Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:   Các địa điểm du lịch ở Lý Sơn  (Đã xem 2348 lần)

Đã thoát ra Lan Anh

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 10
Các địa điểm du lịch ở Lý Sơn
« vào: Tháng Năm 29, 2015, 03:33:41 PM »
Lý Sơn là một huyện đảo song có khá nhiều điểm du lịch đẹp, ấn tượng cho các bạn tham quan. Trong đó có cả những cảnh đẹp tự nhiên và những thắng cảnh mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa sâu sắc.

Âm Linh Tự

Từ năm 2010, khi đình làng An Hải được phụng dựng, linh vị thần hoàng, các vị tiền hiền và tử sĩ Hoàng Sa, Bắc Hải được rước về thờ tự ở đình làng. Tuy vậy, vong linh những người lính Hoàng Sa, Bắc Hải vẫn còn được thờ vọng tại Âm linh tự Lý Sơn và người dân thường xuyên đến dâng hương hành lễ.

Mộ Lính đội Hoàng Sa

Trên huyện đảo Lý Sơn cũng như ở nhiều vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi và cả nước có rất nhiều ngôi mộ mà bên trong lòng mộ không có thi hài người quá cố, dân gian gọi là mộ gió. Trong số những tên tuổi khắc trên bia mộ gió ở Lý Sơn, ngoài Phạm Quang Ảnh, còn có những con người đã được chính sử triều Nguyễn trân trọng ghi danh với chức vụ là Cai đội, Chánh đội Hoàng Sa, như các ông Võ Văn Khiết, Phạm Hữu Nhật… Tuy nhiên rất nhiều ngôi mộ ở đó lại không còn tên tuổi. Họ thực sự là những nghĩa liệt sỹ hy sinh vì nước mà không màng đến việc lưu danh trong sử sách.

Cổng Tò Vò

Từ cầu cảng chính đi vào cổng chào của Lý Sơn, rẽ trái đi men theo con đường nhỏ đến gần chùa xxxc sẽ thấy một mỏm đá nhỏ nằm sát dưới biển. Đây là một trong những địa điểm yêu thích của các bạn đam mê chụp ảnh khi đặt chân tới Lý Sơn. Các bạn có thể cùng bạn bè tới đây để đón những khoảnh khắc tuyệt vời khi bình minh lên hoặc khi hoàng hôn dần xuống.

Quan Âm Đài

Ngự giữa lưng chừng sườn núi Giếng Tiền, ngọn núi lửa đã ngủ quên hàng ngàn năm trên đảo, du khách phải vượt qua hơn 100 bậc thang men theo sườn núi để đến được ngôi chùa. Tọa lạc ngay tiền sảnh của khu thắng cảnh chùa là tượng Quán Thế Âm cao 27 mét, dẫn lên các điện thờ cổ kính, rêu phong nằm sâu trong lòng núi. Chùa này còn gọi là chùa không sư, theo tương truyền của người theo đạo Phật, Quán Thế Âm từng chọn ngự ở đây, trấn giữ bình yên cho dân đảo tránh được những cơn thiên tai. Từ chùa, theo hướng tượng Quán Thế Âm nhìn ra hướng biển cảnh đẹp như tranh. Thú vị nhất là leo lên tận đỉnh Liêm Tự để nhìn thấy miệng núi lửa bây giờ là một cảnh đồng cỏ xanh hình lòng chảo. Đỉnh núi là một đài ngoạn cảnh lý tưởng để ngắm nhìn bao quát biển đảo Lý Sơn từ trên cao, mới hiểu vì sao nơi đây được ví như chốn tiên cảnh.

Đình An Vĩnh

Năm 2009, đình An Vĩnh được Nhà nước đầu tư kinh phí nghiên cứu trùng tu phục dựng lại như cũ, nhưng không còn giữ được dấu tích và hiện vật liên quan đến Đội Hoàng Sa trước đây. Song hàng năm tại đình làng, vào tháng Ba Âm lịch, chính quyền và nhân dân vẫn làm lễ cầu siêu vong độ cho hương hồn lính Hoàng Sa bỏ mình trên biển. Kiến trúc đình làng An Vĩnh có kết cấu hình chữ Tam, gồm đình hạ, đình trung và đình thượng được liên kết với nhau bằng máng xối dài. Các bộ vì kèo giống như của nhà rường miền Trung. Mô thức trang trí tứ linh, ngũ phúc thể hiện quan niệm âm dương cầu mong mọi sự bình an cho dân làng.

Đài tưởng niệm Hải đội Hoàng Sa

Toạ lạc ngay trung tâm huyện đảo Lý Sơn, cụm tượng đài và nhà lưu niệm Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải đứng sừng sững trước sóng biển và nắng gió, như biểu tượng cho sự khẳng định chủ quyền của nước ta đối với quần đảo Hoàng Sa. Gian phòng chính rộng 150m2 dùng để trưng bày các hiện vật của những chiến binh đi Hoàng Sa được đặt trang trọng trong tủ kính hay gắn trên tường. Giữa phòng là bài vị của các anh hùng trong công cuộc tiên phong mở cõi và khẳng định chủ quyền được đặt trang nghiêm như: Phạm Quang Ảnh, Phạm Hữa Nhật, Võ Văn Khiết…

Đình Lý Hải

Di tích nằm ở xã Lý Hải, huyện đảo Lý Sơn. Đình làng và nhà thờ được xây dựng từ năm 1820, năm đầu tiên dưới triều vua Minh Mạng. Di tích đình làng và nhà thờ tiền hiền Lý Hải thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo, mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn, thể hiện qua kỹ thuật chạm khắc gỗ độc đáo.

