Hội du lịch Việt Nam
  •  Một ngày trên sông Tiền - Tỉnh Tiền Giang 5 0 5 1
Currently:  

Tác giả Chủ đề:  Một ngày trên sông Tiền - Tỉnh Tiền Giang  (Đã xem 6270 lần)

Đã thoát ra thanhnt

  • Noi goi gam yeu thuong.
  • Administrator
  • Lữ hành cấp 1
  • *****
  • Bài viết: 99
    • Tiepthiquangcao.com Noi goi gam yeu thuong
Re: Một ngày trên sông Tiền - Tỉnh Tiền Giang
« Trả lời #2 vào: Tháng Tám 26, 2008, 05:08:31 PM »
Ước gì ngày mai làm một ngày trên sông Tiền hihi  ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D, ý mà ước cũng tiết kiệm nữa ta. Ước gì ta lênh đênh mãi trên sông Tiền  ??? ??? ??? ???
www.fasolla.com - Phần mềm kế toán Seeget.
www.thanhtoandientu.com - Cổng thanh toán điện tử Việt Nam.
www.nonggia.
 

Đã thoát ra conhi1991

  • Lữ hành cấp 2
  • **
  • Bài viết: 216
Một ngày trên sông Tiền - Tỉnh Tiền Giang
« vào: Tháng Bảy 25, 2008, 08:11:48 PM »

7 giờ đúng, chiếc xe du lịch 24 chỗ của Công ty du lịch Sinh Café đưa chúng tôi ra khỏi Sài Gòn. Đoạn đường Sài Gòn - Mỹ Tho dài 70 km, đi qua tỉnh Long An, trước gọi là quốc lộ 4, nay đổi là quốc lộ I, là con đường huyết mạch nối thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đoạn đường này được đắp vào cuối thế kỷ 18, khi Pháp chiếm xong Nam Kỳ thì có thêm đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho chạy song song.


Đến giữa thế kỷ 20, đường xe lửa được tháo bỏ để mở rộng thêm đường ôtô. Song chúng tôi tới Tiền Giang không phải để thưởng thức cái thú ngồi ngắm đồng ruộng ngút ngàn của Nam Bộ lao vun vút qua khung cửa sổ xe hơi, mà để tận hưởng cảm giác bồng bềnh trên sóng nước sông Tiền, được len lỏi qua những kênh rạch chằng chịt, rợp bóng dừa nước mà dân du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh gọi là du lịch xanh...

8 giờ 30, chúng tôi đến thành phố Mỹ Tho, cửa ngõ đầu tiên của miền Tây, thủ phủ của Tiền Giang. Sông Tiền chảy ngang qua thành phố, lững lờ và đỏ lựng phù sa. Một đội thuyền du lịch khoảng mười chiếc chờ trên bến sẵn sàng đưa du khách đi thưởng ngoạn trên sông Tiền. Sông Tiền chia ra bốn nhánh: Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên và đổ ra 6 cửa biển. Trên sông Mỹ Tho có rất nhiều cù lao, quen gọi là cồn, như cồn Rồng, cồn Phụng, cồn Lân, cồn Quy, nay được gọi là cồn Thới Sơn 1,2 3, 4. Đó là những địa chỉ mà du khách hướng tới.

