Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Làng hát bội cổ truyền ở xã Phước An  (Đã xem 1706 lần)

Đã thoát ra nhantam

  • Lữ hành cấp 6
  • ******
  • Bài viết: 1699
Làng hát bội cổ truyền ở xã Phước An
« vào: Tháng Tám 05, 2008, 12:54:26 PM »


Phước An là một trong những cái nôi của nghề hát bội cổ truyền, là quê hương của nhiều nghệ sĩ lừng danh một thời như Chánh ca Ðựng, Chánh ca Ghềnh, Phó ca Thơm, Nhưn Sung, Thập Ân... Cho đến nay người dân Phước An vẫn gìn giữ và lưu truyền nghề hát bội của cha ông mình.

Tỉnh Bình Ðịnh có truyền thống hát bội từ lâu đời và phát triển thành phong trào mạnh mẽ với nhiều tên tuổi đào, kép lừng danh. Từ xưa đến nay, khi các làng xã ở Bình Ðịnh có lễ đình, chùa đều tổ chức hát bội. Thậm chí với những gia đình khá giả khi sinh con, gặp dịp may phát tài, hoặc giỗ kỵ, cũng tổ chức hát bội để tăng phần long trọng. Có những khi đám hát kéo dài suốt cả tháng liền. Chính vì vậy ở Bình Ðịnh có rất nhiều làng hát bội, nhiều gánh hát bội ra đời.

Ở huyện Tuy Phước vào đầu thế kỷ 20, quê hương của vị hậu Tổ hát bội Ðào Tấn, các gánh hát chủ yếu tập trung ở các xã Phước An, Phước Nghĩa, Phước Lộc, Phước Hòa. Tiêu biểu là các gánh hát ở xã Phước An với truyền thống lâu đời, nổi bật nhiều nghệ sĩ lừng danh như Chánh ca Ðựng, Chánh ca Ghềnh, Phó ca Thơm, Nhưn Sung, Thập Ân... Cả gia đình Chánh ca Ðựng đều nối nghiệp hát bội và nổi tiếng với những vai diễn để đời. Cha con, anh em lập gánh hát riêng, bà con dân làng thuộc tên cứ gọi gánh bầu Thơm, gánh bầu Tho, bầu Sâm.

Tiếp sau thời kỳ này là các gánh hát của bầu Xuân, rồi Ngọc Cầm. Nghệ sĩ ưu tú Ngọc Cầm sinh ra trong một gia đình có truyền thống hát bội. Bà đã theo gánh hát ở Phước An biểu diễn rất nhiều nơi ở các tỉnh Bình Ðịnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Ðà Nẵng, Huế, Gia Lai, Kom Tum, Ðác Lắc và một số địa phương Nam Bộ lúc bấy giờ.

Năm 1971, Ngọc Cầm cùng đoàn hát đi Sài Gòn dự thi do Ðoàn Khổng học tỉnh tuyển chọn với hai vở diễn là: Ngũ hổ bình tây và Hộ sanh đàn. Ngoài giờ biểu diễn, giao lưu, Ngọc Cầm đi xem rạp hát Tàu biểu diễn tuồng Phụng nghi đình có người nhập vai Lã Bố có điệu bộ khác mình, nên đã để ý học tập, tiếp thu vai này, vận dụng sáng tạo những cái hay bổ sung thành cái riêng của vai diễn. Bởi vậy vai Lã Bố của nghệ sĩ Ngọc Cầm đóng đã để lại nhiều ấn tượng cho khán giả mến mộ hát bội Việt Nam. Năm 1972, Ngọc Cầm cùng nghệ sĩ Long Trọng tham gia thành lập gánh hát Ý hiệp miền Trung tại Quảng Nam. Ðến năm 1975, thành lập Ðoàn hát bội Bình Nguyên. Năm 1980 về Quy Nhơn tham gia thành lập Ðoàn tuồng 3 thuộc Nhà hát tuồng Nghĩa Bình (nay là Nhà hát tuồng Ðào Tấn).

