Hội du lịch Việt Nam
  •  Du lịch Hà Nội: Nỗi buồn của người tâm huyết ... 5 0 5 1
Currently:  

Tác giả Chủ đề:  Du lịch Hà Nội: Nỗi buồn của người tâm huyết ...  (Đã xem 5756 lần)

Đã thoát ra hoamaiseo

  • Lữ hành cấp 1
  • *
  • Bài viết: 52
    • Thuê xe Hoa Mai
Re:  Du lịch Hà Nội: Nỗi buồn của người tâm huyết ...
« Trả lời #2 vào: Tháng Sáu 07, 2019, 10:18:36 AM »
Thật đúng là chí lý, trước khi phát triển du lịch rầm rộ. Ta nên chú trọng vào làm công tác văn hóa, bảo tồn các nét đẹp vật thể và phi vật thể. Nói chung chung là vậy, nói riêng ra, Hà NỘi là thủ đô Việt Nam với rất nhiều di tích lịch sử, cung văn hóa, viện bảo tàng. Sao không từ đó ta phát triển rầm rộ lên để thu hút khách nước ngoài ???

Hoa Mai là công ty chuyên cho thuê xe du lịch tại Hà Nội. Mỗi năm, chúng tôi đón tiếp hàng ngàn khách du lịch đến tham quan Hà Nội. Và khi họ hỏi: "Hà Nội có gì đẹp?", Hoa Mai luôn tư vấn cho du khách QUốc Tế biết tới Lăng Chủ Tịch, hồ Gươm, hay Văn Miếu. Trước tiên là các khu di tích lịch sử văn hóa quý báu của dân ta. Sau đó nhà xe chúng tôi sẽ chở du khách đến các điểm du lịch khác tham quan hết cảnh đẹp của Hà Nội hoa lệ.



Dòng xe mà khách hàng QUốc tế hay đặt là dòng xe Ford Transit. Tuy vậy, với các đoàn ít người hơn, họ lại thuê xe 4 chỗ Vios hay Camry để đồng hành cùng chuyến du thăm Hà Nội. Đội ngũ tài xế Hoa Mai thông thuộc ngoại ngữ tốt, bởi thế khách Quốc Tế. Đặc biệt là các công ty du lịch thường liên hệ kết hợp với Hoa Mai
Thuê xe Hoa Mai - tự hào là đơn vị 16 năm cho thuê xe ô tô
 

Đã thoát ra khidotdh88

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 762
Du lịch Hà Nội: Nỗi buồn của người tâm huyết ...
« vào: Tháng Bảy 26, 2008, 11:09:19 PM »
(VietNamNet)- "Phải đi học người ta để Hà Nội phải thấy xấu hổ, trăn trở, để rồi phải làm tốt hơn. Đừng để những người vô tâm nói là Hà Nội không có gì để xem. Nếu tự thấy mình không làm được thì hãy để người khác làm!" - PGS Nguyễn Văn Huy.



Liên kết làm du lịch: Sai đấy, sửa đâu?
Soạn: HA 911617 gửi đến 996 để nhận ảnh này
"Văn hóa và du lịch phải có sự kết hợp chặt chẽ, chứ một anh chỉ lo nghiên cứu bảo tồn, còn anh kia chỉ chăm chăm kiếm tiền thì cũng không bền. Anh du lịch kiếm được tiền phải dựa trên thành quả của ngành văn hóa, vậy thì phải giúp văn hóa sống được. Tổng cục du lịch trả lời rằng đã đầu tư trở lại thông qua hệ thống thuế rồi, và từ thuế thì đã cấp tiền cho ngành văn hóa rồi. Cách trả lời như thế là phiến diện"


Không may mắn như nhà hàng Ánh Tuyết rất thành công với du lịch ẩm thực, ông Nguyễn Văn Huy dù có công đầu trong việc đưa Bảo tàng Dân tộc học thành bảo tàng có tiếng trong khu vực, thành điểm đến được yêu thích của những sách hướng dẫn du lịch nổi tiếng… của nước ngoài, lại là bảo tàng hiếm hoi trên địa bàn Hà Nội mở liên tục từ 8h30 đến 17h30 cũng vẫn chỉ thu được nhưng thành công vừa phải. Thật quá bất ngờ khi biết lượng khách đến bảo tàng hàng năm mới chỉ đạt 180.000 khách, trong đó 90.000 người nước ngoài - con số quá “khiêm tốn”, nếu tính trên hơn 1 triệu khách du lịch đặt chân đến Hà Nội. 

