Kinh nghiệm về chuyến đi Bhutan. 🇧🇹
Một trong những đất nước du lịch đắt đỏ nhất Châu Á, mình từng không hiểu lí do. Cho tới khi đặt chân tới, mới hiểu vì sao có những người đến đây rồi trót yêu luôn cả mảnh đất này mà nhiều lần quay lại.
Người dân Bhutan rất hiền lành, khiêm nhường và trọng đạo Phật. Không khí nơi đây trong vắt kể từ khi đặt chân ra khỏi máy bay, và bầu trời đêm dù nhìn từ thành phố cũng thấy rõ cả biển sao trăng. Không có khói bụi ồn ào, không có tiếng còi ầm ĩ. Người ta gọi Bhutan là vương quốc rồng sấm, mình nghĩ đúng hơn nên gọi là vương quốc không vương bụi trần.
🔷 VISA:
Bhutan là nơi không cho phép backpackers (du lịch phượt), mà phải thông qua tourguide có giấy phép trong nước. Visa thường sẽ do những bên tourguide này làm luônxin thay mình luôn, dựa trên số ngày mà mình thiết kế tour đó. Thủ tục cũng khá nhanh, khoảng 1 tuần là đã nhận được e-visa rồi.
🔷 CHI PHÍ:
1) Vé máy bay:
Mình bay từ Kathmandu (Nepal) sang, và sau Bhutan thì bay tiếp qua Hàn Quốc nên phần này sẽ khác nếu mọi người bay từ HN/HCM.
Chiều đến:
Kathmandu -> Paro (được coi là một trong những chuyến bay view đẹp nhất) của Bhutan Airlines giá $300/người.
Chiều về:
Paro -> Incheon của Bhutan Airlines + Thai Airways giá $700/người (bay về HN giá cũng same same).
2) Private Guide + Visa + Thuế Gov:
Mình book private tour cho 2 người, nên có thể sẽ đắt hơn trung bình mọi người đi share theo nhóm. Tuy nhiên, mình thấy với đất nước này thì nên là nơi để tận hưởng, nếu trải nghiệm theo nhóm đông người thì có lẽ sẽ không tận hưởng được hết sự thong dong tự tại và yên tĩnh như đi ít người. Muốn đi đâu đi nơi đó, thích khách sạn nào ở nơi đó, nơi nào đẹp dừng chụp ảnh. Không phải để ý, hỏi ý kiến ai.
Lịch trình mình tự edit thiết kế theo sở thích thấy nơi nào đáng đi, kéo dài 6 ngày. Mình trả 70 triệu cho 2 người, chưa bao gồm khách sạn.
3) Khách sạn/Nơi ở:
Một trong những thứ mình thấy thích nhất là lựa chọn nơi ở ở Bhutan. Tuy đất nước phần lớn còn khá thô sơ có phần mộc mạc, nhưng lại là mảnh đất mọc lên rất nhiều resort đẹp đẽ. Có tới 5 Six Senses tại Bhutan, 5 Aman lodges và nhiều resort trẻ khác.
Tuỳ theo khách sạn mỗi người chọn mà budget mục này sẽ khác nhau. Cá nhân mình đã chọn:
+ Six Senses Thimphu: $1,800/đêm (một trong những nơi chụp ảnh đẹp nhất tại Bhutan, cái đẹp nhất trong cả 5 SS)
+ Dhensa Punakha: $740/ 2 đêm (nơi cao nhất trên đỉnh đồi ở Punakha, ban đêm ngắm sao ko một gợn mây đẹp lắm lắm)
+ Paro Ecolodge: $52/đêm (gần thành phố, thuận tiện cho ngày đầu tiên tới thăm thú Paro).
+ Zhiwaling Heritage: $645/đêm (xa thành phố, nhưng gần với đền Tiger Nest Monastery, tiện cho ngày hiking cuối và khuôn viên thấm đậm bản sắc của Bhutan).
Tổng mình trả cho mục này là $3,237 tương đương 83.1 triệu VND.
4) Các chi phí linh tinh khác:
+ Tắm Hot Stone Bath (đặc trưng của Bhutan): $20 nếu tắm ở nhà dân (farm house), $170 nếu tắm ở Zhiwaling (cá nhân mình thấy vệ sinh hơn và quan trọng là vào mùa đông ấm hơn rất nhiều).
