Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:   Chợ Xưa Bao Vinh, Cảng Cũ Thanh Hà  (Đã xem 2613 lần)

Đã thoát ra nhantam

  • Lữ hành cấp 6
  • ******
  • Bài viết: 1699
Chợ Xưa Bao Vinh, Cảng Cũ Thanh Hà
« vào: Tháng Tám 11, 2008, 10:33:15 PM »
Cảng Thanh Hà - cảng cổ thuộc làng Minh Hương và làng Địa Linh xưa, thuộc huyện Hương Trà, cách trung tâm Huế gần 5 km về phía đông bắc, là một cảng sông vang bóng một thời, một phố buôn và một làng người Hoa định cư từ thế kỷ 17 - 18, ghi dấu một giai đoạn giao lưu thương mại rộn rịp với Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ, Mã Lai, châu Âu và các nước Ả Rập. Phố cảng Thanh Hà ra đời sau khi chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ chúa từ Phúc An vào Kim Long và hình thành ở đây một đô thị cảng ven sông bên cạnh đô thị mang đậm tính chất quân sự là Kim Long - Phú Xuân. Cảng nằm chỗ dòng sông trải rộng, nước sâu, thẳng bờ, kín gió, một điều kiện thiên nhiên lý tưởng.

Đến cuối thế kỷ 18 đầu 19, Thanh Hà bước vào giai đoạn suy tàn, rồi sau đó xuất hiện hàng loạt khu thương mại mới như chợ Dinh, chợ Được, Bao Vinh... Đặc biệt là Bao Vinh, cách phố cảng Thanh Hà không xa, cư dân buôn bán chuyển dần về đây, đã xuất hiện một đô thị mới với đầy đủ phố, cảng, chợ nhộn nhịp, phồn hoa.

Phố, chợ Bao Vinh ôm ấp một bờ sông Hương, với chiều dài chừng 500 - 600 m. Các hoạt động buôn bán đã hình thành một hệ thống di tích kiến trúc như phố - chợ - cảng - cầu - cống - bến đò... Bao Vinh nổi tiếng với cái chợ nổi, nơi hội tụ của biết bao thuyền lớn, có sức chở và hình dáng khác nhau đến đây từ khơi xa hay các vùng biển lân cận: Nam Định, Phan Rí, Quy Nhơn, Đà Nẵng... Thuyền Nam Định chở tơ lụa, bàn ghế chạm trổ hoặc cẩn xà cừ bắc, chiếu Phát Diệm, quế Thanh Hóa và các mặt hàng phía bắc hay nhập từ Trung Hoa và Nhật Bản. Từ Phan Rí, Quy Nhơn, Đà Nẵng, thuyền chở theo các loại đồ gốm và các mặt hàng thông thường để trao đổi như gạo, đậu phộng, dừa trái, dây dừa, tiêu, thuốc lá... Những thuyền ấy khi rời cảng Bao Vinh đều chở đầy hàng hóa, đặc sản đưa về Trung Hoa, Hongkong qua Hải Phòng và Đà Nẵng, nhiều nhất là gạo, bắp, sắn, khoai... Hàng lâm sản có mây tre, ván thuyền, trầm hương và các sản vật của miền cao, các thứ trái cây của vườn Huế như cau, thanh trà, cam, quýt... Các thuyền nhỏ hơn từ Quảng Bình, Quảng Nam đem theo mắm, đường, sản phẩm địa phương để trao đổi. Quảng Trị đem củi, tre, nứa, gạo bắp, các thuyền nội tỉnh cung cấp cho Bao Vinh và các chợ lân cận các loài cá ngon. Thương nhân nước ngoài đưa đến vải lụa, sành sứ, trà, thuốc bắc, trái cây ướp đường, mứt bánh, đồ chơi trẻ em... Có thuyền còn ngụy trang để chứa dưới khoang thuyền bành lụa, tiêu, ngà voi, đường, quế, đậu khấu, sa nhân, chàm, thuốc lá, trà, vải, đồ sành, hàng mỹ nghệ bằng ngà voi, bạc, đồng đen. Phố chợ Bao Vinh còn có những cửa hàng bán thuốc bắc nổi tiếng.

