Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Thanh Hoá: Hướng tới Lễ hội Lam Kinh 2008  (Đã xem 6767 lần)

Đã thoát ra nhantam

  • Lữ hành cấp 6
  • ******
  • Bài viết: 1699
Re: Hướng tới Lễ hội Lam Kinh 2008
« Trả lời #6 vào: Tháng Tám 29, 2008, 10:57:45 AM »
Có hai bài về cái này rồi nè mod:
http://www.vietravel247.com/forumvn/index.php/topic,5008.0.html
http://www.vietravel247.com/forumvn/index.php/topic,5167.0.html


Cảm ơn bạn đã góp ý. Nhưng đây là những bài khác nhau và cũng đã có tính cập nhật thông tin mới nhất. Mình sẽ chuyển những bài này vào cùng trong 1 chủ đề chứ không tách ra thành 3 bài viết như vậy nữa.
 

Đã thoát ra TonTen

  • Lữ hành cấp 1
  • *
  • Bài viết: 57
 

Đã thoát ra nhantam

  • Lữ hành cấp 6
  • ******
  • Bài viết: 1699
Hướng tới Lễ hội Lam Kinh 2008
« Trả lời #4 vào: Tháng Tám 29, 2008, 08:43:01 AM »


Lễ hội Lam Kinh năm 2008 diễn ra tại khu di tích lịch sử Lam Kinh, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) từ ngày 19 đến 21-9 (tức là từ ngày 20 đến 22-8 âm lịch), gắn liền với ba sự kiện lịch sử rất quan trọng, đó là kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 580 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang và 575 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Lê Lợi.

Lễ hội nhằm giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", tri ân công lao sự nghiệp vĩ đại của Anh hùng dân tộc Lê Lợi - Ðức Thái Tổ Cao Hoàng đế, người sáng lập vương triều Hậu Lê, một triều đại tồn tại lâu nhất với hơn 360 năm trong lịch sử.

Tổ chức Lễ hội Lam Kinh khẳng định ý nghĩa to lớn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò của người đứng đầu là Anh hùng dân tộc Lê Lợi. Ông là người đức độ, giàu lòng yêu nước, có tầm nhìn xa trông rộng, đã lãnh đạo thành công khởi nghĩa Lam Sơn, giành lại giang sơn từ ách thống trị tàn bạo của giặc Minh sau mười năm trường kỳ chiến đấu "nằm gai  nếm mật".

Sự nghiệp bình Ngô thắng lợi, ông lên ngôi vua với niên hiệu Thuận Thiên, sáng lập triều Hậu Lê, mở ra một thời kỳ phát triển thịnh vượng của đất nước trong thời kỳ phong kiến tự chủ. Ðức Thái Tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi thi hành chính sự mau lẹ, sáng suốt, nhanh chóng hàn gắn những vết thương chiến tranh, khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quyền lực bộ máy cai trị như định luật, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, đặt quan chức, lập phủ huyện, thu thập sách vở, dựng học đường. Nhờ những cải cách, chính sách tiến bộ nêu trên, cho nên chính sự trong nước yên ổn, kinh tế phục hồi nhanh chóng, đời sống nhân dân no ấm, yên vui. Với tất cả những tài trí, công lao cống hiến và tấm lòng yêu nước, thương dân, Lê Lợi xứng đáng là vị Hoàng đế anh minh, người anh hùng dân tộc vĩ đại mà tên tuổi, sự nghiệp trường tồn cùng lịch sử  dân tộc.

