Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Mạng xã hội là gì?  (Đã xem 55441 lần)

Đã thoát ra laphuong

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 4
Re:  Mạng xã hội là gì?
« Trả lời #8 vào: Tháng Tư 12, 2019, 04:12:08 PM »
Định nghĩa này giờ chỉ tương đối thôi
 

Đã thoát ra netzender

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 30
    • Netzender mạng xã hội 2.0
Re:  Mạng xã hội là gì?
« Trả lời #7 vào: Tháng Mười Một 04, 2017, 11:07:26 AM »
Nhiều cái tên giờ chỉ còn là dĩ vãng, facebook đã tiễn nhiều tên tuổi về suối vàng, ai sẽ là người thay thế mạng xã hôi facebook đây?
 

Đã thoát ra netzender

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 30
    • Netzender mạng xã hội 2.0
Re: Mạng xã hội là gì?
« Trả lời #6 vào: Tháng Ba 28, 2012, 09:22:57 PM »
up up up
 

Đã thoát ra netzender

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 30
    • Netzender mạng xã hội 2.0
Re: Mạng xã hội là gì?
« Trả lời #5 vào: Tháng Tám 11, 2010, 01:47:24 PM »
Mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo (Social Network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.

Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ files, blog, và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo Groups (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán...

Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau, với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản, và Yahoo! 360 tại Việt Nam.

Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate với mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích.

Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành viên ghi danh, tuy nhiên sự phát triển quá nhanh này cũng là con dao hai lưỡi: server của Friendster thường bị quá tải mỗi ngày, gây bất bình cho rất nhiều thành viên.

Năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh (embedded video) và nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày, các thành viên cũ của Friendster cũng lũ lượt chuyển qua MySpace và trong vòng một năm, MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả Google và được tập đoàn News Corporation mua lại với giá 580 triệu USD.

Năm 2006, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình "Facebook Platform" cho phép thành viên tạo ra những công cụ mới ("apps") cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng. Facebook Platform nhanh chóng gặt hái được thành công vược bực, mang lại hàng trăm tính năng mới cho Facebook và đóng góp không nhỏ cho con số trung bình 19 phút mà các thành viên bỏ ra trên trang này mỗi ngày.

Một số mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam:

* MySpace: Phù hợp với mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu dành cho lứa tuổi teen, tuy nhiên 1 số ca sĩ cũng chọn nơi đây là nơi chia sẽ và lăng xê tên tuổi.

* Facebook: Phù hợp với mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu dành cho tầng lớp trí thức (bao gồm sinh viên, các học sinh trung học và các công dân lớn tuổi khác).

* Yahoo! 360: Phục vụ cho nhu cầu viết blog nhiều hơn là để giao lưu. Dịch vụ này hiện rất phổ biến ở VN, tuy nhiên, Yahoo chưa có sự quản lí chặt chẽ, làm nhiều blogger chọn mạng này là nơi phát tán các thông tin đồi trụy hoặc mang tính xuyên tạc, bôi nhọ, thậm chí có một số “hot” blogger mập mờ danh hiệu nhà báo, phóng viên tự do... tranh thủ dự hội thảo, events với nhiều đòi hỏi đặc quyền đặc lợi như phong bì bồi dưỡng, hợp đồng bài PR, bán quảng cáo...

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 

Đã thoát ra netzender

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 30
    • Netzender mạng xã hội 2.0
Re: Mạng xã hội là gì?
« Trả lời #4 vào: Tháng Tám 11, 2010, 01:44:34 PM »
Mạng xã hội là gì?
MXH (tên đầy đủ là MXH trực tuyến) là một đại diện tiêu biểu của Web 2.0. MXH tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý, xây dựng lên một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những yêu cầu công cộng chung và những giá trị của xã hội.

