20 nguyên tắc cần nhớ khi dạy con
1. Cha cần đảm bảo con cái được lớn lên trong môi trường gia đình lành mạnh, đầm ấm, hạnh phúc, cho con môi trường học tập và trưởng thành tốt.
2. Gạt bỏ “bạo lực” và “uy quyền” không làm cha mất đi sự uy nghiêm của mình, tình yêu thương bao giờ cũng có hiệu quả hơn đánh mắng, hãy thấu hiểu điều này và cho con cảm nhận được không gian của tình cha.
3. Bình đẳng nói chuyện và thảo luận với con về mọi vấn đề, lắng nghe con nói, là người bạn tri kỉ của con, giúp con trở nên tự tin hơn.
4. Khi con có biểu hiện xuất sắc, đừng kiệm lời khen, hãy thể hiện lòng tự hào của mình dành cho con, để con ngày càng tự tin hơn.
5. Cho phép con phạm lỗi, không nên phê bình, trách mắng quá nặng nề, cần hướng dẫn con xử lý vấn đề, sửa đổi lỗi lầm, để con không tái phạm.
6. Đối với hành động chống đối của con, không nên tỏ ra “cứng rắn” mà nên “lấy nhu trị cương”. Hãy nhớ: không được đối xử thô bạo với con.
7. Tấm gương của cha có ảnh hưởng rất lớn đối với con. Cha nên chú ý đến lời nói và hành động của mình, xây dựng hình tượng tốt trong mắt con.
8. Cho con không gian và sự tự do nhất định để con học cách xử lý vấn đề cũng như cách sắp xếp thời gian. Điều này rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng tự lập của con.
9. Nghiêm túc trả lời câu hỏi của con, không nên tùy tiện chế giễu hay thờ ơ, điều này sẽ làm tổn thương đến lòng hiếu kỳ và khát khao tìm hiểu của con.
10. Tôn trọng khả năng thiên phú của con, cần kết hợp với đặc điểm tính cách để hướng dẫn và dạy dỗ đúng đắn chứ không nên dung túng hay mặc kệ con.
11. Cùng con tham gia trò chơi và hoạt động thể thao, thậm chí một số hoạt động mang tính mạo hiểm để con được rèn luyện, bồi dưỡng tinh thần quả cảm.
12. Không nên tùy tiện “dán mác xấu” cho con, cho dù con phạm lỗi hay làm sai chuyện thì cũng không có nghĩa là con không ngoan. Cần học cách khen ngợi cũng như biết phát hiện ưu điểm của con.
13. Dạy con biết cách tự chịu trách nhiệm với hành động của mình, không nên gánh vác mọi hậu quả thay con. Cho dù con có gây ra chuyện gì đi nữa thì cha cũng nên động viên để con dũng cảm đứng ra nhận trách nhiệm.
14. Cần học cách tỏ ra yếu đuối trước con, để con biết rằng cha không phải là “vạn năng”, cũng có những việc không thể làm được. Điều này có nghĩa là có những việc con cần tự làm một mình, không nên dựa dẫm, ỷ lại vào cha.
15. Cổ vũ con tham gia các hoạt động tập thể và cuộc thi, điều này có lợi cho việc bồi dưỡng khả năng cạnh tranh và giao tiếp của con.
16. Cần phạt con một cách thích hợp nhưng không đánh mắng con, nên tôn trọng nhân cách và lòng tự tôn của con.
17. Không nên kỳ vọng quá cao về con, cũng không nên áp đặt lý tưởng của cha lên con. Kỳ vọng cần phù hợp với trình độ thực tế cũng như tôn trọng sở thích của con.
18. Kịp thời giúp con xây dựng ý thức về tiền bạc, để con hiểu được sự vất vả của cha mẹ khi làm việc kiếm tiền, cần giúp con loại bỏ quan niệm tiêu tiền phung phí, cổ vũ con kiếm tiền nhờ sức lao động của mình.
19. Không nên cho rằng con còn nhỏ thì chưa có bí mật và chuyện riêng tư, cần tôn trọng quyền riêng tư của con, cho con không gian tự do, để tâm hồn con phát triển lành mạnh.
20. Không nên quá ngạc nhiên về việc con có bạn khác giới, ai cũng đều có tuổi trẻ và những cảm xúc mộng mơ riêng. Điều cha mẹ cần làm là hướng dẫn con giao tiếp với bạn khác giới một cách đúng đắn, lành mạnh.
Sưu tầm