Thọ Xuân, quê hương của người anh hùng dân tộc, nơi có khu di tích Lam Kinh lịch sử, là nơi "địa linh nhân kiệt", giàu truyền thống lịch sử  và văn hóa. Trước Lê Lợi hơn 400 năm, Lê Ðại Hành Hoàng đế cũng là người ở đất Khả Lập (Xuân Lập) đã chỉ huy quân ta đánh tan quân xâm lược Tống năm 981, lập nên triều Tiền Lê. Trong khởi nghĩa Lam Sơn, đội ngũ tướng lĩnh, văn thần tài ba là người Thọ Xuân cũng rất đông đảo như: Lê Thận, Lê Văn An, Lê Thiết, Lê Lĩnh, Lê Sát, Phạn Vấn, Lê Sảo, Lê Văn Linh, Lê Lan, Ðinh Lễ, Ðinh Liệt, Nguyễn Nhữ Lãm, Trần Lựu, Lê Rối, Lê Bôn... Ðội ngũ khai quốc công thần đông đảo này đã lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến trận, có nhiều kế sách, mưu lược hay trong phát triển đất nước. Nhiều khoa thi chọn hiền tài cũng được tổ chức tại đây và Thọ Xuân đã có sáu vị đỗ tiến sĩ.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta thì Thọ Xuân là một trong những địa phương có phong trào cách mạng rất sớm, là địa bàn hoạt động của Ðảng bộ Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hóa trong những ngày đầu tiên. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp  và đế quốc Mỹ, Thọ Xuân đã đóng góp nhiều sức người, sức của. Ngày nay, khu kinh tế Lam Sơn- Sao Vàng đã trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh.

Lễ hội Lam Kinh được tổ chức ngay sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà vào ngày 22-8 năm Quý Sửu (1433) và thi hài được  đưa về an táng tại đất Lam Sơn. Các vua, hoàng hậu triều Lê Sơ cũng lần lượt được  đưa về táng tại đây. Ðất Lam Sơn trở thành sơn lăng của nhà Lê Sơ. Ðể thuận lợi cho việc cáo yết tại lăng miếu, các triều vua đã cho dựng điện và các tòa Thái miếu để thờ cúng. Vì vậy, Lam Sơn được gọi là Lam Kinh. Các sinh hoạt tế lễ được chuẩn bị công phu, bài bản.

Trải qua năm tháng chiến tranh, sự hủy hoại của thời gian và con người, các công trình kiến trúc ở Lam Kinh dần đổ nát, hoang phế. Các sinh hoạt lễ hội cũng bị mai một. Xác định ý nghĩa, tầm quan trọng của di tích Lam Kinh, tỉnh đã đề nghị Chính phủ cho phục hồi, tu bổ, tôn tạo di tích. Năm 1985, hội thảo quốc gia về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn được  tổ chức tại Thanh Hóa nhân kỷ niệm 600 năm Ngày sinh Anh hùng dân tộc Lê Lợi. Nhiều công trình nghiên cứu về Lê Lợi, vương triều Hậu Lê được  xuất bản cũng khẳng định rõ vai trò, vị trí của Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong lịch sử  dân tộc. Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 609/QÐ-TTg về việc phục hồi, tu bổ, tôn tạo  di tích Lam Kinh.

Do phần lớn các kiến trúc bị hủy hoại chỉ còn nền móng nên qua bảy lần khai  quật khảo cổ học một số công trình đã được tu bổ, tôn tạo. Qua 14 năm, ngân sách Nhà nước và tỉnh đã đầu tư hơn 50 tỷ đồng cho các công trình như xây dựng nhà bia, lăng mộ, đường nội bộ, đền thờ Lê Thái Tổ, đền thờ Lê Lai, xây dựng cầu Bạch, nạo vét, kè sông Bạch, hồ Tây, giếng Ngọc, nhà trưng bày, các tòa miếu 4, 5, 6.

Từ 1995 đến nay, lễ hội Lam Kinh được tổ chức thường xuyên hằng năm với quy mô hoành tráng. Lễ hội ngày càng có sức cuốn hút, lan tỏa tới nhiều  vùng, miền, thu hút du khách ở trong và ngoài tỉnh về nơi cội nguồn của vùng đất Lam Sơn lịch sử.

