newbielink:http://hoidulich.com/mien-trung/buoc-xuong-dong-am-phu-duoi-chan-nui-ngu-hanh [nonactive]
newbielink:http://hoidulich.com/mien-trung/huyen-ao-hang-dong-o-ngu-hanh-son-da-nang [nonactive]
newbielink:http://hoidulich.com/mien-trung/chon-than-tien-o-ngu-hanh-son [nonactive]
newbielink:http://hoidulich.com/kinh-nghiem-du-lich/kinh-nghiem-du-lich-da-nang-%28hoi-dap%29-tong-hop [nonactive]
Ngũ Hành Sơn là một khu danh thắng nổi tiếng mà không một du khách nào đến Đà Nẵng mà chưa từng ghé qua. Tại đây với một khung cảnh thiên nhiên huyền ảo ẩn chứa nhiều dấu ấn lịch sử Ngũ Hành Sơn từ lâu đời…Một vài nét về Ngũ Hành SơnNgũ Hành Sơn hay núi Non Nước là tên chung của một danh thắng gồm 6 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất), Hỏa Sơn (có hai ngọn) và Thổ Sơn, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng - Hội An; nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
Khung cảnh Ngũ Hành Sơn Ngày 22 tháng 3 năm 1990, khu danh thắng này đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.
Ngũ Hành Sơn cũng có thể được xem là cái hồn của Đà Nẵng, là đặc trưng vốn có của con người nơi đây.
Một vài điển cố lịch sử về Ngũ Hành SơnNgũ Hành Sơn trải qua bao đời, và mỗi đời ghi lại nhiều dấu ân lịch sử đậm chất linh thiêng.
Không gian huyền ảo tại động Huyền Không Vua Minh Mạng đã từng đến Ngũ Hành Sơn vào khoảng 200 năm về trước. Ông tự mình đặt tên cho các ngọn núi, các hang động, chùa chiền. Không ai biết những cái tên như Ngũ Hành Sơn, Huyền Không, Hóa Nghiêm, Lăng Hư, Tàng Chân, Vân Nguyệt, Thiên Long… đã làm nhà vua phải suy nghĩ mất hết biết bao nhiêu thời gian. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, giữa những lo toan quốc kế dân sinh, trong tâm hồn của con người này, cảnh trí Ngũ Hành Sơn đã chiếm một phần quan trọng như một nỗi tự hào về một miền đất xinh đẹp.
Khung cảnh nhìn từ trên cao của Ngũ Hành Sơn Nơi đây, các dấu ấn văn hoá lịch sử còn in đậm trên mỗi công trình chùa, tháp đầu thế kỷ XIX, trên mỗi tác phẩm điêu khắc Chàm của thế kỷ XIV, XV. Những bút tích thi ca thời Lê, Trần còn in dấu trên các vách đá rêu phong trong các hang động. Những di tích văn hoá lịch sử như mộ mẹ tướng quân Trần Quang Diệu, đền thờ công chúa Ngọc Lan (em gái vua Minh Mạng), bút tích sắc phong quốc tự còn lưu giữ tại chùa Tam Thai của triều Nguyễn, đến các di tích lịch sử đấu tranh cách mạng như Địa đạo núi đá Chồng, hang Bà Tho, núi Kim Sơn, hang Âm Phủ,… Tất cả chứng minh hùng hồn về một Ngũ Hành Sơn huyền thoại, về một vùng đất địa linh nhân kiệt đầy chất sử thi.
Sự giao lưu Đà Nẵng – Nhật Bản bắt đầu từ 400 năm trướcGiá trị của một tấm bia cổ khoảng 400 năm tuổi ở động Hoa Nghiêm trên ngọn Thủy Sơn (thuộc Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn) vừa được giải mã, cho thấy sự liên hệ về kinh tế và văn hóa của người Quảng Nam – Đà Nẵng và người Nhật Bản cách đây gần 4 thế kỷ.