Đâu là lý do? Thì ra, nỗ lực đầy tâm huyết của Bảo tàng Dân tộc học không "cứu" được cái lối làm ăn chộp giật của những người làm du lịch vô tâm. Đã đành là không phải tour du lịch nào cũng đưa khách qua bảo tàng, nhưng nếu có đưa thì rất nhiều tour chỉ cho khách dừng chân một tiếng đến tiếng rưỡi để xem vài phần qua quýt. Hướng dẫn viên của tour nhiều người giới thiệu sai, có khi còn “bịa”, nên khách đi một lần sẽ chẳng còn hứng thú quay lại.

Ông Huy cho biết: “Khách lẻ mua vé vào đây được hướng dẫn viên của bảo tàng giới thiệu thì nhiều người đi cả buổi, thậm chí quay lại vài lần. Nhưng không lẽ bảo tàng lại “cấm” hướng dẫn viên của tour giới thiệu ở đây?” Thế nhưng, khách đi lẻ lại gặp rất nhiều khó khăn vì chỉ có độc một tuyến ôtô buýt duy nhất từ Kim Mã tới Nội Bài, không phải khu vực tập trung khách du lịch. Thế là khách nước ngoài thường sống ở khu phố cổ phải đổi tuyến xe buýt vài lần, có khi phải đi bộ khá xa mới đến được bảo tàng. Chà, đi kiểu này thì thật đúng là “hành” khách, nhất là khi hệ thống xe buýt của ta còn khá nhiều bất cập, người Việt Nam còn gặp khó khăn, nói gì đến người nước ngoài mới đến còn đầy ngơ ngác...

Nói đến sự liên kết giữa du lịch, văn hóa, giao thông thì đúng là chạm vào một "núi" bức xúc của ông giám đốc bảo tàng đầy tâm huyết. Nào là: "Ta phải rất chủ động thu hút khách nước ngoài, không chỉ qua hệ thống tour mà rất cần hút những “Tây balô” nữa, rồi "Cần có tuyến đường riêng đến các địa danh du lịch, còn nếu sử dụng chung thì phải rất rõ ràng, dễ hiểu, rồi "Cần hệ thống chỉ dẫn đường, cần bản đồ du lịch chuyên biệt" v.v.. Ông Huy còn kể đã nhiều lần nhận được những cú điện thoại của doanh nghiệp muốn làm bản đồ Hà Nội, mà thật ra vẫn chủ yếu là làm để kiếm tiền. "Mình đóng 5, 7 triệu thì tên bảo tàng của mình có trên bản đồ, rồi họ chi cho mình một ít tiền hoa hồng. Tôi không bao giờ làm những chuyện như thế!" 

Quả thật, Hà Nội là thủ đô mà vẫn mang tư duy quan liêu bao cấp. Dù không thiếu địa điểm du lịch nhưng không tạo ra tuyến đi thuận lợi cho khách, nếu có tuyến đi thì khách sẽ trả tiền cho ngành giao thông. Các điểm đến thì lại luôn quan liêu theo kiểu "đuổi khéo". Ông Huy nói: "Nhiều bảo tàng đóng cửa buổi trưa suốt từ 11h - 11h30 đến 13h30 - 14h, như thế là chỉ cốt sao thuận tiện cho người làm bảo tàng, chứ khách du lịch có ai ăn trưa từ 11h đến 13h30 như mấy vị công chức nhà mình đâu? Tại sao không phân công người làm trưa, tiền vé thu được cũng đủ trả cho họ. Rồi những chuyện rất nhỏ như bảng giới thiệu từng hiện vật của bảo tàng cũng để rất xa, chữ nhỏ, chẳng mấy ai đọc được!"

Được biết, Bảo tàng Dân tộc học đang mở khóa mùa hè nghiên cứu và thực hành bảo tàng cho 19 bảo tàng trong cả nước, làm liên tục trong 3 năm, cố gắng tạo ra nhóm trung kiên hiểu được các vấn đề cần đổi mới, rồi từ 19 hạt nhân này sẽ kéo tất cả bảo tàng cùng theo. Cũng hy vọng như thế, vì trong danh sách có khá nhiều bảo tàng trên địa bàn Hà Nội như Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Phụ nữ, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Lịch sử Quân sự và… Khoa bảo tàng của Đại học Văn hóa Hà Nội.

Quảng bá du lịch: Lười, tham, dốt?

Ai cũng biết, để quảng bá cho các địa điểm du lịch thì rất cần những tờ rơi, tờ giới thiệu, nhưng ông Huy lại than phiền về chuyện: “Làm tờ rơi xong, mang đến các khách sạn xin mãi người ta cũng không để cho mình. Trong khi ở các nước tiên tiến, tờ rơi của các điểm du lịch được phát tự do ở khắp nơi, từ nhà hàng, khách sạn đến các văn phòng công ty du lịch. Chưa kể, làm tờ rơi thì mỗi nơi một kích thước, một hình dáng, chẳng hề thấy sự chuyên nghiệp, sự thống nhất hay liên kết nào cả”.

