Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Đôi điều về thái giám trong hậu cung triều Nguyễn  (Đã xem 1166 lần)

Đã thoát ra minhhangcmu

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 32
    • Đà Thành Travel
Đôi điều về thái giám trong hậu cung triều Nguyễn
« vào: Tháng Một 01, 2016, 10:05:10 AM »
[Du lịch Đà Nẵng Huế]

Như những triều đại phong kiến khác, triều Nguyễn ở Việt Nam cũng tuyển chọn thái giám để giám sát đội ngũ phi tần, cung nữ, hoàng hậu, công chúa. Những người nam giới phục vụ trong cung phải chấp nhận thân phận “không đàn ông cũng chẳng đàn bà”.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, người bỏ nhiều công sức thu thập tài liệu lịch sử và viết sách về triều Nguyễn, việc tuyển chọn thái giám vào cung chủ yếu từ hai nguồn. Một là những cậu bé sinh ra đã không có bộ phận sinh dục nam giới (thái giám tự nhiên). Làng nào có cậu bé như vậy được xem như một điềm tốt, dành để tiến cử cho vua và cả làng đó sẽ được bổng lộc vua ban.
Tuy nhiên, những đứa trẻ “bất lực bẩm sinh” thường khó phát hiện và không an toàn tuyệt đối nên việc tuyển chọn từ nguồn thứ hai khá phổ biến. Đó là những gia đình sinh con nhưng hoàn cảnh quá nghèo khổ, tự nguyện cho con làm thái giám sau khi đã trải qua đau đớn để loại bỏ bộ phận sinh dục nam. Từ đó, những người bình thường sẽ mang thân phận thái giám đến suốt đời.

Qua vòng tuyển chọn, những thái giám nhí được đưa vào cung để một thái giám có thâm niên dạy các nghi thức khắt khe của cung đình, từ việc đi đứng cho đến cách ăn mặc, bẩm, thưa... Có nhiều đứa trẻ mới lên 7 đã được đưa vào cung học phép tắc thái giám và sống trong cung cấm cho đến già.

Tuy là người để vua sai vặt nhưng trong lịch sử phong kiến Việt Nam có những thái giám được triều đình trọng dụng và nhờ có tài, họ nổi tiếng trong chuyện triều chính như Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832). Ông là công thần trụ cột của triều Nguyễn, nhà quân sự tài ba, không những giữ vững bờ cõi miền Nam mà còn phát huy uy lực với các nước láng giềng, tạo quan hệ buôn bán với người Tây ở Gia Định.

Tuy nhiên, sau khi ông mất, nhiều người ghen ghét đố kỵ đã dựa vào việc con nuôi của ông là Lê Văn Khôi khởi binh chống Nguyễn mà ông bị kết án 7 tội trảm, 2 tội xử giảo, một tội phát quân, cho san bằng và xiềng mộ. Mãi đến thời vua Tự Đức ông mới được phục hồi danh dự.

Thời vua Minh Mạng (1820-1841), nhằm tránh tình trạng thái giám nổi loạn chuyên quyền trước đó, vua đã ban hẳn một chiếu chỉ riêng dành cho thái giám. Họ chỉ chuyên việc hầu hạ, sai khiến, không được tham dự việc triều chính, không được phẩm hàm quan chức. Ai vi phạm phải trừng trị nặng, không khoan tha…
Từ đó công việc của thái giám chủ yếu để vua sai vặt và quan trọng nhất là làm liên lạc cho vua và các bà vợ trong việc “chăn gối”. Khi vua có ý ngủ với bà vợ nào thì thái giám sẽ nhận lệnh vua đến thông báo cho bà vợ đó. Việc tuy đơn giản nhưng thái giám phải tuyệt đối giữ bí mật để không xảy ra việc đố kỵ giữa các bà vợ.



Các thái giám lớn tuổi và  các giám sinh, giám lặc mới được tuyển vào cung.

Hàng đêm, thái giám lặng lẽ đến phòng bà vợ được vua chọn ngủ để hộ tống bà đến cung vua. Trong lúc vua và vợ ân ái, thái giám đứng canh gác. Khi cuộc vui đã tàn, thái giám lại hộ tống vợ vua về cung. Công việc trong đêm được các thái giám làm một cách lặng lẽ và mọi hoạt động trong cung cấm diễn ra bình thường vào sáng sớm hôm sau.

Theo nhà nghiên cứu Huế Hồ Tấn Phan, vào giai đoạn đầu triều nhà Nguyễn, mỗi triều đại thường có khoảng 200 thái giám. Con số này tùy thuộc vào sự hưng thịnh của từng triều vua. Thời vua Khải Định, công việc của thái giám có phần bận rộn bởi ông vua này mang tiếng “bất lực”, vua thường giao cho các thái giám chăm sóc 12 bà vợ của mình.

Đêm đến, thay vì đến phòng các bà vợ, vua lại lệnh cho các thái giám và đội nhạc trong cung đến hầu chuyện, chơi đàn cho vua nghe. Ngày ngày, vua có thói quen đi dạo, ngắm cảnh và bao giờ cũng có thái giám đi theo hầu chuyện.