Văn bia được xem là một trong những bia kí cổ nhất và có giá trị lịch sử, văn hóa trên vùng đất Ngũ Hành Sơn. Vì lẽ đó, UBND quận Ngũ Hành Sơn quyết định sẽ khánh thành một văn bia tiếng Việt dịch từ bản gốc đặt ở động Hoa Nghiêm ngay dịp Lễ hội Quán Thế Âm (nhằm 19-2 âm lịch), để những du khách đến đây đều có thể chiêm bái, kính cẩn trước sự đóng góp của người xưa, và hiểu biết thêm về một dòng chảy lịch sử, trong đó ghi nhận sự liên kết truyền đời của hai dân tộc Việt-Nhật.
Các thiền sư chùa Jomyo thuộc vùng Nagoya (Nhật Bản) đã trao tặng cho chùa Tam Thai (thuộc Danh thắng Ngũ Hành Sơn) phiên bản bức tranh cổ “Thác kiến Quan Thế Âm”. “Thác kiến Quan Thế Âm” là bức tranh vẽ tượng Phật nổi tiếng, tương truyền đó là món quà của An Nam quốc vương thỉnh từ chùa Tam Thai tặng cho thuyền Châu Ấn của dòng họ thương nhân Chaya (Nhật) khi thuyền đến Hội An cách đây 400 năm.
Chùa Tam Thai Ngũ Hành Sơn Cùng với bức tranh trên, tại chùa Jomyo, ngôi chùa cổ nằm ở thành phố Nagoya – Nhật Bản, cũng đang lưu giữ một bức tranh 400 năm tuổi được xem như Quốc bảo của Nhật mang tên “Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ” bằng chất liệu màu nước. Bức tranh rất đồ sộ, có chiều cao 78cm, chiều dài 498 cm. Tuy bức tranh đã mất đi một phần, nhưng phần còn lại vẫn cho thấy bốn cảnh quan: cảnh thuyền Châu Ấn rời Nagasaki đi Giao Chỉ và cập bến Hội An (xứ Đàng Trong của Đại Việt); cảnh thương nhân Nhật dâng lễ vật cho một người mang dáng dấp của chúa Nguyễn; cảnh phố Nhật ở Hội An; cảnh ngôi nhà lớn trong đất liền. Bức tranh có giá trị lớn về lịch sử và mỹ thuật vì nó miêu tả sinh động cảnh quan một đô thị cảng của Đại Việt là Hội An với phố Nhật đầu thế kỷ 17.
Những bằng chứng trên đã xác minh rõ ràng rằng, ngay từ thế kỷ 17, đã có nhiều thương thuyền Nhật Bản cập bến làm ăn buôn bán tại Hội An, tạo nên mối quan hệ giao lưu kinh tế – văn hóa giữa hai nước, đặc biệt là sự giao kết giữa người dân hai vùng Quảng Nam – Đà Nẵng (Việt Nam) và vùng Nagoya (Nhật) từ 4 thế kỷ trước.
Nhắc đến Ngũ Hành Sơn là nhắc đến cả một trang bề dày lịch sử. Và chắc chắn vẫn còn rất nhiều câu chuyện lịch sử về Ngũ hành Sơn được lưu truyền qua từng thế hệ. Nó tạo cho Ngũ Hành Sơn trở thành một chốn tâm linh, huyền ảo thu hút nhiều du khách ghé thăm.
Nguồn: tourane.vn.
newbielink:http://hoidulich.com/mien-trung/buoc-xuong-dong-am-phu-duoi-chan-nui-ngu-hanh [nonactive]
newbielink:http://hoidulich.com/mien-trung/huyen-ao-hang-dong-o-ngu-hanh-son-da-nang [nonactive]
newbielink:http://hoidulich.com/mien-trung/chon-than-tien-o-ngu-hanh-son [nonactive]
newbielink:http://hoidulich.com/kinh-nghiem-du-lich/kinh-nghiem-du-lich-da-nang-%28hoi-dap%29-tong-hop [nonactive]