Di ChuyểnSuối Trúc nằm gần Lòng hồ Dầu tiếng , thuộc Huyện Dầu tiếng , Bình dương. Dầu tiếng cách TP HCM 85 Km.
Khởi hành từ TP HCM , bạn đi theo quốc lộ 13 đến Thị xã Thủ dầu một , tiếp tục đi đến ngã ba Suối giửa ( 5 Km ) gặp tỉnh lộ 751 bạn rẽ trái đi thẳng về Dầu tiếng .
Từ Dầu tiếng , bạn đi về hướng núi Cậu khoảng 5 Km là đến Suối Trúc . khi gần đến KDL núi Cậu có một đường rẽ (có bản chỉ dẩn) vào suối trúc (hồ than thở). Người ta vừa mới làm xong con đường vòng nối từ hồ than thở đến kdl núi Cậu dường chay ngoằn nghèo trong rừng rất đẹp ban nhớ khám phá thử nha.
Tham Khảo bản đồ
Tại ĐâyĂn Uống:Những khu du lich này còn rất hoang sơ nên hầu như dịch vụ còn thiếu thốn rất nhiều. Bạn phải chuẩn bị đầy đủ và kỹ càng trước khi đi nhằm tránh trường hợp thiếu đồ dùng làm cuộc dã ngoại kém vui. Những thứ cần chuẩn bị nhất là
quần áo khô, đồ ăn và nước uống.
Tham khảo những đồ ăn nên mang khi đi dã ngoại
Tại ĐâyKinh nghiệm tham khảo:Tuy được phát hiện cách đây khoảng 3 năm nhưng Suối Trúc vẫn còn nguyên vẻ hoang sơ, kỳ vĩ.
Thời gian thích hợp nhất để đến với nơi này là vào mùa mưa (từ tháng 4 Âm lịch đến tháng 12 Âm lịch), đặc biệt là dịp Tết Đoan Ngọ. Đến với Suối Trúc chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất hứng thú khi ngâm mình dưới hồ nước trong xanh hay đưa tay đón làn nước trắng xóa từ trên thác đổ xuống. Dòng suối này bắt nguồn từ một ngọn cao nhất của núi Cậu (gồm 12 cụm lớn nhỏ). Bạn có thể vui chơi dưới chân núi hay tổ chức những cuộc thi leo núi theo đường suối và trở xuống bằng đường rừng.
Suối Trúc nằm vắt mình trên một ngọn núi cao nhất trong cụm núi Cậu gồm 12 nhóm lớn nhỏ. Cụm núi Cậu được xem là đoạn cuối của dãy Trường Sơn hùng vĩ và những ngọn núi này chỉ được gọi một cái tên chung là núi Cậu. Có lẽ do ngọn suối len mình giữa bạt ngàn rừng trúc thiên nhiên nên cư dân địa phương đặt tên là suối Trúc. Cũng có người gọi là suối Tre hoặc suối Tiên. Để thưởng ngoạn cảnh đẹp hoang sơ của suối Trúc, du khách phải bắt đầu từ ngọn
Đặt chân lên núi, du khách sẽ phải len qua một lối mòn giữa rừng trúc để tiến vào ngọn suối. Quang cảnh đầu tiên sẽ là những ghềnh đá bằng phẳng, vuông cạnh, được thiên nhiên sắp đặt thành những bậc thang dành cho “người khổng lồ”. Theo truyền thuyết, nơi đây là chốn trú ngụ của “người khổng lồ”.
Vừa qua khỏi những bậc thang của “người khổng lồ” du khách sẽ được thưởng lãm những bãi đá “bát quái trận đồ”. Hàng triệu hòn đá lớn nhỏ được thiên nhiên xếp thành những bàn ăn thiên nhiên lý tưởng. Nếu chưa đói bụng, du khách tiếp tục tiến sâu hơn về phía thượng nguồn và tiếp tục thưởng ngoạn một bãi đá bằng phẳng bị nước mưa xâm thực tạo thành từng lọn sóng đá mà người dân địa phương cho rằng, đó là “chiếc giường” của “người khổng lồ”. Do suy nghĩ nhiều về vợ nên “người khổng lồ” lăn lộn, trằn trọc nhiều đêm làm cho “chiếc giường” đá nhăn nheo, bèo nhèo. Điều lạ là những nếp nhăn của đá nằm song song nhau theo một chiều tạo thành những gợn sóng đẹp mắt. “Giường đá” thường được những nhóm du lịch dã ngoại chọn làm nơi hạ trại. Chiếc giường này rộng hơn 3km2 nên có thể chứa khoảng 300 chiếc lều dã chiến.
Qua khỏi “giường đá”, một đoạn suối ngắn sẽ dẫn du khách vào một quang cảnh rất nên thơ được gọi là “Hồ Than Thở” và “Thác Bậc Thang”. Một số du khách chọn nơi đây là nơi dừng chân để “tắm tiên” và bắt cá. Ở nơi đây, vào những ngày sau mưa, những ngọn thác hùng vĩ sẽ hình thành do lượng nước từ thượng nguồn ào ạt đổ về tạo nên cảnh quang rất hoành tráng. Sau khi “tắm tiên”, bạn hãy chọn một nơi trên bãi đá bằng phẳng để ăn uống theo kiểu dã ngoại, nghỉ ngơi rồi trở về trước khi trời tối.