Ðể chuẩn bị cho Lễ hội Lam Kinh 2008 gắn với ba sự kiện lịch sử quan trọng nêu trên, tỉnh Thanh Hóa quyết định lễ hội phải thật sự trang trọng, hoành tráng, thiết thực và hiệu quả, có tính xã hội hóa cao. Lãnh đạo tỉnh tập trung chỉ đạo ngành văn hóa, thể thao và du lịch cùng các ngành liên quan và chính quyền các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, TP Thanh Hóa, dồn sức hoàn thành một số hạng mục cơ bản phục vụ lễ hội như lát sân rồng bao nền bằng gạch bát, gạch vồ sản xuất theo phương thức thủ công trên diện tích hơn 3.000m2, lát đá đường thần đạo trên sân rồng với chiều rộng 5,5m. Ðổ nền bê-tông, lát đá đoạn đường từ nam cầu Bạch ra đến đường 15A (cũ) trước cửa nhà trưng bày; lát đá, gạch đoạn từ sau các tòa miếu lên trước lăng Lê Thái Tổ và từ trước lăng Lê Thái Tổ đến đường 15A (cũ). Rải nhựa đoạn đường từ ngã tư đường 15A (cũ) đến trụ sở xã Xuân Lam; hoàn thành các đồ thờ chính ở ba tòa miếu 4, 5, 6 phục vụ tế lễ, dâng hương trong lễ hội. Ðiều động các đoàn nghệ thuật tham dự lễ hội. Chuẩn bị tốt nội dung kịch bản lễ hội nêu bật ba sự kiện lịch sử  quan trọng nêu trên và gắn với nội dung Ðảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Thanh Hóa phát huy hào khí Lam Sơn trong thực hiện CNH, HÐH xây dựng  quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Tổ chức các chương trình biểu diễn của các đoàn văn công, văn nghệ quần chúng, hội trại các làng văn hóa huyện Thọ Xuân và các hoạt động trưng bày bảo tàng, triển lãm, thư viện, du lịch phục vụ lễ hội.

Lễ hội Lam Kinh năm 2008 góp phần quảng bá truyền thống lịch sử, văn hóa, hình ảnh về con người, thiên nhiên xứ Thanh ở trong nước và nước ngoài, thu hút đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích từ nguồn lực của nhiều cấp, nhiều ngành, các tổ chức xã hội, tầng lớp nhân dân để di tích ngày càng khang trang, là điểm hành hương của du khách trở về cội nguồn lịch sử dân tộc. Thông qua lễ hội tiếp tục khơi dậy, phát huy lòng tự hào về truyền thống quê hương đưa Thanh Hóa bứt phá nhanh trong giai đoạn CNH, HÐH.

 
DOÃN VĂN PHÚ
Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Thanh Hóa
Theo Nhân Dân Online

 

Đã thoát ra nhantam

  • Lữ hành cấp 6
  • ******
  • Bài viết: 1699
Thanh Hóa :Lễ hội Lam Kinh 2008 gắn với 3 sự kiện lịch sử.
« Trả lời #3 vào: Tháng Tám 21, 2008, 12:17:50 PM »
Đến thời điểm này, có thể nói Lễ hội Lam Kinh 2008 đã “đâu vào đó”, các nghi lễ, trang trí cũng như trình tự thời gian, chỉ còn chờ “giờ G” là ngày 22/9/2008 (tức 22/8 Âm lịch) để tưng bừng và trang trọng diễn ra ở “xứ Thanh”. Lễ hội Lam Kinh lần này gắn liền với 3 sự kiện lịch sử rất quan trọng: Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 580 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang và 575 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Lê Lợi. Thế nên, hơn hẳn những năm trước, lễ hội năm nay được tôn vinh ở quy mô cấp tỉnh.

