Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope) ở Cộng hòa Nam Phi, ở rìa phía Nam của bán đảo Cape, cách thành phố Cape Town khoảng 30 km. Mũi Hảo Vọng trông giống như “người lính” đứng canh nơi trọng yếu, trấn giữ tuyến đường xung yếu giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
Trước khi kênh đào Suez được xây dựng năm 1869, đi vòng qua mũi Hảo Vọng là con đường lưu thông duy nhất trên biển giữa châu Âu và châu Á. Tuy nhiên, chỉ có tàu cỡ vừa đi qua được Suez, còn các tàu cỡ lớn phải vòng qua mũi Hảo Vọng. Đặc biệt, sau cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967, kênh đào Suez bị ngưng lưu thông 9 năm, tầm quan trọng của tuyến đường qua mũi Hảo Vọng càng rõ rệt. Sau khi kênh đào Suez lưu thông trở lại, nơi đây vẫn là một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới. Hàng năm, khoảng 40.000 tàu bè qua lại mũi Hảo Vọng, trong đó một nửa là tàu chở xăng dầu cho Tây Âu.
Mũi Hảo Vọng là điểm tận cùng của lục địa đen. Tại đây, từ xưa người ta đã dựng một ngọn hải đăng để hướng dẫn tàu bè qua lại vùng biển mênh mông không bến bờ giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Hiện nay, cây đèn biển cổ xưa này trở thành điểm đến của du khách. Mỗi ngày có hàng ngàn người đủ mọi màu da từ các nước trên thế giới đến đây, ghi tên mình vào vách đá của ngọn hải đăng, chụp ảnh kỷ niệm, hít thở không khí trong lành mặn mùi gió biển và phóng tầm mắt ra xa dõi theo những con tàu viễn dương đang vượt qua ranh giới giữa hai đại dương.
Đến mũi Hảo Vọng, du khách sẽ được nghe về lịch sử của nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Bartolomeo Dias. Theo lệnh vua Bồ Đào Nha Juan II, từ Lisbon, Bartolomeo Dias căng buồm ra khơi vào tháng 8-1487. Đến tháng 2-1488, thuyền của ông vòng được qua đầu mỏm cuối cùng của lục địa đen, nay gọi là Great Fish River (nơi tạo nên từ dòng nước lạnh của Đại Tây Dương đổ xuống và dòng nước ấm từ Ấn Độ Dương tràn qua, không chỉ có cá ngừ đại dương mà còn hàng trăm đàn cá heo, cá mập và cá voi). Ở chuyến trở về, ông Bartolomeo Dias dừng lại ở đúng nơi này. Thực ra, chốn này là nơi đầu sóng ngọn gió nên lúc ấy ông Bartolomeo Dias gọi nó là mũi Bão tố. Sau này, lo ngại thủy thủ sợ chết khi hải hành đến đây, vua Juan II đã chính thức đổi nó thành mũi Hảo Vọng.
Đi từ mũi Hảo Vọng theo quốc lộ về phía Bắc sẽ gặp Cape Town, thành phố cảng nổi tiếng của Nam Phi. Khu “thành phố góc biển” này nằm tựa lưng vào núi Yi Tebuer, nằm sát bên mép nước vịnh Tebuer. Phong cảnh nơi đây rất đẹp. Núi Yi Tebuer có độ cao trung bình so với mặt núi biển là 1.082 nét, hay còn gọi là “núi bàn” vì đỉnh núi này bằng phẳng như mặt bàn. Nhìn từ xa, nó như một bức tranh sơn dầu hình khối trang nhã, tĩnh lặng, khiến du khách thấy lòng mình rộng mở, tinh thần sảng khoái và vui tươi.
Vịnh Tebuer được thiên nhiên ưu đãi, là cảng rộng nước sâu, sóng lặng, gió yên. Hai bên vịnh Tebuer và núi Yi Tebuer là đỉnh Madagascar dốc đứng, núi Sư tử và núi Tín hiệu. Giữa vịnh Tebuer và núi Yi Tebuer là khu phố cổ Cape Town, phần lớn là các công trình kiến trúc cổ đại thời kỳ thực dân Hà Lan thế kỷ 17 để lại như thành phố nhỏ Cape Town, nhà thờ Groot, quảng trường Green Poit... Tất cả đều mang nét cổ kính, phong trần. Các cơ sở nghiên cứu giáo dục và địa điểm nghệ thuật như đại học Cape Town, đài thiên văn, kịch trường lộ thiên Meirateweile đều tập trung ở niềm Nam. Trên núi Yi Tebuer còn xây một vườn thực vật quốc gia và một viện bảo tàng.
Nguồn tin: CNN