(Theo Từ điển bách khoa online Wikipedia)
 

Đã thoát ra netzender

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 30
    • Netzender mạng xã hội 2.0
Re: Mạng xã hội là gì?
« Trả lời #3 vào: Tháng Tám 11, 2010, 01:42:54 PM »
Một mạng là một hệ thống có những đường dẫn đi. Một ví dụ điển hình là mạng nhện. Mạng xã hội không khác gì mạng nhện; cả hai đều là những khái niệm lâu đời dù chưa được đặt tên nhưng cũng đã xuất hiện cả ngàn năm trước khi người ta phát minh máy tính và Internet.

Trước khi đi sâu vào xã hội, chúng ta nên phân biệt được ba khái niệm sau đây. Khi dùng bất chợt thì những thuật ngữ như quê nhà, quốc gia, và chính quyền thường được dùng như chúng có đồng nghĩa; nhưng nếu dùng một cách nghiêm khắc hơn thì chúng có thể được nhận định khác nhau. Quê nhà biểu hiện một vùng địa lý. Chính quyền nói về bộ thể chế cầm quyền có chủ quyền một lãnh thổ giới hạn. Quốc gia biểu hiện một dân tộc chia sẻ cùng một phong tục, nguồn gốc, và lịch sử. Tuy nhiên, thuật ngữ quốc dân và quốc tế cũng hay nói lên ý nghĩa gắn liền với những gì nghiêm ngặt là của chính quyền. Ví dụ như công viên quốc dân và luật quốc tế là những điều đi đôi với chính quyền và không đi với quốc gia.

Định nghĩa: Một xã hội là một phân nhóm gồm những cá nhân mà đặc điểm của họ là quyền lợi chung và có thể có văn hoá và thể chế riêng biệt. Trong một xã hội các thành viên có thể đến từ một nhóm tộc dân khác biệt. Một “xã hội” có thể nói lên một dân số cá biệt như là người thượng, một chính quyền quốc gia như là Ai cập, hoặc một nhóm văn hoá khái quát hơn như là xã hội tây phương. Xã hội cũng có thể được giải thích như là một nhóm có tổ chức gồm dân số được kết giao với nhau nhằm những mục đích tôn giáo, nhân từ, văn hoá, khoa học, chính trị, ái quốc, hoặc gì khác.

Ba thành phần sau đây thường có trong tất cả các định nghĩa của xã hội: (a) những mạng xã hội, (b) các tiêu chí hội viên, và (c) các mẫu hình đặc trưng của sự tổ chức.

Những mạng xã hội vạch ra các quan hệ quần chúng. Những đặc trưng cấu trúc gần như xấp xỉ và tần xuất liên lạc và kiểu quan hệ (ví dụ, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp) định nghĩa những mạng xã hội khác nhau.

Một ngàn năm về trước khi khái niệm máy tính chưa xuất hiện, hành tinh mình đã có nhiều mạng xã hội rồi. Ý nghĩa chính đại của thuật ngữ mạng xã hội không liên can gì đến Internet, xem Web là gì? Mạng là gì? Mạng web là gì?. Thế nên cụm từ, mạng xã hội, trong tựa đề bài báo, Mạng xã hội thu hút 50% người dùng Internet tại Mỹ của VNExpress.net không diễn đạt được toàn diện ý họ muốn nói; vì thế mà họ phải mượn từ tiếng Anh, site, để nói, site xã hội, bên trong bài viết. Thế nhưng social site (nơi có nhiều trò xã giao nhất thời) không có cùng một ý nghĩa như là social-networking site (nơi xây quan hệ hoàn chỉnh). Bằng không thì tại sao người ta phải dùng cụm từ sau cả triệu lần trong khi cụm từ trước xuất hiện trên mạng web toàn cầu ít lần hơn nhiều?

Hai tuần trước đây, Quantrimang.com có khẳng định cách dùng ngôn từ như nói trên qua bài viết, Tháng 2, website mạng xã hội tăng trưởng 11,5%. Mặc dù website không phải là ngôn từ tiếng Việt chuẩn xác như hệ web, cụm từ, website mạng xã hội, diễn đạt được đầy đủ ý nghĩa tác giả muốn nói: nói về những hệ web cho mạng xã hội và không nói về một mạng xã hội.