Phải chăng, những người làm văn hóa nên năng động và tự mang sản phẩm đến “chào bán” cho người làm du lịch? Liệu có sự tế nhị nào trong việc “người làm tour muốn hưởng tiền hoa hồng?”. Ông Huy lại không nghĩ như thế: “Mình đã tạo ra sản phẩm cho du lịch khai thác thì du lịch buộc phải đến đây khai thác. Vẫn biết, nếu có hoa hồng thì hướng dẫn viên sẽ chỉ ngay cho khách vào cửa hàng đồ lưu niệm của bảo tàng để mua. Còn không có thì người ta kéo khách đi chỗ khác. Nhưng trả hoa hồng cho những người làm tour hay người hướng dẫn thì rất dở, sẽ tạo ra tiền lệ không tốt, nên chúng tôi không làm”.

Để Hà Nội thật sự là “điểm đến” cho khách du lịch, có biết bao việc để làm. Đơn cử như việc mỗi địa danh tạo ra những website chỉ dẫn đầy đủ, thông tin chi tiết cho khách, rồi sẽ có sự liên kết giữa các website để tạo ra hệ thống thông tin đầy đủ, dễ tìm kiếm. Những việc không lớn, nhưng để làm được sẽ rất cần… nỗ lực của từng đơn vị, và cần hơn là sự liên kết với một đầu mối.

Chẳng thế mà trong cuộc trao đổi với chúng tôi, ông Huy dẫn chứng rất nhiều chuyện của Hồng Kông, của Singapore, những nước cùng nằm trong châu Á, lịch sử văn hóa lại chẳng thấm vào đâu so với bề dày 1000 năm của Hà Nội. Chuyện Hồng Kông có bản đồ chuyên biệt, có hệ thống ôtô buýt gần như chỉ dành riêng cho khách du lịch, cứ đến giờ là ôtô đi, kể cả khi không có người. Chuyện Singapore thua trong Đại chiến thế giới II, bị Nhật xâm chiếm, và họ dựng một bảo tàng về sự thua của họ, kể về cuộc hành quân bằng xe đạp, hoàn toàn bí mật, tốc chiến tốc thắng của Nhật để chiếm Singapore. Mà thôi, kể ra nhiều làm chi cho buồn thêm...
Soạn: HA 911615 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Triển lãm "Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp" tại Bảo tàng Dân tộc học đã tái hiện lại một thời kỳ lịch sử đặc biệt bằng con mắt của người trong cuộc, với những trải nghiệm rất thật, làm rung động cả những ai chưa từng trải qua cuộc sống bao cấp.

Giờ ngồi ngẫm lại ta, "Ta thắng mà lại không kể hay được?! Như chuyện Điện Biên Phủ trên không, ta cũng có nhà trưng bày nhưng sao không hay? Không thể chỉ trưng bày mấy cái xác máy bay, mà phải là cuộc sống của con người Hà Nội trong 12 ngày đêm đó, là những gia đình bị máy bay B52 hủy diệt ở Khâm Thiên ra sao? Bây giờ nhiều người trong số đó vẫn còn sống. Rồi ai kể những câu chuyện của các y tá, bác sĩ đã chết trong bệnh viện Bạch Mai lúc đó. Chính bảo tàng này phải kể, mà kể thật hay, và khách sẽ đến thăm nườm nượp. Hay, ta có nhà số 80 phố Thợ Nhuộm, nơi Trần Phú viết Luận cương chính trị nhưng chẳng ai đến xem. Đó có là tội của cả anh du lịch, anh văn hóa, cả người giữ gìn ngôi nhà đó. Lẽ ra, xoay quanh đó có thể kể biết bao nhiêu chuyện, chuyện ông Trần Phú ở dưới hầm, rồi chuyện cuộc sống thời Pháp những năm 30 của các chủ tư sản. Hãy phục dựng lại cuộc sống đó, khách sẽ đến xem để hiểu cuộc sống của người Pháp ở đó như thế nào? Đừng nghĩ cách mạng là chỉ giới thiệu Trần Phú và việc viết luận cương thôi. Khi đó, khách đến xem còn mua bánh mỳ Pháp trung tâm Hoa Sữa ở bên cạnh. Sao ta không tạo ra một bảo tàng Hà Nội cho tốt, không tạo ra những bảo tàng chuyên đề cho hay? Đang có rất nhiều bộ sưu tập tư nhân trôi nổi, nằm trong nhà người ta, di sản đấy. Làm thế nào để đưa những bộ sưu tập đó ra?
Soạn: HA 911763 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Khách tham quan vỏ máy bay tại Bảo tàng Phòng không