Con thuyền chở chúng tôi do anh Xuân Thắng, hướng dẫn viên của Công ty du lịch CafeSinh, hướng dẫn lướt trên mặt nước sông Tiền đi về phía Cồn Phụng. Theo tay anh chỉ, tôi nhìn về phía trái, nơi có một "hòn đảo" ngút xanh và vô số thuyền bè neo đậu. Đó là cù lao Rồng. Cù lao Rồng được bồi đắp từ khoảng năm 1972, sau đó thuộc quyền sở hữu của Đốc phủ Mầu, một địa chủ khét tiếng ở Mỹ Tho trước đây. Dưới chế độ cũ, người ta đã lập một "trại cùi" trên cù lao Rồng để cách ly bệnh nhân mắc bệnh phong. Năm 1941, "trại cùi" được dời ra Quy Hòa (Quy Nhơn), cù lao Rồng bắt đầu đón những cư dân lành lặn đầu tiên đến sinh sống và đây trở thành một vùng đất trù phú, đầy hoa thơm trái ngọt, thuyền bè vào ra tấp nập. Giữa một vùng sông nước mênh mang, cù lao Rồng là một trong những hòn ngọc xanh nằm ngay hành lang thủy lộ của những chiếc phà nối liền hai tỉnh Tiền Giang - Bến Tre, đêm ngày xuôi ngược. Chúng tôi không ghé cù lao Rồng mà cập thẳng vào cù lao Phụng để thăm "Nam quốc Phật tự" của ông tổ Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam. So với cù lao Rồng, cồn Phụng nhỏ hơn, nhưng lại được biết đến nhiều hơn bởi nơi này có di tích của Đạo Dừa. Theo lời thuyết minh của anh hướng dẫn viên, đây là một tôn giáo quái chiêu do Nguyễn Thành Nam, một con cờ chính trị mắc chứng hoang tưởng tự cao - một dạng của bệnh tâm thần phân liệt, sáng lập năm 1963. Sinh thời, Nguyễn Thành Nam (sinh năm 1909) học hành không mấy giỏi giang nhưng được gia đình cho qua Pháp học theo lối mà ngôn ngữ hiện đại gọi là du học tự túc. Ông ta đã học tập ở nước Pháp không phải để thành nhân tài mà để thành một "vị thánh". Sau khi về nước, Nguyễn Thành Nam tu luyện 10 năm ở Thất Sơn (An Giang). Đến năm 1963 thì tới miệt Mỹ Tho, leo lên cồn Phụng, xây "Nam quốc Phật tự" và sáng lập ra Đạo Dừa. Đạo Dừa chủ trương chuyên ăn cùi dừa và uống nước dừa để tồn tại và hành đạo. Đó là một sự kết hợp của Phật giáo, Thiên Chúa giáo, rồi Cao Đài... Lúc đông nhất có đến 3.600 tín đồ. Nguyễn Thành Nam còn dụng chữ Dừa theo biến âm của phương ngữ Nam Bộ nghĩa là Vừa (ví như: Cầu, Dừa, Đủ, Xoài - tức là Cầu vừa đủ xài) để cho rằng tôn giáo do ông ta sáng lập sẽ làm vừa lòng tất cả mọi người. Ông ta cho dựng trên cồn Phụng một ngôi chùa, kết hợp nhiều trường phái kiến trúc khác nhau. Trước chùa cho đúc Cửu đỉnh bằng ximăng gắn sành sứ (thực ra chỉ có một đỉnh mà thôi), rồi gắn ảnh của mình vào, tự nhận là người có công thống nhất đất nước, kế vận hưng nghiệp của vua Minh Mạng (1820 - 1841). Nguyễn Thành Nam còn cho xây một sân chầu với những hàng cột vẽ rồng sặc sỡ. Cuối sân có một động nhỏ, nơi "Phật tổ" Nguyễn Thành Nam đến giảng kinh. Sau động là một tòa sen nằm trong l*ng cầu và hai cột xi măng, ở bai bên tượng trưng cho Sài Gòn và Hà Nội. Hằng ngày, Nguyễn Thành Nam chui vào quả cầu, ngồi lên tòa sen rồi sai đệ tử kéo lên cao. 12 giờ trưa, ông ta "nhập thế", bằng cách ra khỏi l*ng đi đến hai bao lơn đặt trên hai cột ximăng tượng trưng cho Sài Gòn và Hà Nội. Đi từ bên này sang bên kia, Nguyễn Thành Nam cho rằng ông ta đã thống nhất được tổ quốc. Ông ta còn cho làm mô hình phi thuyền APOLLO bằng... tôn, trèo vào trong đó, biểu đệ tử kéo lên... vũ trụ để thỉnh thị thánh chỉ của Ngọc Hoàng. Lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ ở vào thời kỳ ác liệt, Nguyễn Thành Nam tổ chức hoạt cảnh hòa bình để mị dân. Ông ta thuê người, chia làm hai phe mặc áo quần của quân giải phóng và quân đội Sài Gòn rỗi bắn nhau tá hỏa... bằng súng giả. Đang lúc cuộc chiến căng thẳng, thây người "chết" chất đầy một... sân chầu thì "Phật tổ" Nguyễn Thành Nam giáng thế bằng cách "hạ thổ" từ tòa sen, để đến cứu vớt những sinh linh. Vậy là chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình. Con người với những triệu chứng tâm thần đó đã được chế độ cũ bật đèn xanh để mị dân chúng. Cuối cùng thì ông cũng bị tổ trác nên lộn cổ từ trên tòa sen xuống đất và qua đời năm 1990. Đạo Dừa thành thiên cổ nhưng cồn Phụng lại thành điểm tham quan đầu tiên trong tour du lịch xanh trên sông Tiền.


Rời cồn Phụng, chúng tôi lại xuống thuyền đi thăm cồn Lân và ăn trái cây. Thuyền cập vào một bến nhỏ, anh hướng dẫn viên đưa chúng tôi len lỏi qua những khu vườn mướt xanh với đủ loại cây: sapoche, nhãn, chuối, sầu riêng... quả treo lủng lẳng. Khác với những ngôi nhà vườn nổi tiếng ở Huế, thường là nhà vườn văn hóa, vườn ở đây là vườn kinh tế. Người dân Nam Bộ gắn bó cả đời mình với sông nước, vườn cây cũng vậy, nước sông theo các con rạch nhỏ chảy vào từng khu vườn, từng gốc cây. Người ta trồng cây theo hàng như những ô trên bàn cờ, dưới các hàng cây là hệ thống mương rạch rộng độ 5m, lan tỏa khắp vườn. Lúc triều lên nước sông chảy vào vườn khiến du khách có cảm giác cá nhảy lên cả vườn cây. Lúc triều xuống, nước lại đổ ra sông, lòng mương chỉ còn xâm xấp nước và một màu phù sa đỏ quánh. Cũng nhờ lớp phù sa này mà cây trái nơi đây quanh năm cho trái ngọt.