Để chuẩn bị cho lễ hội 2008 gắn với 3 sự kiện lịch sử quan trọng này, tỉnh Thanh Hóa đã dồn sức hoàn thành một số hạng mục cơ bản phục vụ cho lễ hội như lát sân Rồng, bao nền bằng gạch bát, gạch vồ sản xuất theo phương thức thủ công trên diện tích hơn 3.000m2, lát đá đường thần đạo trên sân Rồng với chiều rộng 5,5m. Bên cạnh đó còn đổ nền bê tông, lát đá đoạn đường từ Nam cầu Bạch ra đến đường 15A (cũ) trước cửa nhà trưng bày, lát đá, gạch đoạn từ sau các tòa miếu lên đến trước lăng Lê Thái Tổ và từ trước lăng Lê Thái Tổ đến đường 15A (cũ), rải nhựa đoạn đường từ ngã tư đường 15A cũ đến trụ sở xã Xuân Lam, rồi hoàn thành các đồ chính ở 3 tòa miếu 4, 5, 6 phục vụ tế lễ, dâng hương trong lễ hội. Các đoàn nghệ thuật ưu tú của tỉnh cũng được điều động để tham dự lễ hội. Riêng kịch bản lễ hội đã tươm tất với nội dung nêu bật 3 sự kiện lịch sử quan trọng kia và gắn với nội dung: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Thanh Hóa phát huy hào khí Lam Sơn trong thực hiện CNH, HĐH xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Ngoài lễ dâng hương và các màn nghệ thuật diễn ra trên sân điện Lam Kinh thì các chương trình biểu diễn của các đoàn văn công, văn nghệ quần chúng, hội trại các làng văn hóa huyện Thọ Xuân cũng góp thêm không khí cho các đêm lễ hội. Thêm vào đó còn là các hoạt động trưng bày bảo tàng, triển lãm, thư viện, du lịch phục vụ lễ hội.
 
Từ năm 1995 đến nay, lễ hội Lam Kinh đã được tổ chức thường niên và ngày càng có sức cuốn hút, lan tỏa tới nhiều vùng, miền, thu hút du khách trong và ngoài tỉnh trở về nơi cội nguồn của vùng đất Lam Sơn lịch sử. Ban tổ chức Lễ hội Lam Kinh 2008 hi vọng thông qua lễ hội Lam Kinh 2008 sẽ thu hút được nguồn đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích từ nguồn lực của nhiều cấp, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, người dân để di tích Lam Kinh ngày càng khang trang, là điểm hành hương của du khách trở về cội nguồn lịch sử dân tộc. Đồng thời, thông qua lễ hội Lam Kinh tiếp tục phát huy lòng tự hào về truyền thống quê hương, đưa “xứ Thanh” bứt phá nhanh trong giai đoạn CNH, HĐH để Thanh Hóa trở thành một tỉnh kiểu mẫu.


Theo KTDT
 

Đã thoát ra bin_lin

  • Lữ hành cấp 2
  • **
  • Bài viết: 238
Thanh Hoá: Hướng tới Lễ hội Lam Kinh 2008
« Trả lời #2 vào: Tháng Tám 21, 2008, 10:38:53 AM »
Lam Kinh 2008 - Lễ hội gắn liền với ba sự kiện lịch sử rất quan trọng, đó là kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 580 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang và 575 năm ngày mất anh hùng dân tộc Lê Lợi. Lễ hội được tổ chức vào sáng 21/9/2008 tại sân điện Lam Kinh (Thọ Xuân, Thanh Hoá) với nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật, bên cạnh đó là các hoạt động tổ chức Hội trại các làng văn hoá, trưng bày bảo tàng, triển lãm, thư viện, du lịch phục vụ lễ hội.




Lam Kinh – hay còn gọi là Tây Kinh của Vương Triều Hậu Lê, được khởi công xây dựng từ năm 1433 tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Lam Kinh là nơi phát tích, đồng thời là Thái miếu của Triều đại nhà Hậu Lê gắn với các cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổi tiếng trong  lịch sử dân tộc.

 

Thông qua việc tổ chức Lễ hội Lam Kinh 2008, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thanh Hoá tiếp tục khơi dậy và giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tri ân công lao sự nghiệp vĩ đại của anh hùng dân tộc Lê Lợi. Đức Thái Tổ Cao Hoàng đế người sáng lập vương triều Hậu Lê, một triều đại tồn tại lâu nhất với hơn 360 năm trong lịch sử chế độ phong kiến nước ta. Bên cạnh đó, khẳng định ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thần thánh, khẳng định công lao to lớn của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, một người đức độ, giàu lòng yêu nước, có tầm nhìn xa trông rộng, nên trước cảnh cùng cực, khốn quẫn của muôn dân dưới ách thống trị tàn bạo của giặc Minh ông đã “ngầm nuôi chí lớn” để giành lại giang sơn.

