Dấu tích của biệt thự Hadrian.Biệt thự nguy nga của hoàng đế Hadrian ở Tivoli (Italy) là công trình kiến trúc nguy nga, bằng chứng về sự giàu có và xa hoa của đế quốc La Mã. Biệt thự nằm trên sườn đồi, cho ta cảm nhận về sự huy hoàng của các hoàng cung ở Rome hơn cả “Căn nhà vàng” do Nero xây dựng 70 năm trước đó.
Hoàng đế Hadrian dành 9 trong số 20 năm cai trị của mình (117-138) để chu du khắp nơi, từ Anh sang Ai Cập và vùng Levant, khiến ông trở thành vị hoàng đế đầu tiên vi hành khắp đế quốc. Ông thông thạo tiếng Hy Lạp, triết học và có tài hùng biện, có kiến thức rộng rãi về kiến trúc. Triều đại Hadrian nổi tiếng với nhiều dự án xây dựng quan trọng ở Rome, hơn cả điện Pantheon và Đền thờ thần Vệ nữ và Rome đồ sộ. Những công trình này đều là công thự, nhưng ông dành riêng cho mình như một đam mê và thỏa mãn tham vọng thư giãn. Ông còn xây một biệt thự rộng lớn, độc đáo ở Tivoli (Tibur cổ), cách thành phố 28 km.
Tivoli có nhiều biệt thự tránh nóng của giới quý tộc La Mã. Do ảnh hưởng của các cung điện xa hoa miền đông Hy Lạp và nhất là hoàng cung Plotemies ở Alexandria, biệt thự La Mã và các cơ ngơi vùng ngoại ô (Harti) đều có nhà tắm, phòng ăn, phòng tập thể dục và phòng đọc sách, khu vườn với nhiều cây cỏ ngoại quốc, tạo khung cảnh hoang dã nhân tạo.
Tuy được xây dựng theo truyền thống lâu đời, biệt thự vẫn có một quy mô đặc biệt. Vì đây là nơi thư giãn của hoàng đế nên phải dành khoản trợ cấp để cả triều đình tháp tùng hoàng đế. Hadrian điều hành đất nước từ nơi nghỉ mát. Hiện còn có các bản sao công văn ông gửi từ Tivoli vào cuối mà hè năm 125 sau CN.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, diện tích biệt thự khoảng 120 ha, gấp hai lần các thành phố quan trọng của La Mã như Pompei hay Ostia. Biệt thự trông như một thành phố, với đền đài, nhà tắm, nhà hát và nhà kho, nhưng không lộn xộn như khu thương mại và dân cư của một thành phố. Tất cả đều được thiết kế theo ý muốn của Hadrian.
Chính nước làm nên phong cách chủ đạo cho biệt thự Hadrian. Cách thiết kế cho phép biệt thự mở nước cho chảy vào một số cống dẫn nước cung cấp cho thành Rome, được dẫn từ các khúc sông Anio thượng nguồn phía trên thành phố, vì thế cung cấp một nguồn nước tuyệt hảo và không phải sử dụng các thiết bị kéo nước. Nước chảy từ phía đông nam dẫn qua toàn bộ khu vực bằng một hệ thống đường ống và bể chứa tinh vi. Mỗi nhóm công trình đều có công trình thủy, số lượng lớn hơn 100, từ hồ bơi lớn của Poecile đến các khu vực riêng biệt của Nhà tắm nhỏ. Công trình thể hiện sự tinh vi điển hình là Serapeum, một phòng ăn hình bán nguyệt với nước bao quanh. Thực khách được tựa lưng vào các băng ghế hình chữ C (stibadium) bên dưới một mái che tạo hình vòm. Trước mặt thực khách cho một kênh dẫn, là đường tiếp thức ăn nổi, khi nhìn qua một bể nước nhỏ phản chiếu phần lộ thiên của con kênh Canopus. Nước chảy từ vùng đất cao phía sau mái vòm, giúp các vòi nước thể hiện khúc đồng diễn. Phía sau thực khách là một hang động có nước, được chiếu sáng thật ấn tượng từ phía trên.
Một trong những đặc điểm dễ phân biệt nhất của biệt thư Hadrian là số lượng các hành lang và sảnh đường theo sơ đồ công, từ đường cong tương đối đơn giản hay các khoảng không gia hình bán nguyệt của Serapeum cho đến các chi tiết phúc tạp của Biệt thự trên đảo hay đại sảnh Pi-azza d’Oro. Phần nhiều trong số này đều lợp bằng các mái vòm bêtông phức hợp, chia thành các mảng hình chão như ô, trang trí bằng đồ khảm kính để phản chiếu ánh sáng và nước.
Các cột nhỏ ban đầu dựng ở các góc trong của cổng Piazza d’Oro phải có hình giống như các cột dựng lều giữ mái to cuồn cuộn, không chỉ đơn thuần là trang trí áp dụng vào phần khung sườn đổ bêtông kiên cố. Phần trang trí mái vòm ở cổng ngày nay không còn nữa, nhưng có thể từng được khảm kính để gia cố hiệu quả giống lều. Họa tiết và màu sắc phong phú của đồ khảm có thể được truyền cảm ứng từ vải dệt vùng Cận Đông, những loại vải như thế dùng làm vải bạt che ở Đại hý trường trong những dịp lễ trang trọng.
Các công cụ xây dựng đầy tham vọng khác cũng được sử dụng để tạo ra sự thoáng khí. Cách khoảng giữa các cột bình thường đối với phần trang trí trên đỉnh cột bằng gỗ nhưng nói chung không khả thi nếu phần trang trí bằng đá, chỉ bằng cách sử dụng các thanh sắt liên kết chịu lực ép để đỡ các mái vòm rầm bêtông phẳng, neo vào các cột bằng các tảng đá hình nêm dễ nhận thấy mà ngày nay chỉ còn lại vài dấu vết. Kết cấu “cốt sắt” này được ngụy trang bằng lớp đá cẩm thạch như muốn thách thức tự nhiên. Biệt thự Hadrian chứng minh, kiến trúc La Mã thật táo bạo trong kỷ nguyên đầy tự tin và có rất nhiều sáng kiến này.
Nguồn tin: vnexpress