Khi vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, chính thức lên ngôi, việc tuyển thái giám không còn nữa. Các thái giám được tuyển từ những đời vua trước đó sống ở trong cung chỉ lo việc quét dọn sân vườn, chơi cây cảnh chứ không phải lo việc “chăn gối” cho vua.

Khi về già hoặc đau ốm, các thái giám không được ở trong nội cung. Hết thời gian phục vụ, họ nhận lương của triều đình và chuyển ra ngoài hoàng thành, cư trú tại một căn nhà gọi là Cung giám viện. Để chống chọi lại sự cô quạnh, nhiều thái giám đã kết nghĩa anh em hoặc nhận con nuôi. Số khác chọn cách lấy vợ, do mất khả năng sinh con, họ lấy phụ nữ già để bầu bạn những tháng ngày cuối đời. Số ít thái giám may mắn hơn thì về quê sống với họ hàng.

Trong xã hội phong kiến, thái giám không thuộc về một giai cấp nào, gần như suốt đời chỉ ở trong cung cấm. Chính vì thế mà theo hai nhà nghiên cứu Huế, tên tuổi của thái giám triều Nguyễn ít khi được nhắc đến. Những sách sử viết về thái giám cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong đó chủ yếu viết bằng tiếng Pháp. Những gì của thái giám triều Nguyễn còn lại cho đến ngày nay chỉ là nghĩa trang tại chùa Từ Hiếu (xã Thủy Xuân, thành phố Huế).



Trong cuốn sách giới thiệu về chùa Từ Hiếu ghi rất rõ nguồn gốc việc thái giám được chôn cất tại đây. Lo lắng sự cô đơn nơi mộ phần khi nằm xuống, dưới thời vua Thiệu Trị (1807-1847), thái giám Châu Phước Năng đã đứng ra quyên tiền trùng tu chùa Từ Hiếu, ngôi chùa cổ cách thành phố Huế chừng 5 km, và chọn nơi đây làm nơi yên nghỉ. Từ đó, các thái giám đã công đức tại chùa sau khi chết được nhà chùa mai táng và cúng giỗ.

Trong khuôn viên nhà chùa, nghĩa trang thái giám nằm ở phía bên trái, cách chùa khoảng 30 m với diện tích gần 1.000 m2. 23 ngôi mộ được chôn theo 3 hàng, ở giữa có tấm bia khắc ghi công lao đóng góp của các thái giám.



Ngoài ngày giỗ chung do chùa Từ Hiếu tổ chức vào rằm tháng 11 hàng năm, khu nghĩa trang này vắng lặng không một bóng người qua lại. Cuộc đời của thái giám khi sống phải chịu thân phận hầu hạ trong bốn bức tường của hoàng cung thì khi "về trời” cũng phải chịu số kiếp cô đơn, lặng lẽ nơi bốn bức tường của nghĩa trang này.

Theo một sư cụ trong chùa, thỉnh thoảng có một vài người họ hàng của thái giám lên nghĩa trang thắp hương. Nhưng họ vội đến rồi lại vội về, mất hút dưới những tán cây. Dường như họ không muốn ai biết mình có bất cứ mối quan hệ nào với thái giám hay nghe ai hỏi về cuộc đời của những con người “sinh ra chẳng được mấy ai chấp nhận”.

Để tìm hiểu thêm về những điều thú vị trong triều đình xưa, các bạn có thể tham gia tour du lịch Huế của Đà Thành Travel








TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH DU LỊCH ĐÀ THÀNH - DA THANH TRAVEL
Hotline: 0905.516.026 (Mr Thành) - 0905 477 838 (Mr Duật)
Email: info@dathanhtravel.com, dathanhtravel@gmail.com
Website: www.dathanhtravel.com . www.thuexedanang.com . www.danangdulich.com
 


Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
2527 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 15, 2008, 11:57:10 PM
Gửi bởi khidotdh88
0 Trả lời
2386 Lượt xem
Bài mới Tháng Chín 22, 2008, 08:25:19 PM
Gửi bởi nhantam
0 Trả lời
990 Lượt xem
Bài mới Tháng Năm 31, 2014, 07:01:44 PM
Gửi bởi kyniem1704
0 Trả lời
866 Lượt xem
Bài mới Tháng Ba 05, 2015, 01:13:05 PM
Gửi bởi dochobe123
0 Trả lời
2321 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 20, 2021, 09:33:36 AM
Gửi bởi Adventure Journey

Khám phá rừng dừa Bảy Mẫu
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
480,000
Đặt ngay
Tour tham quan Sài Gòn 1/2 ngày (Saigon City Tour)
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
160,000
Đặt ngay
Đà Nẵng City - bán đảo Sơn Trà - Bảo tàng Đà Nẵng
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
600,000
Đặt ngay
Tour du lịch Sài Gòn (City tour) - Củ Chi 1 ngày
Tour: Văn hóa / Lịch sử
1 ngày 0 đêm
250,000
Đặt ngay
Câu cá, lặn ngắm san hô tại Bắc Đảo Phú Quốc 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
450,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác


Mobile View