 

Vào ngày mùng hai tháng Giêng năm Mậu Tuất (7/2/1418) trong ngày Tết Nguyên đán, tại đất Lam Sơn, Lê Lợi cùng những người thân tín đã chính thức dựng cở khởi nghĩa, xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp cả nước kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng dưới cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu nước. Gặp bao khó khăn vì lực lượng còn thiếu thốn, song dưới ngọn cờ đại nghĩa “Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã lan toả khắp mọi vùng miền, “hợp trí hợp mưu” của nhân tài cả nước. Sau 10 năm gian khổ “nếm mật nằm gai” bằng lối đánh “lấy ít địch nhiều”, “mưu phạt tâm công” bằng những chiến thắng ở Chi Lăng, Xương Giang, Cần Trạm tiêu diệt hàng chục vạn viện binh giặc, cuối cùng 22/11 năm Đinh Mùi (10/12/1427), tên bại tướng nhà Minh,  Vương Thông đã phải chính thức từ bỏ dã tâm xâm lược, xin rút quân về nước tại hội thề Đông Quan.

 

Ngay sau đó, 15/4/1428, tại điện Kính Thiên, Đông Đô (Hà Nội), thuận theo lẽ trời hợp với lòng người, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, xưng là “ Thuận Thiên thừa vận Duệ văn anh vũ đại vương”, đặt tên nước là Đại Việt, lấy niên hiệu là Thuận Thiên, đại xá thiên hạ ban “Bài cáo bình Ngô”. Với sự nghiệp bình Ngô thắng lợi, chấm dứt 20 năm thống trị tàn bạo của giặc Minh, sáng lập ra triều Hậu Lê (kéo dài hơn 360 năm) mở ra thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất của đất nước trong thời phong kiến tự chủ, Lê Lợi xứng đáng là Đức Thái Tổ Cao Hoàng đế anh minh trong lòng người dân.

 

Lễ hội Lam Kinh được tổ chức từ năm 1433, ngay sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà vào 22/8 (AL) năm Quí Sửu, táng tại đất Lam Sơn. Để thuận lợi cho việc cáo yết tại lăng miếu, các triều vua đã cho xây dựng điện, các toà Thái miếu để thờ cúng, vì thế Lam Sơn được gọi là Lam Kinh.

 

Trải qua bao năm tháng chiến tranh cùng sự huỷ hoại của thời gian, các công trình kiến trúc ở Lam Kinh dần đổ nát, hoang phế, các sinh hoạt lễ hội cũng dần bị mai một. Xác định ý nghĩa, tầm quan trọng của di tích Lam Kinh, tỉnh Thanh Hoá đã đề nghị Chính phủ cho phục hồi, tu bổ, tôn tạo di tích. Qua 14 năm ngân sách Nhà nước và tỉnh Thanh Hoá đã đầu tư trên 50 tỉ đồng cho các công trình như xây dựng nhà bia, lăng mộ, đường nội bộ, đền thờ Lê Thái Tổ, đền thờ Lê Lai, xây dựng cầu Bạch … Từ 1995 đến nay, lễ hội Lam Kinh được tổ chức thường xuyên hàng năm với quy mô hoành tráng, thu hút du khách trong và ngoài tỉnh về nơi cội nguồn của vùng đất Lam Sơn lịch sử.

 

Được biết, để chuẩn bị cho Lễ hội Lam Kinh 2008, tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo các ban ngành dồn sức hoàn thành một số hạng mục cơ bản như lát sân Rồng bao nền bằng gạch bát, gạch vồ sản xuất theo phương thức thủ công trên diện tích hơn 3.000m2, lát đá đường thần đạo trên sân rồng, đổ nền bê tồn, lát đá, gạch sau các toà miếu lên trước lăng Lê Thái Tổ … Bên cạnh đó chuẩn bị tốt nội dung kịch bản lễ hội nêu bật 3 sự kiện lịch sử quan trọng nêu trên và gắn với nội dung Đảng bộ, chính quyền nhân dân các dân tộc Thanh Hóa phát huy hào khí Lam Sơn trong thực hiện CNH, HĐH xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

 

Thông qua Lễ hội Lam Kinh 2008, tỉnh Thanh Hoá cũng mong muốn tuyên truyền nhằm quảng bá truyền thống lịch sử, văn hoá, hình ảnh về con người, thiên nhiên  cũng như phát huy lòng tự hào về truyền thống quê hương của con người xứ Thanh ở trong và ngoài nước.

