Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Ứng xử với khách nước ngoài: Những thói xấu phải dẹp bỏ  (Đã xem 4762 lần)

Đã thoát ra thientung

  • Lữ khách
  • Xa mẹ lần đầu
  • *
  • Bài viết: 43
Re: Ứng xử với khách nước ngoài: Những thói xấu phải dẹp bỏ
« Trả lời #2 vào: Tháng Năm 08, 2013, 11:32:27 AM »
DĐúng là buồn thật, đến bao giờ khách du lịch mới chọ VN là điểm đến hàng năm khi mà những con sâu này vẫn còn tồn tại
 

Đã thoát ra booktrip

  • Global Moderator
  • Lữ hành cấp 5
  • *****
  • Bài viết: 1294
    • Nhất cự ly nhì tốc độ
ANTĐ - Với quan niệm “chỉ gặp duy nhất một lần”, vì thế những lái  xe taxi và nhân viên khách sạn đã ra tay “chặt chém” khách nước ngoài không thương tiếc. Và cũng bắt đầu từ những hành vi như vậy, chúng ta đang tự đánh mất rất nhiều cơ hội của chính mình.

3 câu chuyện, 1 nỗi buồn

Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần, tại Hà Nội xảy ra 3 vụ lái xe taxi và xích lô ra tay “chặt chém” du khách nước ngoài.

Chỉ từ 3 câu chuyện ấy, chúng ta hoàn toàn có thể đặt câu hỏi: Tại sao luôn có những kẻ lợi dụng sự bất đồng ngôn ngữ hay sự lạ lẫm của du khách khi tới một vùng đất mới để trục lợi, hay nói cách khác là lừa đảo một cách trắng trợn như vậy? Không lẽ Hà Nội lại thể hiện “sự hiếu khách” theo cách tiêu cực đến thế? Tất nhiên, câu trả lời là không. Bằng chứng là khi thấy sự việc đáng xấu hổ đối với anh Patrick, du khách bị lái xe taxi hãng Trung Việt bắt chẹt, chính một nhân viên lễ tân của Bảo tàng dân tộc học đã lập tức chia sẻ câu chuyện với nhà chức trách để truy tìm thủ phạm. Dù ngay sau đó, cơ quan chức năng đã vào cuộc và người gây lỗi đã phải chịu trách nhiệm bồi thường, nhưng chắc chắn những ấn tượng xấu này sẽ hằn sâu trong lòng du khách. Có một thực tế đang tồn tại trong suy nghĩ của một bộ phận lái xe, nhân viên khách sạn là: Không phải khách quen, tội gì không… “chém”. Điều tai hại nằm ở chỗ, chính những lái xe taxi, nhân viên khách sạn đó không ý thức được rằng, họ chính là những người Việt Nam đầu tiên mà khách nước ngoài tiếp xúc khi xuống sân bay. Mọi tình cảm, ấn tượng ban đầu đều bắt nguồn từ đây.

Giải pháp không quá khó

Trở lại với câu chuyện của những vị khách người Pháp bị nhân viên khách sạn đe dọa, chị Nguyễn Thị Xinh – cán bộ nhà khách tại phố Phạm Ngũ Lão khẳng định: “Xây khách sạn ở khu vực phố cổ chắc chắn phải đầu tư khoản tiền không nhỏ. Tôi không tin ông chủ khách sạn lại thiển cận đến mức đánh đổi cả uy tín, thương hiệu của mình để kiếm chác lợi nhuận từ 1 vụ “chặt chém” vài trăm nghìn đồng. Vấn đề là anh ta đã không giáo dục nhân viên của mình ứng xử đúng mực và văn minh. Trong cả 3 câu chuyện nói trên từ cậu nhân viên đến anh lái xe hay người đạp xích lô đều không phải là cách hành xử phổ biến của người Hà Nội. Đó là điều rất đáng chê trách”.

Một hình ảnh mà ta có thể thấy hàng ngày trên đường phố là du khách ngập ngừng mỗi khi đặt chân xuống vạch kẻ sang đường tại mỗi ngã tư. Bất chấp sự lạ lẫm, rụt rè của người nước ngoài không mấy ai nghĩ đến chuyện phải nhường đường cho họ. Người ta cứ phóng, cứ vượt và cả cố tình tạo nên những nguy hiểm không đáng có.

Ông Dương Huy Hoàng - Giám đốc Công ty Du lịch Sapa phân tích: “Trong một số tình huống, tiền bạc không phải là vấn đề quan trọng, điều cơ bản là khách nước ngoài cảm thấy họ bị phân biệt đối xử với người bản xứ. Hãy hình dung nếu họ cùng đi với bạn đến điểm tham quan, bạn sẽ giải thích tại sao khi họ phải mua một chiếc vé vào cửa gấp 2, thậm chí là gấp 3 lần vé của bạn? Du khách sẵn sàng mua giá cao nếu đó là quy định, nhưng bị đối xử như vậy là thiếu công bằng. Điều này nằm ở tư duy của những người làm dịch vụ và thay đổi nó không dễ. Và thực tế là đã có tới hơn 80% khách nước ngoài không quay trở lại Việt Nam. Đơn giản là bởi, họ không muốn mình bị biến thành một hình nhân để bị “chém”.

