Bước xuống động Âm Phủ dưới chân núi Ngũ Hành
Lịch sử Ngũ Hành Sơn
Chốn thần tiên ở Ngũ Hành Sơn
Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng [Hỏi đáp] - Tổng hợp
Nói đến Ngũ Hành Sơn người ta nghĩ ngay đến biểu tượng
văn hóa của quê hương Quảng Nam - Đà Nẵng, là một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch miền Trung. Ở đây nổi tiếng với hệ thống chùa chiền, hang động tự nhiên lung linh huyền ảo.
Ngũ Hành Sơn cách trung tâm TP Đà Nẵng khoảng 7km. Ngũ Hành Sơn bao gồm 5 ngọn: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn. Trong đó, Thủy Sơn phía đông bắc là ngọn cao nhất, rộng nhất và đẹp nhất với nhiều hang động tự nhiên.
Thủy Sơn nằm trên dải đất rộng khoảng 15ha, có 3 ngọn nằm ở 3 tầng, giống 3 ngôi sao Tam Thai gọi là núi Tam Thai. Ở ngọn Thượng Thai có các động Hỏa Nghiêm, Huyền Không, Linh Nham và Lăng Hư. Ở ngọn Trung Thai có hai cổng động Thiên Phước Địa, Văn Căn Nguyệt và các động Vân Thông, Thiên Long, hang Vân Nguyệt. Ngọn Hạ Thai có các động Ngũ Cốc, Tàng Chân, Âm Phủ và giếng Tiên.
Trong số những động trên thì động Huyền Không là một trong những động lớn, đẹp nhất trên Thủy Sơn. Động rộng và cao, trên trần hình vòm có năm lỗ lớn nhỏ thông với bầu trời, nhờ vậy ánh sáng theo đó tràn vào làm cho động có vẻ lung linh huyền ảo. Vách động lồi lõm, thạch nhũ chảy dài xuống tạo thành nhiều hình động vật kỳ thú. Hai bên bậc cấp lên xuống có tượng tứ Hộ Pháp (2 ông Thiện và 2 ông Ác) như nhắc nhở con người phải thánh thiện, từ bi khi đến cõi sắc không của Phật. Trên cao chính giữa vách động là tượng Phật Thích Ca. Ngay ở dưới bàn thờ là Địa Tạng Bồ Tát. Phía bên phải là ngôi chùa nhỏ Trang Nghiêm Tự, bên cạnh có thạch nhũ nhỏ nước tí tách, dưới nền có khối đá điêu khắc tượng của người Chăm. Khung cảnh hư ảo trong hang động tạo cho
du khách như sống với thế giới vừa hư vừa thật.
Nhiều người tin rằng đến động Huyền Không có thể “cầu tự”, “cầu duyên” và uống nước từ thạch nhũ có thể trị được bệnh cho trẻ con (!?)
Động Vân Thông nằm gọn trong lòng núi, hình tròn như đường ống chếch lên phía ngọn núi. Trong động có một tấm bia cổ, khắc 3 chữ “Ngũ Uẩn Sơn”, giữa động có một tượng Phật rất lớn. Sau lưng là đường đi lên động, càng vào sâu càng hẹp và hướng lên đỉnh núi, phải bám vào các tảng đá mới lên được. Cuối động là miệng thông ra ngoài to bằng cái nong (đường kính khoảng hơn 1m). Ánh sáng từ đỉnh dọi vào trong động, tạo ánh hào quang rực rỡ.
Động Âm Phủ cao, rộng, hình tròn sâu thẳm. Đường hang quay về phía tây, vách lởm chởm đá, ẩm ướt, mát lạnh. Xuống khoảng 30m sẽ gặp một hầm cao, ánh sáng vẫn lọt qua khe đá dọi vào. Lần qua những cột đá lớn sẽ gặp một hang hẹp, lách qua ngách hầm còn có một vòm cao, một giếng sâu thông xuống lòng đất…
Đến Thủy Sơn,
du khách được vãn cảnh chùa, ngắm toàn cảnh TP Đà Nẵng từ vọng Giang Đài và khám phá những hang động nổi tiếng. Đến đây, du khách như rũ sạch bụi trần, thoát vòng tục lụy đi vào chốn bồng lai tiên cảnh.
Theo TCDL.
Bước xuống động Âm Phủ dưới chân núi Ngũ Hành
Lịch sử Ngũ Hành Sơn
Chốn thần tiên ở Ngũ Hành Sơn
Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng [Hỏi đáp] - Tổng hợp