Định nghĩa: Một mạng xã hội là một cấu trúc xã giao bao gồm những giao điểm (những cá nhân hoặc tổ chức) buột lại với nhau nhờ một hoặc nhiều loại giao thiệp đặc điểm như trao đổi tài chính, tình bằng hữu, lòng ghen ghét, mậu dịch, những liên kết web, hoặc những đường bay.

Định nghĩa:
Vốn xã hội là những sự ràng buộc lẫn nhau do người ta đặt ra hay tuân giữ khi giao dịch hay khi chung sức làm một việc gì đó; nó còn được gọi là những ràng buộc xã hội (social bonds) hay các hành vi mẫu mực (norms) hoặc quy tắc (rules) xã hội và chúng là những yếu tố quan trọng cho sự bền vững của cuộc sống. Đọc thêm

Bạn có vốn xã hội khi bạn sớm liên hệ được với nhiều người mấu chốt cho đời mình về sau. Cái khả năng của một nhà môi giới dùng để kết giao hai người mà không liên quan nhau nếu không nhờ sự môi giới này là một phần tử quan trọng trong sự cấu tạo vốn xã hội. Tiền đề chính yếu của vốn xã hội cho rằng các mạng lưới xã hội đều có giá trị. Vốn xã hội có nghĩa là giá trị tổng hợp của tất cả những mạng lưới xã hội nói về ai mà người biết và mấy cái khuynh hướng bộc lên từ những mạng lưới này để làm nhiều việc cho nhau.

Vốn xã hội không phải là một khái niệm mới xuất hiện trong thời gian vừa qua mà nó còn được phổ biến từ nhiều đời trước. Phần đông người cha, người mẹ của những thế hệ trước đây áp dụng triệt để nguyên lý vốn xã hội cho tương lai. Họ có nhiều con, nhiều liên hệ họ hàng, và dạy dỗ con cháu mình không trở nên bất hiếu. Lối sống như vậy là một biện pháp những người cha, người mẹ khi xưa dùng để xây dựng một hệ thống vốn xã hội tại gia nhằm có một cuộc sống về hưu không quá bi đát. Bạn không thể thực hiện được một kế hoạch như thế vì đời sống chuyên nghiệp thường đòi hỏi bạn phải có ít con cháu hơn và hay xa quê nhà hơn. Thế nhưng bạn vẫn cần phải có một số vốn xã hội thì mới dễ dàng thành công trong đời sống cạnh tranh và hiện đại ngày nay.

Tiếng tăm, khi tốt gọi là danh tiếng hoặc uy tín, là một quan điểm hay nói cho đúng kỹ thuật hơn là một sự đánh giá xã hội của công chúng về một người, một nhóm người, hoặc một tổ chức thường được lan truyền rộng xa. Nó là một yếu tố quan trọng trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh, các cộng đồng trực tuyến hoặc cương vị xã hội.

Tiếng tăm được cho là một cơ chế đâu cũng có, tự ý và có hiệu suất cực cao của việc điều khiển xã giao trong các loại xã hội tự nhiên. Nó là một chủ thể truy cứu trong các khoa học xã hội, quản lý và công nghệ. Thế lực của nó bao gồm từ bố trí cạnh tranh, như là thị trường, cho tới những cái tương phối, như là các hãng, các tổ chức, thể chế và các cộng đồng. Vả lại, Tiếng tăm điều hành ở các mức độ khác biệt cho nhà môi giới, cá nhân và siêu cá nhân. Ở mức độ siêu cá nhân, nó liên quan đến các nhóm, các cộng đồng, những tập thể và những thực thể trừu tượng trong xã hội như các hãng, liên đoàn, tổ chức, quốc gia, nền văn hoá và ngay cả những nền văn hiến. Nó ảnh hưởng các hiện tượng thang đo khác biệt, từ đời sống hằng ngày cho tới các quan hệ giữa những quốc gia. Tiếng tăm là một khí cụ chủ yếu của an ninh xã hội, dựa trên sự điều khiển xã hội được phân phát và tự ý.