Chúng tôi được mời đến một khu vườn do công ty du lịch Tiền Giang bỏ vốn đầu tư nâng cấp. Nhiều khách nước ngoài đang ngồi ăn trái cây ở đó. Mùa nào thức nấy nhưng thông thường chủ vườn sẽ mời khách ăn 6 loại trái cây: thơm, chuối, thanh long, sapôchê, chôm chôm, nhãn. Khách ăn không hết, chủ vườn bỏ vào trong túi, trao lại cho khách với lời cám ơn và câu chào: "see you again" rất ngọt ngào.

Chúng tôi được mời ăn trưa trên một cù lao khác cách cồn Lân khoảng 20 phút đi thuyền, cồn Thới Sơn 1. Nơi đây có một garden – restaurant rất đẹp. Song cái hấp dẫn tôi nhất lại không ở kết cấu của cái nhà hàng "thập nhị giác" này mà ở món cá tai tượng chiên xù và những bộ đồ bà ba trắng, đen của các cô phục vụ. Tiếp viên của nhà hàng mặc đồng phục bà ba trắng, quần lụa đen nhẹ nhàng đi giữa các hàng ghế, lúc thêm chút mắm, khi gắp ngọn rau nhút đặc sản vào bát du khách, lúc lại lúng liếng cười duyên khiến thực khách chưa ăn đã thấy ngon.

Từ cù lao Thới Sơn 1, chúng tôi lại được dẫn đi ngang những vườn mãng cầu, băng qua mấy chiếc cầu khỉ để xuống bến đò. Đó là nơi tập kết của mấy chục chiếc xuồng nhỏ, dân địa phương gọi là đò chèo, để đưa du khách đi dạo trong rừng dứa nước. Bốn người một xuồng do hai người chèo, luồn lách qua những rặng dừa nước để ra sông Tiền, nơi có thuyền lớn đang đợi sẵn. Tôi hỏi người chủ thuyền về biểu giá của thú vui này. Người chủ thuyền ấy cho biết mỗi lần chở được công ty du lịch trả 10.000 VND. Ngày nào đắt, nhất thì được 3 - 4 chuyến. Có ngày không có chuyến nào.

Ăn trưa muộn nên chúng tôi xuống xuồng trễ. Đến giờ nước rút, dòng kênh đang lớn bỗng nhỏ dần. Và một sự cố đã xảy ra - kẹt xuồng. Ở Sài Gòn phải chứng kiến cảnh kẹt xe, kẹt cầu thường xuyên tôi đã ngán đến tận cổ. Nào ngờ về Tiền Giang lại mắc cảnh kẹt xuồng. Một lần nữa, lại được chứng kiến hết sự vất vả của những người chèo xuống khi họ cố kiếm cho được vài chục ngàn để mưu sinh. Họ phải lội xuống nước, phạt bớt những cành dừa nước để đẩy xuồng vượt qua chỗ cạn. Vậy nhưng trên gương mặt họ không hề có sự bực bội hay giận dữ, chỉ một nét tươi vui và những giọt mồ hôi lấp lánh. Ở cuối con rạch, chiếc du thuyền chờ sẵn và họ lại nồng hậu chia tay khi chúng tôi lên thuyền với lời cảm ơn ở đầu miệng, bởi lẽ họ nghĩ rằng chúng tôi đã đem tới cho họ nguồn sống mà không hề biết rằng chính họ đã cho chúng tôi một chuyến đi kỳ thú vô cùng.

Đến 5 giờ 30 chiều, chúng tôi cập bến sau gần 10 tiếng đồng hồ bồng bềnh trên sông nước Cửu Long. Hoàng hôn ném xuống dòng sông những vệt nắng đỏ rực. Bên kia sông, nhà máy bia BGI đã lên đèn. Người lái thuyền sinh hứng hò tặng du khách một câu hò... cải biên độc đáo: "Gió mùa thu... mẹ ru con ngủ. Ầu ơ... Con ngủ rồi... mẹ ngủ... với ba con... Một quãng sông dậy tiếng cười khi lời ca đột ngột kết thúc. Và những tiếng cười ấy cuốn theo con sóng cứ lan xa, lan xa...
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
12961 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 15, 2008, 12:57:50 PM
Gửi bởi hikaruanh
0 Trả lời
4968 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 25, 2008, 08:05:16 PM
Gửi bởi conhi1991
11 Trả lời
9218 Lượt xem
Bài mới Tháng Ba 24, 2010, 10:16:47 PM
Gửi bởi xitin
0 Trả lời
7416 Lượt xem
Bài mới Tháng Hai 18, 2011, 12:04:35 PM
Gửi bởi bemai2011
0 Trả lời
779 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 12, 2015, 01:43:57 PM
Gửi bởi nguyennga5979

Lặn biển Hòn Mun Nha Trang 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
660,000
Đặt ngay
Khám phá thánh địa Mỹ Sơn
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
420,000
Đặt ngay
Khám phá rừng dừa Bảy Mẫu
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
480,000
Đặt ngay
Làng bè nổi và làng Chăm Châu Đốc
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
180,000
Đặt ngay
Hà Nội - Hạ Long
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,044,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác


Mobile View