Android Things là tên hệ điều hành dành riêng cho các thiết bị Internet of things (IoT) của Google ra mắt cách đây hơn một năm rưỡi, tuy nhiên đến nay có rất ít thông tin về sản phẩm này, chính vì vậy mà rất nhiều người đã không biết đến sản phẩm này.
Vào ngày 13/12/2016, Google đã phát hành một phiên bản Android với tên gọi Android Things. Đây là cái tên được đặt cho hệ điều hành dành riêng cho các thiết bị IOT (internet of things) của Google. Nó có thể kết nối các vật dụng như loa, camera an ninh và router. Hệ điều hành này được tạo ra để hỗ trợ cho các nhà sản xuất thiết bị phần cứng như đồng hồ thông minh, laptop và PC, các Set Top Box (thiết bị thu nhận tín hiệu IP và giải mã thành tín hiệu Audio và Video hiển thị trên TV) và TV.
Android Things mới có thể bắt đầu cho phép người dùng tải về từ hôm nay, trước đó Google đã phát hành một bản xem trước Developer Preview cho các nhà phát triển, những người muốn phát triển các sản phẩm IoT dựa trên hệ điều hành Android.
Với Android Things, bất cứ nhà phát triển nào trước đây đã xây dựng một ứng dụng Android đều có thể nhanh chóng tạo ra một thiết bị thông minh bằng cách sử dụng Android APIs (Application Programming Interface - giao diện lập trình ứng dụng) và các dịch vụ của Google.
Google cũng đã xác nhận rằng, Android Things ra đời dựa trên những ý kiến phản hồi mà công ty đã thu thập từ dự án Brillo, có nghĩa là hệ điều hành này góp phần phát triển mạnh các công cụ như Android Studio, Android Software Development Kit (SDK – là bộ công cụ phát triển phần mềm), Dịch vụ Google Play, cũng như nền tảng đám mây của Google.
Trước đó, Google đã chính thức giới thiệu hệ điều hành Project Brillo và ngôn ngữ Weave dành cho các thiết bị trong dự án IoT. Đây thực chất là một bản Android thu nhỏ, cung cấp nền tảng giao tiếp giữa các thiết bị IoT với giao diện thân thiện, giúp người dùng có thể dễ dàng cài đặt, điều khiển trong quá trình sử dụng.
Hơn thế nữa, Google cũng ra thông báo rằng công ty sẽ phát hành bản cập nhật Developer Preview trong những tháng tới, trong đó sẽ bổ sung thêm cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc phát triển một cách an toàn các bản vá lỗi hệ điều hành thường xuyên, cũng như sửa lỗi bảo mật và các bản cập nhật của chính các nhà phát triển, cùng với kết nối ngôn ngữ Weave đã được thiết lập sẵn.
Google mong muốn hợp nhất Weave và Nest Weave
Như đã đề cập trước đó, Google đã cập nhật nền tảng ngôn ngữ Weave của mình, chính vì vậy các nhà sản xuất thiết bị như Philips Hue và Samsung SmartThings đang sẵn sàng sử dụng nền tảng này, cùng hàng loạt các hãng tên tuổi như Belkin WeMo, LiFX, Honeywell, Wink, TP-Link và First Alert có thể sẽ dễ dàng triển khai nền tảng Weave.
Với những khách hàng không quen thuộc với Weave, giải pháp này của Google dành cho cơ sở hạ tầng điện toán đám mây sẽ cho phép các nhà phát triển tập trung vào việc tạo ra sản phẩm của mình mà không cần phải đầu tư nguồn lực vào các dịch vụ đám mây.
Điều đáng nói ở đây là nền tảng Weave đã được cập nhật đi kèm với một thiết bị phát triển phần mềm dành cho các vi điều khiển được hỗ trợ và quản lý giao diện điều khiển. Trong thời gian này, bộ công cụ phát triển phần mềm sẽ hỗ trợ quy trình sản xuất các bóng đèn, phích cắm thông minh và chuyển mạch, cũng như bộ phận ổn nhiệt.
Tuy nhiên, trong những tháng tới, Google hứa hẹn sẽ hỗ trợ cho nhiều loại thiết bị hơn nữa, lược đồ tùy chỉnh, và ứng dụng di động APIs cho Android và iOS.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Googl nói rằng đã sẵn sàng hoạt động trên cơ sở sáp nhập Weave và Next Weave, do đó, sẽ chỉ còn một nền tảng trong hệ sinh thái.