Yeudulich - Bát Tràng là một làng cổ nằm bên sông Hồng, ngay từ đầu làng đã bắt gặp những bình hoa, chậu cảnh, tượng gốm bày la liệt, rải dài theo ngõ ngách khắp làng; cả hàng mộc, thô cho đến những thành phẩm trau chuốt, bóng bẩy, đa hình, đa sắc; cả đồ dân dụng cho đến hàng mỹ nghệ đắt tiền...Ðến Bát Tràng hôm nay, ít có ai ngờ có một thời nghề gốm sứ nơi đây đã có cơ mai một, cả làng chỉ còn vài lò gốm của hợp tác xã với sản phẩm đa dạng như bát, tích, chén, sành phẩm chất cấp thấp.
Triển lãm về gốm Bát Tràng sẽ khai mạc vào ngày 5/10Học cách làm món măng mực Bát TràngLàng gốm Bát Tràng bên bờ sông Hồng. Từ xưa, dân Bát Tràng đã sống và phát triển bằng nghề gốm sứ. Đất sét để làm đồ gốm, người Bát Tràng phải mua từ làng Cổ Điển bên Vĩnh Phú, hoặc mua từ làng Dâu bên Bắc Ninh. Hàng gốm Bát Tràng thời kỳ đầu là đồ gốm trắng, mãi sau mới chuyển sang làm đồ đàn – là loại gốm "xương" đỏ, miệng loe, mỏng và thấp. Nghĩa là người thợ làm "xương" gốm bằng đất đỏ, rồi mới lót một lượt đất trắng mỏng ra ngoài.
Trong những thế kỷ trước, gốm Bát Tràng chủ yếu là đồ thờ. Về sau gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ, ấm chén. Sau dần, gốm Bát Tràng đã có khá nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng, bao gồm cả những mặt hàng mỹ nghệ như đĩa treo tường, lọ hoa, con giống, tượng phiên bản và phù điêu với kỹ thuật và công nghệ cao. Ngoài ra, các đồ thờ tự và các đồ cho trang trí nội, ngoại thất : độc bình, lư, đỉnh, đèn thờ, các bộ tượng tam đa, tam thánh, chậu hoa, con giống, gạch trang trí cao cấp... cũng là những mắt hàng thông dụng trong làng gốm Bát Tràng.
Chợ gốm bát Tràng hoạt động rất nhộn nhịp, nhất là vào ngày cuối tuần. Chợ gốm Bát Tràng là nơi quy tụ những sản phẩm làng gốm. Chợ hoạt động rất nhộn nhịp, nhất là vào ngày cuối tuần. Sáng sáng, hàng nghìn bạn trẻ Hà Nội, khách nước ngoài men theo bờ sông Hồng hoặc theo tàu du lịch trên sông về chợ. Khách thoả thích ngắm nhìn, sờ tận tay những sản phẩm gốm thuần Bát Tràng. Từ những loại bình, lọ, bát kiểu dáng và màu sắc đương đại đến những loại chén, đĩa cổ được phục chế, các bộ tranh, tượng nghệ thuật từ chất liệu gốm... Giới trẻ rất thích thú những chuỗi vòng gốm được trang trí hoa văn độc đáo, bầy thú xinh xắn...
Không chỉ tự do xem hàng, du khách còn được chủ hàng giới thiệu các công đoạn sản xuất của mẫu hàng, cách vẽ hoa văn, phối màu men mà người thợ thủ công dày công nghiên cứu. Là giới thiệu sản phẩm truyền thống tới khách thập phương, không đặt yếu tố kinh doanh lên hàng đầu, nên tới thăm chợ gốm, du khách có thể thoải mái xem hàng hoặc tìm hiểu về sản phẩm theo ý thích.
Không chỉ tự do xem hàng, tìm hiểu về sản phẩm,
du khách còn có thể tự tay nặn những món đồ gốm theo ý thích. Ngày nay, đến thăm làng gốm Bát Tràng, vào bất cứ thời điểm nào trong ngày cũng thấy làng quê này luôn luôn sôi động. Không khí lao động hối hả, tấp nập, xe ô tô chuyên chở vào làng và chở sản phẩm đi tiêu thụ. Tới Bát Tràng, nhìn cái gì bạn cũng muốn mua, nhưng bạn chỉ có thể lựa chọn những món hàng mà mình thích nhất thì mới có thể chở được về nhà.
Chỉ dẫn cho bạn
Từ
Hà Nội, có thể theo đường thuỷ từ bến Chương Dương hoặc bến Phà Đen, xuôi sông Hồng đến bến Bát Tràng, cũng có thể theo đường bộ qua cầu Chương Dương (hay cầu Long Biên) rồi theo đê sông Hồng đến dốc Giang Cao rẽ xuống Bát Tràng (khoảng 15 km) hoặc theo quốc lộ số 5 đến Trâu Quỳ rẽ về phía tay phải theo đường liên huyện qua xã Đa Tốn đến Bát Tràng (khoảng hơn 20 km). Nếu đi qua cầu Chương Dương rồi theo dọc đê sông Hồng, thì bạn đi mất gần 1 tiếng là đã tới Bát Tràng.
Sơ đồ làng gốm Bát Tràng.