* Ảnh hưởng tích Cực:
* Sở dĩ Nho giáo vẫn có mặt tích cực trong xã hội Việt Nam ngày nay là vì, nó đã Việt Nam hoá và hoà đồng với nền văn hoá Việt Nam để tạo nên một truyền thống tốt đẹp về tư tưởng, đạo đức và nếp sống
Thứ 1: - Đó là ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và tình cảm đạo đức của mỗi người đối với cộng đồng. Đó là sự hiếu học, coi trọng nhân tài, coi trọng người có học vấn và tôn sư trọng đạo., là sự tích cực nhập thế, tích cực dấn thân vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nước làm cho dân giàu, nước mạnh
Thứ 2: - Nho giáo rất coi trọng tri thức koi trọng học hành, tu dưỡng đạo đức theo Nhân- Nghĩa - Lễ - Tín - Trí, hàng nghìn năm qua nước ta đều lấy nho học làm nền tảng giáo dục. Nội dung của nho giáo là dạy cả đưc lẫn tài. Được thể hiện ở truyền thống hiếu học của dân tộc ta và sự đỗ đạt của các nho sinh thông qua các kỳ thi. Nơi đào tạo nhân tài và tổ chức các kỳ thi đầu tiên của Việt Nam là Văn miếu- Quốc Tử Giám. Nhiều ý nghĩa của đạo đức nho giáo được dân tộc ta sử dụng như:
Thứ 3:- Những tư tưởng trong nho giáo vẫn ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa của dân tộc ta, chịu ảnh hưởng của nho giáo dòng văn minh dân gian làng xã được phổ biến và phát triển, thể hiện ở các cuộc đua, vui chơi, hoa văn trang trí đền chùa...
Thứ 4:- Ảnh hưởng đến thế giới quan nhân sinh quan của con người dẫn đến có những ảnh hưởng trong tư duy sáng tác văn học nghệ thuật. tiêu biểu có Chiếu Dời Đô của Lý Công Uẩn
* Ảnh hưởng tiêu cực:
* Tuy nhiên, những tàn dư của Nho giáo ở Việt Nam hiện nay cũng có những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ trong đời sống xã hội.
Thứ Nhất: Nó đã để lại dấu ấn rõ rệt ở tác phong gia trưởng, ở quan niệm tôn ti đẳng cấp trong các cơ quan xí nghiệp, ở sự thiếu bình đẳng trong quan hệ nam nữ và quan hệ gia đình, ở sự rập khuôn, giáo điều trong công tác nghiên cứu và công tác tổ chức, ở sự coi thường công tác chuyên môn mà chỉ lo tiến thân bằng con đường quan chức…
Thứ Hai: Tư tưởng trọng nam khinh nữ , một người làm quan cả hộ được nhờ, thậm chí việc học tập cũng theo tư thưởng "học tập để làm quan" , cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, phu xướng phụ tòng,v.v.