Ngay cả khi có những nghiên cứu sâu rộng và các tiến bộ về y học, ung thư vẫn là căn bệnh gây chết người, khó chữa khỏi hoàn toàn khi không phát hiện sớm. Do đó, nhận biết những yếu tố nguy cơ này có thể giúp bạn chuẩn bị đối phó với nó hữu hiệu.
1. Tiền sử gia đình
Nghiên cứu đã chứng minh một số loại ung thư như ung thư vú có tính di truyền trong gia đình. Điều này có nghĩa nếu mẹ, bà hoặc dì của bạn bị ung thư vú, bạn cũng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.
2. Giảm cân
Nếu bị giảm cân đột ngột mặc dù không ăn kiêng hoặc luyện tập thì có thể là vì có khối u đang phát triển trong cơ thể bạn.
3. Hút thuốc
Nếu là người hút thuốc lá, bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh ung thư cao hơn những người không hút thuốc. Những người hút thuốc dễ bị ung thư phổi, họng và miệng
4. Tiếp xúc với tia x-quang
Nếu làm việc với những thiết bị phát ra bức xạ, bạn có nguy cơ bị ung thư.
Ví dụ, một bác sĩ X-quang làm việc với máy X-quang cả ngày sẽ có nguy cơ bị ung thư cao hơn các bác sĩ khác.
5. Tiếp xúc với kim loại
Nếu bạn làm việc trong một nhà máy xử lý kim loại hoặc sống gần nơi như vậy bạn có cũng có nguy cơ bị ung thư.
Những người sống gần các nhà máy sản xuất amiăng có nguy cơ phát triển ung thư ở giai đoạn cuối đời.
6. Ăn nhiều thịt
Những người không ăn chay có nguy cơ bị ung thư hơn những người ăn chay. Điều này là vì thịt động vật là một trong những thành phần nuôi các tế bào ung thư.
7. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không có kem chống nắng bảo vệ cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư da. Những “lỗ thủng” ở tầng tầng ozone đang khiến mức độ bức xạ cực tím đang ngày càng gia tăng.
8. Chế độ ăn
Nếu thường xuyên ăn nhiều đường, sữa và các thực phẩm gây ung thư, bạn cũng có nguy cơ bị ung thư cao hơn những người không ăn.
Ăn uống lành mạnh là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư phát riển.
9. Phẫu thuật và mô sẹo
Nếu phải phẫu thuật quá nhiều thì các mô sẹo chính là dấu hiệu của nguy cơ mắc ung thư.
10. Mãn kinh sớm
Nếu bị mãn kinh sớm (độ tuổi cuối 30 và đầu 40 tuổi) nguy cơ ung thư sẽ tăng lên bởi sự mất cân bằng hoóc-môn.
11. Thực phẩm hâm đi hâm lại
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những thực phẩm cũ hoặcđược bảo quản trong tủ lạnh và sau đó hâm lại vài lần có thể dẫn tới ung thư dạ dày. Nghiên cứu này không khẳng định nhưng nó có nghĩa lạm dụng lò vi sóng không phải là một ý tưởng hay.
Để được tư vấn với các chuyên gia Singapore về bệnh sử
Xin vui lòng liên hệ với VP OSSC để được hỗ trợ ./.
VPGD OSC tại Hà Nội
Đ/c: 50 Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: 04 22153544/ 0985 809 162; Fax: 04 36228637
Hotline: 0913 560 450, 0942 478 885
VPGD OSSC tại TPHCM
Đ/c: R606, Block B, Indochina Park Tower
04 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1 – TP HCM
Tel: 08-2220 2088; Fax: 08-2220 2089
Hotline: 0908 605 512