Bán phòng trên nhiều kênh (hay còn gọi là bán phòng đa kênh) là một trong những chiến lược giúp khách sạn tối ưu công suất phòng tăng doanh thu. Nhưng làm thế nào để quản lý kênh bán phòng hiệu quả và lựa chọn công cụ quản lý kênh phù hợp? Bài viết này nêu ra những khó khăn và cách thức khai thác công cụ để bán phòng có hiệu quả hơn.
Sử dụng công cụ quản lý kênh Channel Manager giúp quản lý phòng hiệu quả hơn
Channel Manager là công cụ trung gian ở trung tâm, chịu trách nhiệm kết nối CMS và đồng bộ với tất cả các kênh OTA của khách sạn. Việc sử dụng hệ thống quản lý kênh bán phòng đem lại nhiều hiệu quả đáng kể trong hoạt động kinh doanh khách sạn như sau.
Quản lý kênh bán phòng đồng bộ và tức thời
Thay vì phải thao tác và quản lý từng kênh bán OTA một cách thủ công thì với hệ thống quản lý kênh bán phòng giúp quản lý tất cả các kênh OTA tập trung trên cùng một giao diện.
Kiểm soát tình trạng overbooking
Khách sạn tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức trong việc quản lý kênh mà còn giảm thiểu tối đa các sai sót khi cập nhật đóng/mở phòng, số lượng phòng trống một cách thủ công. Do đó giúp kiểm soát chặt chẽ tình trạng overbooking tại khách sạn.
Tăng doanh thu khách sạn
Sử dụng công cụ quản lý kênh cũng sẽ giúp khách sạn dễ dàng theo dõi và tổng hợp doanh thu đặt phòng từ từng kênh bán phòng. Từ đó, đánh giá hiệu quả bán phòng từng kênh và xây dựng các chiến lược kinh doanh nhằm thu hút đặt phòng.
Các tiêu chí lựa chọn công cụ quản lý kênh – vừa hiệu quả vừa đảm bảo chi phí
Tùy vào chính sách của mỗi nhà cung cấp công cụ quản quản lý kênh (CMS) mà có những cơ chế về chi phí khác nhau. Chẳng hạn:
Có CMS sẽ tính phí theo cả hạng phòng (Room Type).
Có CMS sẽ tính phí hoa hồng theo booking bán được.
Vì vậy khách sạn nên lựa chọn mô hình CMS phù hợp để đảm bảo hiệu quả.
Liên kết tích hợp với phần mềm quản lý khách sạn PMS
CMS thực ra mới chỉ giải quyết được các kênh online, tuy nhiên khách sạn của bạn còn nhiều kênh khác nữa như : TA, Booking engine, Walk–in, điện thoại… như vậy việc tự động và giảm công sức nhân viên vẫn chưa triệt để.
Để giải quyết vấn đề này, các giải pháp quản lý khách sạn cần tích hợp tính năng tất cả trong một, cụ thể:
Quản lý OTA hầu như là tự động, đối với các công việc như nhập booking, đóng mở phòng, hủy booking, sửa booking… mà không cần sự thao tác của nhân viên khách sạn.
Kết nối quản lý đồng bộ hai chiều một cách tự động giúp tiết nhiều thời gian và tránh sai sót các lỗi thủ công.
Quản lý tất cả các hoạt động khách sạn trên cùng một hệ thống.
Tổng hợp và cung cấp báo cáo doanh thu, công suất phòng, công nợ… chi tiết và chặt chẽ.
Bảo mật dữ liệu cao với các tài khoản đăng nhập, thông tin thẻ thanh toán…
Sử dụng PMS và CMS do một nhà cung cấp
Việc sử dụng hệ thống quản lý khách sạn PMS có tích hợp với công cụ quản lý kênh từ một đơn vị cung cấp sẽ thuận tiện trong quá trình hướng dẫn và hỗ trợ sử dụng, bảo trì và nâng cấp hệ thống.
Thay vì phải làm việc với nhiều nhà cung cấp khác nhau, khách sạn chỉ có một đầu mối liên hệ, một nhóm hỗ trợ xuyên suốt cả quá trình sử dụng hệ thống.
Khi khách sạn có càng nhiều kênh bán phòng, thì vai trò của việc quản lý càng quan trọng, khi ấy thì cần phải có giải pháp quản lý phù hợp. Lựa chọn đúng giải pháp, việc vận hành sẽ luôn được đảm bảo và giảm thiểu những rủi ro không đáng có.