi vivian
0 Trả lời
2970 Lượt xem
Bài mới Tháng Chín 23, 2014, 05:57:03 PM
Gửi bởi camheo2023
0 Trả lời
1396 Lượt xem
Bài mới Tháng Sáu 20, 2015, 04:45:57 PM
Gửi bởi tranquang1984
0 Trả lời
1808 Lượt xem
Bài mới Tháng Sáu 06, 2016, 03:59:09 PM
Gửi bởi thegioigameone

Tour miền Tây 2N1Đ (Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ)
Tour: Thám hiểm
2 ngày 1 đêm
610,000
Đặt ngay
ĐÀ NẴNG- HỘI AN - HUẾ - ĐỘNG PHONG NHA
Tour: Ghép đoàn
4 ngày 3 đêm
4,629,000
Đặt ngay
Hòn Móng Tay, Hòn Dăm Ngang hoặc Mây Rút 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
600,000
Đặt ngay
Tour du lịch Sài Gòn (City tour) - Củ Chi 1 ngày
Tour: Văn hóa / Lịch sử
1 ngày 0 đêm
250,000
Đặt ngay
Khám phá rừng dừa Bảy Mẫu
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
480,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác

Chủ đề mới nhất


Mobile View