Ông Hoàng kể lại một câu chuyện mà theo ông là điển hình khi người nước ngoài tới Hà Nội: “Phần lớn, họ sẽ rất hạn chế khi phải đi mua sắm một mình ở những nơi xa lạ. Tôi có một anh bạn nước ngoài và anh ta có bạn gái là người Việt. Mỗi khi đưa bạn gái đi mua sắm hay ăn uống, anh ta thường để cô bạn tự đi vào cửa hiệu một mình và để cho cô ta thanh toán, còn anh ta đứng ngoài. Đơn giản là anh ta thừa biết, nếu chủ động trả tiền, số tiền sẽ bị đẩy cao lên nhiều lần. Dường như đó là một thứ luật bất thành văn ở Hà Nội”.

Giải pháp hay nhất là mỗi doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa của công ty mình từ chính đội ngũ nhân viên khi tiếp xúc với du khách. Mặt khác, các cơ quan chức năng cũng cần vào cuộc nhanh và xử lý mạnh tay, dứt điểm với những vấn nạn gây phiền hà cho khách. Sự mẫn cán và nhiệt tình giải quyết sự vụ của cơ quan chức năng sẽ xây dựng lại lòng tin và thiện cảm trong mắt du khách.

Phải đưa vào luật

Với xu thế thế giới ngày càng mở rộng, thông tin được cập nhật rộng rãi như hiện nay thì vai trò của mỗi cá nhân trong việc quảng bá hình ảnh, văn hoá, con người Việt Nam đối với du khách quốc tế là vô cùng quan trọng. Bởi, điều đó được phản ánh chân thực và sâu sắc nhất từ chính những con người mà họ có dịp tiếp xúc. Nói một cách khác thái độ ứng xử của những người bán hàng rong, người lái xe taxi, hay chỉ là một người đánh giày bình thường,… cũng đủ để khách nước ngoài đánh giá về văn hoá ứng xử, sự chân tình, nồng hậu mà người dân Việt Nam dành cho họ. Và không ai khác, mỗi chúng ta đều là những đại sứ để quảng bá du lịch cho đất nước mình. Rất nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản đã đưa khái niệm “ngoại giao dân sự” để khuyến khích người dân ứng xử thật sự “ngoại giao” khi tiếp xúc với người nước ngoài. Đó là do, ngoài phong cảnh, cơ sở vật chất hạ tầng, truyền thống văn hóa, thì điều rất quan trọng là ứng xử cá nhân. Song, trên thực tế không ít người lại không hề lưu tâm đến điều này. Những hình ảnh không đẹp như xả rác, nói chuyện ầm ĩ, không xếp hàng, tình trạng chặt chém, hét giá “trên trời” của người bán hàng, lái xe taxi đối với khách nước ngoài… đã trở thành những “con sâu làm rầu nồi canh” khiến những vị khách đến khám phá đất nước và con người Việt Nam mất thiện cảm.

Để hình ảnh Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng trở nên thân thiện và hấp dẫn hơn trong con mắt bạn bè quốc tế thì cơ quan chức năng cần xây dựng những luật lệ thật nghiêm minh để những hành xử có văn hoá như nhường đường cho người đi bộ, ứng xử văn minh trên các phương tiện công cộng, hay những con người thân thiện, những công viên rợp bóng cây xanh… luôn hiện diện ở mỗi điểm đến của Thủ đô, để khách nước ngoài đến với Hà Nội đều cảm nhận về một Hà Nội thanh lịch, hào hoa và mến khách.

PGS-TS Trịnh Hoà Bình (Viện xã hội học - Viện KHXH&NV Việt Nam)

ANTĐ
๑۩۞۩๑♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥www.bootrip.me•♥´¯) ๑۩۞۩๑♥๑۩۞۩๑
♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥Tạo hiệu ứng rao vặt, chữ ký diễn đàn•♥´¯) ๑۩۞۩๑♥
 


Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
2748 Lượt xem
Bài mới Tháng Bảy 14, 2011, 01:30:53 PM
Gửi bởi booktrip
0 Trả lời
2177 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 21, 2015, 08:32:57 AM
Gửi bởi teemoseo2015
0 Trả lời
908 Lượt xem
Bài mới Tháng Tư 22, 2017, 03:40:55 PM
Gửi bởi bebi9x
0 Trả lời
916 Lượt xem
Bài mới Tháng Năm 16, 2017, 04:44:21 PM
Gửi bởi LinhDoLi
2 Trả lời
3048 Lượt xem
Bài mới Tháng Năm 08, 2020, 04:18:18 PM
Gửi bởi congtydulichuytin

Tour 1 ngày: Vĩnh Long
Tour: Khám phá
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay
Sapa – Cát Cát – Hàm Rồng
Tour: Ghép đoàn
2 ngày 1 đêm
0
Đặt ngay
Mỹ Tho - Bến Tre (Lễ 2/9) - 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay
Ngũ Hành Sơn - Hội An
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay
Thiên Đường – Vũng Chùa – Mộ tướng Giáp 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
0
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác


Mobile View