Nguồn: Website Đảng CSVN
 

Đã thoát ra khidotdh88

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 762
Thanh Hoá: Hướng tới Lễ hội Lam Kinh 2008
« vào: Tháng Tám 17, 2008, 02:14:20 PM »

Hướng tới Lễ hội Lam Kinh 2008, kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 580 năm ngày vua Lê Thái tổ đăng quang và 575 năm ngày mất vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, sáng ngày 14/8/2008, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2008 đã tổ chức họp báo giới thiệu nội dung và các hoạt động diễn ra trong lễ hội.

Tại cuộc họp báo, sau lời khai mạc của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vương Văn Việt, đồng chí Doãn Văn Phú, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Tiểu ban tuyên truyền về Lễ hội Lam Kinh năm 2008, đã giới thiệu khái quát những nội dung chính của lễ hội. Trong đó nhấn mạnh đến công tác tuyên truyền phải nêu bật được mục đích, ý nghĩa của Lễ hội Lam Kinh năm 2008, về thân thế, sự nghiệp của Anh hùng dân tộc Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; tôn vinh công đức và sự nghiệp vĩ đại của Đức Thái tổ Cao Hoàng đế, ông “Tổ Trung hưng thứ hai” của dân tộc Việt Nam; những đóng góp to lớn của nhân dân Thanh Hóa trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc và trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước. Lễ hội là sự kiện văn hóa, du lịch của cả tỉnh và cả nước, do vậy việc tổ chức lễ hội cần hết sức trang trọng, hoành tráng thiết thực và hiệu quả, tạo được dấu ấn sâu đậm trong công chúng toàn tỉnh cũng như cả nước về hào khí Lam Sơn, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của dân tộc, phát huy mạnh mẽ trong công cuộc đổi mới hiện nay.

Theo kế hoạch, lễ hội diễn ra 3 ngày, từ ngày 19 đến ngày 21/9/2008 (tức ngày 20, 21 và 22 tháng 8  Mậu Tý) với phần chính lễ diễn ra tại Khu di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam huyện Thọ Xuân); và một số hoạt động tổ chức tại đền thờ Trung túc Vương Lê Lai (xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc), dâng hương tại Thái miếu nhà Lê và tượng đài Lê Lợi ở thành phố Thanh Hóa. Phần chính lễ sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam sáng 22 tháng 8 âm lịch. Phần hội tổ chức nhiều hoạt động như hội chợ trưng bày, triển lãm các gian hàng quảng bá tiềm năng và sản phẩm du lịch xứ Thanh, hàng thủ công mỹ nghệ và văn hóa ẩm thực; biểu diễn nghệ thuật quẩn chúng và của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp ngợi ca đất nước và con người xứ Thanh, khôi phục lại một số trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống cùng các hoạt động văn hóa - thể thao của các địa phương trong tỉnh tại các điểm di tích.
Nguồn: website báo Thanh Hóa
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
2370 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 14, 2008, 11:20:21 AM
Gửi bởi nhantam
1 Trả lời
3500 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 20, 2008, 09:38:01 AM
Gửi bởi vivian
0 Trả lời
2690 Lượt xem
Bài mới Tháng Chín 25, 2008, 09:15:31 PM
Gửi bởi nhantam
0 Trả lời
6952 Lượt xem
Bài mới Tháng Chín 28, 2008, 06:37:39 PM
Gửi bởi nhantam
0 Trả lời
2034 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười 18, 2008, 11:04:30 AM
Gửi bởi nhantam

Đà nẵng - Huế: thăm cố đô
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
780,000
Đặt ngay
Câu cá, lặn ngắm san hô tại Bắc Đảo Phú Quốc 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
450,000
Đặt ngay
Khám phá rừng quốc gia Bạch Mã
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,000,000
Đặt ngay
Nha Trang - Điệp Sơn 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
768,000
Đặt ngay
Tour du lịch Cần Giờ 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
650,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác


Mobile View