+ Mua đồ lưu niệm
+ Ăn uống (không đáng bao nhiêu vì ngoại tệ Bhutan thật ra rất rất rẻ, chỉ có duy nhất thuế gov đánh vào người du lịch + khách sạn là đắt thôi).
➡️ Cộng toàn bộ các chi phí lại, tổng toàn bộ 6 ngày ở Bhutan mình tiêu hết 205 triệu VND cho 2 người (tương đương ~ 100tr/người).
🔷 CUNG ĐƯỜNG / LỊCH TRÌNH:
Mình đi qua 3 nơi tại Bhutan: Paro - Punakha và Thimphu. Mỗi thị trấn mình dành 2 ngày, và thấy đây là vừa đủ. Ngắn hơn thì sẽ đi như ăn cướp ko được nghỉ, mà dài hơn thì cũng ko còn gì để xem.
🔷 MỘT VÀI FACTS HAY NÊN BIẾT VỀ BHUTAN:
- Ngoại tệ của Bhutan thật ra rất rất rẻ. Thứ duy nhất đắt là thuế chính phủ đánh vào du lịch (do đây là nguồn thu lớn thứ 2 trong đất nước họ). Vì thế yên tâm ra ngoài khách sạn thường mọi thứ sẽ thấy rẻ kinh khủng chứ ko có đắt đỏ 24/7 như tưởng tượng.
- Địa hình của Bhutan vốn là một thung lũng trũng, hạ cánh cần thành thục khúc cua thấp. Vì thế chỉ có duy nhất 2 hãng hàng không được bay vào: Druk Air và Bhutan Air - đều thuộc sở hữu của Bhutan. Cả 2 hãng HK này cũng chỉ có 9 phi công được coi là đủ kinh nghiệm để có thể thực hiện khúc cua an toàn, vì thế nghề phi công ở đây rất được coi trọng và nể phục. Bố và em trai của hoàng hậu nước này cũng đều là phi công.
- Druk Air là thuộc sở hữu của hoàng gia, còn Bhutan Airlines là thuộc sở hữu của doanh nghiệp tư nhân.
- Mức lương trung bình của người dân nơi đây rất thấp, rơi vào khoảng $200-300/tháng. Người trẻ của Bhutan xin học bổng sang Úc du học rất nhiều, vì thu nhập trong nước kém nên đều rất muốn phấn đấu để đi. Có hơn 30,000 người Bhutan sống tại Úc, chủ yếu tập trung ở Sydney.
- Người Bhutan quan niệm thiên nhiên là để chung sống cùng, không phải để lạm dụng cho mục đích trục lợi của con người. Trong thành phố không được phép sát hại động vật để lấy thịt (mà sẽ mua từ Ấn Độ sang), một thân cây muốn đốn trụ đều phải giải trình lí do thoả đáng và nộp thuế rất cao kể cả có được thông qua (thường là không).
- Vị vua trẻ hiện tại (vua thứ 5) mang hoài bão muốn đưa Bhutan vào bước ngoặt chuyển mình, điển hình thông qua thành phố mới tên Gelephu. Nhờ có dự án này, người trẻ Bhutan hiện đang ở nước ngoài sinh sống làm việc giờ bắt đầu muốn quay trở về nước cống hiến sau khi học xong.
- Tuy national sport là archery (bắn cung), nhưng trong Bhutan không được phép giết chóc động vật. Thay vào đó, họ nhập thịt từ Ấn Độ về.
- Trong ngày National Day, Nhà vua có phát biểu sẽ sớm xây dựng Multi-International Airport tại Bhutan, cho phép nhiều hãng bay được phép bay vào (ngoài Bhutan Airlines và Druk Air như hiện tại). Nhiều đường bay thẳng sẽ được mở để đẩy mạnh du lịch, không cần phải bay transit nữa. Hi vọng điều này sẽ đẩy được chi phí tới Bhutan xuống thấp hơn chút so với hiện tại, để nhiều người có thể ghé thăm hơn.
Safe travel. 🇧🇹
Nguồn FB Tran Dang Van Ha (Jamie)