Đúng như ông Huy nói, "Cần phải đi học người ta để Hà Nội phải thấy xấu hổ, trăn trở, để rồi phải làm tốt hơn, đừng để những người vô tâm phải nói là Hà Nội không có gì để xem. Nếu tự thấy mình không làm được thì hãy để người khác làm. Theo ông, "trách nhiệm là của những người làm văn hóa, của những người cầm cương nảy mực ở Hà Nội. Ông cũng nhấn mạnh "Văn hóa và du lịch phải có sự kết hợp chặt chẽ, chứ một anh chỉ lo nghiên cứu bảo tồn, còn anh kia chỉ chăm chăm kiếm tiền thì cũng không bền. Anh du lịch kiếm được tiền phải dựa trên thành quả của ngành văn hóa, vậy thì phải giúp văn hóa sống được. Tổng cục du lịch trả lời rằng đã đầu tư trở lại thông qua hệ thống thuế rồi, và từ thuế thì đã cấp tiền cho ngành văn hóa rồi. Cách trả lời như thế vẫn là phiến diện".

Ông Tô Ngọc Thanh còn mạnh mẽ hơn khi “phê phán” những người làm du lịch, những người "ăn sẵn, mà không muốn trả tiền ai cả. Dân ta thì có tư duy nông dân, cứ thấy người nước ngoài là có bao nhiêu mang ra trình diễn hết. Chúng tôi đã phải đấu tranh mãi để trong luật của nhà nước có “bảo vệ bản quyền của văn học dân gian”. Ngành văn hóa thì cố công bảo vệ, còn du lịch cứ mang người đến rồi đi thì làm sao công bằng?" 

Ông Thanh lại đưa ví dụ về đảo Bali của Indonesia. "Họ có show về chúa khỉ Hanuman - nhân vật trong sử thi Ramayana của Ấn Độ đã được phổ biến trên toàn Đông Nam Á - đang giúp tướng lĩnh Rama bị lũ quỷ quấy rối, bắt mất vợ là nàng Sita. Khỉ thì nhiều động tác rất sinh động, nhí nháu, nên show đó bao giờ cũng đông. Tổng số tiền bán vé thì 60% cho diễn viên của suất diễn, 20% trả cho cộng đồng để tu sửa hạ tầng, 20% còn lại thì lập quỹ đào tạo lớp trẻ và thăm hỏi giúp đỡ ốm đau cho những người diễn. Các tour du lịch đến đây cứ mua vé thôi, còn anh thu bao nhiêu tôi không biết, anh không được can thiệp vào số tiền bán vé"

Từ chuyện Bali lại nghĩ về chuyện Hà Nội. "Mỗi chương trình văn hóa ở làng, mình phải đòi thì mới được trả 100$, mà số tiền đó chia cho mấy chục con người thì nhằm nhò gì!". Và cũng như ông Huy, ông Thanh lại trách những người làm chủ trương, làm cơ chế nhiều hơn, bởi “trên không có chủ trương thì dưới cũng chịu”.

Không lẽ, cứ “chịu” để Hà Nội mãi là tiềm năng... ?

    *
      Khánh Linh
 


Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
6331 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 31, 2008, 09:22:12 PM
Gửi bởi Logan
0 Trả lời
963 Lượt xem
Bài mới Tháng Chín 08, 2016, 11:45:43 AM
Gửi bởi thaocln
0 Trả lời
1270 Lượt xem
Bài mới Tháng Ba 28, 2017, 11:23:14 AM
Gửi bởi lediem_itvn
0 Trả lời
2234 Lượt xem
Bài mới Tháng Năm 15, 2017, 10:01:33 PM
Gửi bởi spavitcon321
0 Trả lời
434 Lượt xem
Bài mới Tháng Năm 31, 2022, 04:26:50 PM
Gửi bởi trungdeptrai22

Du lịch City Nha Trang 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay
Đà Nẵng City - bán đảo Sơn Trà - Bảo tàng Đà Nẵng
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay
Tour 1 ngày: Hạ Long
Tour: Thám hiểm
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay
TOUR 1 NGÀY: TÀU RỒNG SÔNG HÀN BUỔI TỐI
Tour: Tham quan
0 ngày 1 đêm
0
Đặt ngay
Nha Trang - đảo Bình Ba 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác


Mobile View