Xuống phố Bao Vinh bây giờ, ngoài các mặt hàng hóa thời nay, du khách rất ưa chuộng những mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, mây, tre, nứa, lá, những sản phẩm của làng Bao La. Những mặt hàng truyền thống của phố chợ Bao Vinh cổ như thuốc bắc, thuốc lá Cẩm Lệ, muối, đặc biệt là trách, nồi bằng đất nung. Nấu cơm, kho cá... bằng nồi đất ngon và không độc hại.

Bà Ái, 72 tuổi, nhan sắc một thời của phố cổ Bảo Vinh vui vẻ kể chuyện: "Ngày trước nơi ni cũng như trên Huế. Ban ngày đông đúc đã đành, đêm đến, nhất là mùa trăng nhộn nhịp vô cùng". Anh Phan Đình Lợi, dân Bao Vinh cùng tôi đi dọc phố cổ Bao Vinh. Mấy trăm nóc nhà rêu phong cổ kính san sát ven sông. Nhà cổ Bao Vinh có phong cách gần gũi với phong cách nhà rường Huế. Nhà gỗ hình ống và nhà tứ giác phía bờ sông. Những ngôi nhà đều gần giống nhau. Nhà vừa là nhà hàng, vừa là nhà kho, cũng là phòng ngủ và nơi tiếp khách, hẹp chiều rộng, hun hút sâu, mái thấp, lợp ngói. Có cái là một tòa nhà chung quanh có hành lang, có cái chỉ một gian phòng, đằng sau có sân, vườn, nhà bếp. Các bô lão Bao Vinh nói rằng: ở đây kết cấu nhà theo hình tự nhà - sân - nhà - sân. Giữa nhà trước và nhà sau có khoảng cách dùng làm sân. Khoảng hở ở sân, một phần làm nhà bếp, nhà vệ sinh, sân thấp hơn nền nhà là nơi thoát nước, còn là nơi đón ánh sáng và gió trời. Mỗi ngày có hàng chục du khách về thăm phố cổ và di chỉ Thanh Hà, nhiều nhất là người Nhật, kế đến là người Hoa...

Huế là di sản văn hóa thế giới, đã mở một số tuyến du lịch nội vùng: Huế đi Lăng Cô, Cảnh Dương, Bạch Mã, Thuận An; Huế đi chiến khu xưa A Sầu, A Lưới..., vậy sao lại không khai thác tuyến Huế - Bao Vinh - Thanh Hà - Thành Hóa Châu theo dòng Hương, nơi có ngã rẽ mà anh Hoàng Phủ Ngọc Tường cứ da diết: "Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó để nói một lời thề trước khi về biển cả: còn non, còn nước, còn dài - còn về còn nhớ... Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương, thành giọng hò dân gian, ấy là tấm lòng người dân Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở".


<Nguồn: Web du lich>
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
2291 Lượt xem
Bài mới Tháng Năm 28, 2012, 11:20:06 AM
Gửi bởi booktrip
0 Trả lời
1019 Lượt xem
Bài mới Tháng Sáu 28, 2015, 07:51:08 PM
Gửi bởi ntko8003
0 Trả lời
1741 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 23, 2015, 03:13:20 PM
Gửi bởi booktrip
0 Trả lời
1075 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 03, 2015, 10:57:12 PM
Gửi bởi realsteal_13579
0 Trả lời
1087 Lượt xem
Bài mới Tháng Chín 09, 2015, 04:52:50 PM
Gửi bởi caoxilu

Ngũ Hành Sơn - Hội An
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
460,000
Đặt ngay
Hòn Móng Tay, Hòn Dăm Ngang hoặc Mây Rút 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
600,000
Đặt ngay
Tour du lịch Cần Giờ 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
650,000
Đặt ngay
Câu cá, lặn ngắm san hô tại Bắc Đảo Phú Quốc 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
450,000
Đặt ngay
Đà nẵng - Huế: thăm cố đô
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
780,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác


Mobile View