Định nghĩa:
Một hệ tiếng tăm góp nhặt, phân phát, và kết tập phản hồi về hành vi trước nay của những người tham dự. Dù cho ít nhà sản xuất hoặc giới tiêu thụ của kết quả thứ bậc biết nhau, những hệ này giúp quyết định ai để uỷ thác, khuyến khích hành vi đáng tin cậy, và ngăn cản sự tham gia của những ai thiếu khả năng hoặc bất lương. Cũng có người cho rằng đó là một hệ thống uy tín nhưng khác với hệ thống uy tín, hệ tiếng tăm không phân biệt xấu tốt và không để cho hệ thống mà để cho chính thành viên và tự quyết định ai tốt ai xấu.

Khi đứng ở giữa sảnh đường trống hoặc ở rừng núi nhiều khi bạn nghe lập lại tiếng hét mình từ xa. Đó là sự phản âm. Sự phản âm gồm có hai phần: âm thanh chính gốc đi từ cửa miệng bạn và âm thanh bá dội đi ngược về nguồn. Nếu là ánh sáng rọi thẳng vào gương thì gọi là sự phản chiếu.

Khi đập tay xuống một thao nước đầy ở trên mặt bàn thì thao nước sẽ trả đòn để cho nước tung toé làm ướt mình. Đó là sự phản hồi. Sự phản hồi gồm có hai phần: tác nhân và phản nhân. Trong ví dụ thao nước thì bàn tay là tác nhân và phần nước làm ướt mình là phản nhân.

Khi bạn nói vào micrô đôi khi tiếng bạn đi ngược về từ cái loa. Nếu phản nhân trong trường hợp này lại đi vào micrô làm cho bị khó nghe nếu không điết con rái thì ta có một trường hợp gọi là hồi tiếp. Hồi tiếp là tác động làm cho phản nhân trở thành tác nhân trong cùng một hệ thống phản hồi. Nếu hệ thống đó là một xã hội thì ta có sự hồi tiếp đại chúng.

Dư luận là một dạng hồi tiếp đại chúng nếu dư luận đó trở thành tác nhân phát sinh dư luận mới. Kết quả trưng cầu ý kiến là một dạng hồi tiếp đại chúng nếu kết quả đó tác động dư luận làm ảnh hưởng kết quả trưng cầu lần sau.

Trong hệ tiếng tăm ai cũng là tác nhân, ai cũng là phản nhân, và, quan trọng hơn nữa là, phản nhân nào cũng là tác nhân làm ảnh hưởng xã hội và xã hội lúc nào cũng phát sinh phản nhân mới liên tục tác động xã hội.

Định nghĩa: Mặc dù toàn thể mạng web toàn cầu là một cộng đồng trực tuyến, còn được gọi là một cộng đồng ảo, cái thuật ngữ này thường được áp dụng cụ thể hơn tới các nhóm có quyền lợi cá biệt, những ngành nghề, những thể loại văn hoá và làng xóm địa phương. Chẳng hạn “cộng đồng phim ảnh trực tuyến” có liên quan tới những nơi trên web và những người lướt web liên can tới chủ đề phim ảnh.

Định nghĩa
: xã hội web, còn được gọi là một xã hội ảo, là một hệ tiếng tăm cho phép các thành viên trong cùng một cộng đồng trực tuyến tự xây vốn xã hội và quản lý tiếng tăm cho riêng mình qua những công cụ dựa trên công nghệ hồi tiếp đại chúng.
 

Đã thoát ra netzender

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 30
    • Netzender mạng xã hội 2.0
Re: Mạng xã hội là gì?
« Trả lời #2 vào: Tháng Tám 11, 2010, 01:39:44 PM »
Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.

Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán...

Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau, với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và Yahoo! 360 tại Việt Nam.

Lịch sử


Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate với mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích.

Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành viên ghi danh. Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh này cũng là con dao hai lưỡi: server của Friendster thường bị quá tải mỗi ngày, gây bất bình cho rất nhiều thành viên.

Năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh (embedded video) và nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày, các thành viên cũ của Friendster cũng lũ lượt chuyển qua MySpace và trong vòng một năm, MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả Google và được tập đoàn News Corporation mua lại với giá 580 triệu USD.