Chùa Hang

Chùa Hang (tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự - Chùa đá trời sinh) ở xã An Hải, đảo Lý Sơn, được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông bởi ông Trần Công Thành, một trong những người đã ở đây tạo dựng cùng với việc khẩn hoang, mở đất lập làng An Hải, An Vĩnh xưa. Gọi là chùa Hang vì chùa nằm trong một hang đá lớn nhất trong hệ thống hang động ở Lý Sơn, được tạo ra từ dãy núi Thới Lới, màu nham thạch, vách núi dựng đứng cao gần 20 m.

Đỉnh Thới Lới

Đỉnh Thới Lới là đỉnh một ngọn núi lửa đã tắt, đỉnh núi cao nhất của toàn đảo Lý Sơn (149m). Hiện tại trên đỉnh núi có một hồ nước ngọt có thể tích 30.000 m3 cung cấp toàn bộ nước ngọt cho cả đảo lớn và đảo bé.

Hang Câu

Nằm ở thôn Đông, xã An Hải (Lý Sơn) dưới chân núi Thới Lới, Hang Câu có một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ giữa một bên là biển, một bên là núi. Hang Câu được sóng và gió biển bào mòn, “khoét sâu” vào lòng núi và hình thành cách nay hàng ngàn năm từ nham thạch. Khung cảnh ở đây còn khá hoang sơ nhưng mang một vẻ đẹp rất thơ mộng, quyến rũ hút hồn du khách.

Cột cờ Tổ Quốc trên đỉnh Thới Lới

Công trình Cột cờ Tổ quốc tại huyện đảo Lý Sơn được khởi công xây dựng từ ngày 4/5/2013, trên núi Thới Lới- ngọn núi cao nhất ở đảo Lý Sơn. Cột cờ có chiều cao 20m, đế trụ cờ và móng cột cờ được xây dựng bằng bê tông cốt thép, mặt hướng ra quần đảo Hoàng Sa. Công trình có dạng kiến trúc gồm: Đài cột, thân cột cờ, bậc thềm và khuôn viên xung quanh. Phần móng được chôn sâu dưới lớp đá với kỹ thuật kết cấu móng thường sử dụng cho những ngọn hải đăng vững chắc. Mặt chính trên đài có ghi lại thông tin toạ độ cột cờ. Đài cờ cao 5m, thân màu trắng được bọc ngang bởi khối màu đỏ mang sắc màu lá quốc kỳ.

Hòn Mù Cu

Hòn Mù Cu nằm ở phía đông đảo cách trung tâm huyện 3,2 km sát với vũng neo đậu tàu thuyền An Hải. Là nơi rất đẹp bởi những hòn đá đen có nhiều kiểu độc đáo tạo nên, đây cũng là nơi lý tưởng để nghỉ mát và ngắm mặt trời mọc trên đảo.

Đảo Bé

Đảo Bé hay còn gọi là đảo An Bình tuy có diện tích rất nhỏ, nhưng lại có một bãi tắm đẹp tuyệt vời với làn cát trắng mịn, bao bọc bởi cánh cung vách đá cao, và những con sóng tung bọt trắng xóa ào ạt ngày đêm. Từ đảo lớn mỗi ngày đều có tàu sang đảo bé, chạy lúc 8h sáng rồi quay lại vào lúc 14h30 hàng ngày. Nếu đoàn bạn có nhiều người có thể thuê thuyền sang đảo bé cho chủ động. Thuê thuyền riêng có lợi thế là bạn có thể đi bất cứ lúc nào, không phụ thuộc vào giờ tàu chạy. Buổi tối, bạn có thể mang theo lều ngủ tại đảo bé, đốt lửa trại và giao lưu văn nghệ. hẹn tàu sáng hôm sau đón về sớm rồi quay vào đất liền luôn.
« Sửa lần cuối: Tháng Sáu 01, 2015, 02:55:12 PM Gửi bởi Lan Anh »
 


Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
3380 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 04, 2012, 02:16:00 PM
Gửi bởi ttxtdlbentre
0 Trả lời
1448 Lượt xem
Bài mới Tháng Tư 29, 2014, 02:17:39 PM
Gửi bởi secretdnd
1 Trả lời
3579 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 24, 2017, 09:13:11 AM
Gửi bởi Kẹo Đắng
0 Trả lời
1807 Lượt xem
Bài mới Tháng Năm 08, 2015, 02:54:10 PM
Gửi bởi trinhducquyet
1 Trả lời
2080 Lượt xem
Bài mới Tháng Năm 30, 2019, 11:02:24 AM
Gửi bởi nhatrangdaytours

Vinpearl Nam Hội An - khởi hành từ Đà Nẵng
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,100,000
Đặt ngay
Sapa – Cát Cát – Hàm Rồng
Tour: Ghép đoàn
2 ngày 1 đêm
1,250,000
Đặt ngay
Hòn Khô - Eo Gió
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
660,000
Đặt ngay
Cái Bè – Cù lao Tân Phong 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,380,000
Đặt ngay
Đà Nẵng City - bán đảo Sơn Trà - Bảo tàng Đà Nẵng
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
600,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác


Mobile View