Luôn gìn giữ nghệ thuật sân khấu truyền thống, Phước An là địa phương có nhiều gánh hát bội không chuyên qua nhiều thế hệ so với các xã trong huyện Tuy Phước. Cả Phước An với sáu thôn thì có thời điểm năm thôn đều thành lập gánh hát. Ở thôn An Sơn có gánh hát do Nguyễn Bì (Dư) làm bầu. Thôn Ðại Hội có gánh hát bội do Nguyễn Tòng (Tám Tòng) con trai bầu Sa phụ trách. Và thôn An Hòa vẫn là nơi có gánh hát mạnh nhất xã với một thế hệ diễn viên trẻ như Mười Hàn, Kim Chung, Ngọc Hương, Hoàng Minh, Linh Nghiệp đầy tài năng, sung sức trên con đường nghệ thuật.

UBND xã Phước An đã quyết định thành lập Ðoàn hát bội mà nòng cốt là các diễn viên thôn An Hòa. Cho tới nay, Ðoàn hát bội Phước An vẫn đi lưu diễn nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, tạo được những ấn tượng tốt đẹp cho người xem. Nhiều diễn viên của Ðoàn hát bội Phước An đã đoạt huy chương vàng, huy chương bạc, bằng khen tại các kỳ hội diễn sân khấu không chuyên toàn quốc. Năm 1992, ông Tô Ðình Cơ lúc đó là chủ tịch UBND tỉnh Bình Ðịnh đã dẫn đội tuyển các nghệ sĩ hát bội không chuyên gồm sáu người của Bình Ðịnh ra biểu diễn phục vụ Quốc hội tại Thủ đô Hà Nội, thì Ðoàn hát bội Phước An có hai diễn viên là Kim Chung và Ngọc Hương được vinh dự góp mặt. Có thể nói các gánh hát bội ở Phước An từ xưa nay đều có nhiều đào hay, kép giỏi, đi biểu diễn ở đâu cũng được khán giả yêu mến về phong cách và ngợi khen về nghệ thuật. Ðó là một nét son, niềm tự hào về văn hóa cổ truyền dân tộc của Phước An nói riêng và Bình Ðịnh nói chung.

HIỆN nay, làng hát bội cổ truyền ở Phước An đã có những bước phát triển mới, đã dàn dựng, biểu diễn một số vở tuồng tiểu thuyết, tuồng truyện bên cạnh các vở tuồng đồ, tuồng thầy, tuồng pho, làm phong phú loại hình biểu diễn. Làng hát bội cổ truyền ở Phước An không chỉ góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật sân khấu truyền thống của khán giả từ xưa đến nay, mà còn góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa người Bình Ðịnh. Ðây là một trong những làng cổ truyền tạo dấu ấn thú vị cho du khách khi về thăm vùng nông thôn Bình Ðịnh; cũng là nơi mà đời sống văn hóa hiện đại luôn gắn liền với quá trình gìn giữ và phát triển nghệ thuật sân khấu hát bội.


<Theo Nhân Dân>
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
3 Trả lời
6274 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 19, 2008, 10:22:54 AM
Gửi bởi conan2001
0 Trả lời
2630 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 13, 2008, 03:22:25 PM
Gửi bởi b0ym10
0 Trả lời
2914 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 06, 2009, 09:53:19 PM
Gửi bởi saigonopentour
2 Trả lời
4326 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 02, 2016, 09:53:46 AM
Gửi bởi Liên Phương
2 Trả lời
3518 Lượt xem
Bài mới Tháng Một 31, 2013, 09:47:01 PM
Gửi bởi chantroi

Sapa - chợ Bắc Hà 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
710,000
Đặt ngay
Cái Bè – Cù lao Tân Phong 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,380,000
Đặt ngay
Tour 1 ngày: Hạ Long
Tour: Thám hiểm
1 ngày 0 đêm
850,000
Đặt ngay
Vinpearl Nam Hội An - khởi hành từ Đà Nẵng
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,100,000
Đặt ngay
Khám phá rừng dừa Bảy Mẫu
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
480,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác


Mobile View