Năm 2006, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình "Facebook Platform" cho phép thành viên tạo ra những công cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng. Facebook Platform nhanh chóng gặt hái được thành công vược bực, mang lại hàng trăm tính năng mới cho Facebook và đóng góp không nhỏ cho con số trung bình 19 phút mà các thành viên bỏ ra trên trang này mỗi ngày.

Cấu thành
Nút (node): Là một thực thể trong mạng. Thực thể này có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp hoặc một tổ chức bất kỳ nào đó
Liên kết (tie): là mối quan hệ giữa các thực thể đó. Trong mạng có thể có nhiều kiểu liên kết. Ở dạng đơn giản nhất, mạng xã hội là một đơn đồ thị vô hướng các mối liên kết phù hợp giữa các nút. Ta có thể biểu diễn mạng liên kết này bằng một biểu đồ mà các nút được biểu diễn bởi các điểm còn các liên kết được biểu diễn bởi các đoạn thẳng.

Mục tiêu

Tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý và thời gian.
Xây dựng lên một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những yêu cầu công cộng chung và những giá trị của cộng đồng.
Nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội. (Sưu tầm)
 

Đã thoát ra netzender

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 30
    • Netzender mạng xã hội 2.0
Mạng xã hội là gì?
« vào: Tháng Tám 11, 2010, 01:31:12 PM »
Wiki định nghĩa:
Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.

Theo đó, có thể hiểu mạng xã hội ảo có 2 đặc trưng cơ bản
+ có sự tham gia trực tiếp của nhiều cá nhân (hoặc doanh nghiệp - nhưng vai trò như các cá nhân)
+ là 1 website mở, nội dung của website được xây dựng hoàn toàn bởi các thành viên tham gia.

Các mạng xã hội điển hình có thể kể đến như Y!360, Windows Live Space,twitter, facebook ... Ở VN thì thường được nhắc tới như tamtay.vn, clip.vn, netzender.com ...

Song, thực tế, mạng xã hội có vẻ được hiểu chưa đúng với bản chất của nó. Nhắc đến tamtay.vn hay clip.vn là ng ta nói nó là mạng xã hội. Nhưng, chắc ai cũng biết và ai cũng đã quên rằng, mạng xã hội đa dạng và phức tạp hơn nhiều. Bất kì 1 website nào được mang tính chất cộng đồng, xây dựng nhằm mục tiêu thu hút người sử dụng internet tham gia dựa trên 1 đặc điểm về sở thích nào đó .... thì cũng là mạng xã hội. Như vậy, các website như Forum, website chia sẻ video, hình thức blog, ... cũng đều là các mạng xã hội.

Như vậy, câu hỏi: VN hay thế giới có bao nhiêu mạng xã hội? thì đừng ai dại mà trả lời!!! (nhưng nhớ hồi trước có tên nào đó đi trả lời câu hỏi này mới ghê chứ)
 


 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
1405 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 07, 2014, 09:59:57 AM
Gửi bởi olivitun
0 Trả lời
1278 Lượt xem
Bài mới Tháng Ba 12, 2015, 05:18:58 PM
Gửi bởi hongphucmytan
0 Trả lời
1205 Lượt xem
Bài mới Tháng Ba 12, 2015, 05:21:19 PM
Gửi bởi hongphucmytan
0 Trả lời
1187 Lượt xem
Bài mới Tháng Tư 10, 2015, 01:42:14 PM
Gửi bởi LÊ THANH IST
0 Trả lời
1330 Lượt xem
Bài mới Tháng Sáu 30, 2015, 03:03:34 PM
Gửi bởi arronnguyen0914

Cái Bè – Cù lao Tân Phong 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay
Hòn Khô - Eo Gió
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay
Du lịch City Nha Trang 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay
Đà Nẵng – Cù Lao Chàm – Bà Nà Hill
Tour: Ghép đoàn
3 ngày 2 đêm
0
Đặt ngay
Tour tham quan Sài Gòn 1/2 ngày (Saigon City Tour)
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác


Mobile View