Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  [Nhật ký lữ hành] Đường lên Hà Giang  (Đã xem 2675 lần)

Đã thoát ra dulichghep.com

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 49
Re: [Nhật ký lữ hành] Đường lên Hà Giang
« Trả lời #3 vào: Tháng Một 24, 2013, 09:38:29 PM »
[Nhật ký lữ hành] Đường lên Hà Giang Phần 3

Cách Quản Bạ chừng 5km, chợ Cán Tỷ họp vào mỗi thứ 5 hàng tuần. Từ sáng sớm, những người dân bản địa đã lên núi và xách theo gà, lợn hoặc là cho buộc ở cổ tay của họ. Gạo, ngô, rau, rượu hay bất cứ thứ gì thì để trong chiếc gùi sau lưng họ. Thời đại công nghệ nên các dạng điện thoại di động đã được đưa tới các vùng dân tộc. Bạn dễ dàng nhìn thấy hình ảnh một cô gái trẻ địu em nhỏ trên lưng đang nhắn tin cho bạn bè, nhìn chung nơi đây vẫn mang không khí đặc trưng của một phiên chợ vùng cao truyền thống. Người ta vẫn mặc những chiếc váy dân tộc đầy màu sắc sống động. Một góc chợ thì bán rượu, góc khác thì là đồ ăn, góc khác nữa để bán heo, gà…Tôi để ý thấy có một người phụ nữ Dao đứng một mình, dưới chân cô ấy là một chú chó con đang ngủ. Cậu ta cố gắng không nhúc nhích một tí nào trước mặt chủ của mình mỗi khi có khách hỏi mua. Bán cậu ta dường như cũng là một việc không vui của người phụ nữ đó. Trông cô rất buồn rầu. Rồi việc gì cần làm cũng đã làm. Một lúc sau tôi trở lại thì không thấy người phụ nữ và chú cún con đó đâu nữa. Sau khi làm một vòng quanh chợ, tôi nhìn thấy một người đàn ông đang bán khoai tây sống và vài chai mật ong. Tôi thích mua mật ong về nhà hơn là mấy con gà, lợn, cún kia ngay cả khi trông chúng rất đáng yêu. “Bao nhiêu tiền một chai?” Tôi hỏi. “100.000”. Một cái giá quá rẻ cho một chai mật ong tốt và quá đắt cho một chai mật ong tầm thường. Tôi vẫn muốn mua một thứ gì đó ở chợ Cán Tỷ về. Sau khi do dự một lúc, tôi đã quyết định mua chai mật ong đó. “Dù gì thì một chai mật bình thường cũng không thể làm chết người được”.



Trying the necklet @vietnam-photograph.com

Một người bạn của tôi chuyên làm về thực phẩm hữu cơ. Một trong những sở thích của tôi trong cửa hàng của cô ấy là trà Bancha. Nó được làm từ những chiếc lá già của cây trà Shan, một loại trà khổng lồ được trồng ở vùng đất cao hơn mực nước biển 1500m. Hoàng Su Phì cách thành phố Hà Giang 100km, là nơi nổi tiếng nhất về loại cây trà này. Mặc dù không xa, nhưng d hành trình lâu và mệt do địa hình núi non. Không giống như cao nguyên đá Đồng Văn, núi ở đây có nhiều đất, các cánh đồng bậc thang được cung cấp nước nhờ những dòng suối và con sông. Cảnh quan tương đối khác biệt: xanh hơn và nhẹ nhàng hơn. Mặc dù có vài con đập đã làm giảm khung cảnh tự nhiên của cảnh quan nơi đây, nhưng chuyến đi vẫn rất tuyệt vì có khung cảnh núi cao kết hợp với ruộng bậc thang, rừng thông và suối tự nhiên, những thứ thật chẳng dễ tìm ở những nơi khác. Những dân tộc thiểu số sống ở đây bao gồm dân tộc Nùng, Tầy, và dân tộc H’mong. Với họ, địa điểm xa nhất chính là thành phố Hà Giang. Nhưng tôi cược rằng việc này sẽ thay đổi sớm thôi. Ngồi trước tôi trên xe bus đến Xin Mần – 40 km về phía tây (nơi mà tôi hay gọi là kết thúc của Thế giới), một nữ sinh trung học người Dao kể lại thời thơ ấu của cô ấy và tự tin giải thích về kế hoạch tương lai. Rõ ràng rằng tôi không thể giúp đỡ họ nhưng tôi rất ấn tượng với nhưng hy vọng và ước mơ của thế hệ trẻ nơi đây.
Trên chuyến bus rời Hà Giang, tôi đã có một cảm giác rằng tôi đã không ở đây đủ lâu. Bởi vì tôi còn biết quá ít về cuộc sống và con người nơi đây. Cuộc sống, suy nghĩ và cảm xúc của họ vẫn còn là một bí ẩn với tôi. Đột nhiên tôi nhớ đến ông bố 23 tuổi với 3 đứa con mà tôi đã gặp ở Mã Pí Lèng. Tôi đã hỏi “Bạn có biết rằng bạn đang sống ở một nơi rất tuyệt vời không?”. Câu trả lời mà tôi mong đợi giống như “Toàn là đá, cuộc sống ở đây thật khó khăn!” Nhưng anh ta đã trả lời rõ ràng là “Dĩ nhiên, thật là đẹp!”. Rồi sau đó, anh ta chỉnh lại cái gùi tre sau lưng và tiếp tục đi bộ…

Nguồn: dulichghep.com

Trích
Mã Pí Lèng hay Máo Pì Lèng?
Hùng vĩ Mã Phì Lèng
Mã Pì Lèng trên công viên địa chất toàn cầu.
12 điều không nên bỏ lỡ khi 'phượt' Hà Giang
Phó Bảng - thị trấn ngủ quên
Vẻ đẹp của Tam Giác Mạch - Hà Giang
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 09, 2013, 08:25:12 AM Gửi bởi conan2001 »
 

Đã thoát ra dulichghep.com

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 49
Re: [Nhật ký lữ hành] Đường lên Hà Giang
« Trả lời #2 vào: Tháng Một 22, 2013, 08:39:41 AM »
Trích
Mã Pí Lèng hay Máo Pì Lèng?
Hùng vĩ Mã Phì Lèng
Mã Pì Lèng trên công viên địa chất toàn cầu.
12 điều không nên bỏ lỡ khi 'phượt' Hà Giang
Phó Bảng - thị trấn ngủ quên
Vẻ đẹp của Tam Giác Mạch - Hà Giang

[Nhật ký lữ hành] Đường lên Hà Giang Phần 2

Ngày hôm sau, một chiếc bus và một tài xế trông rất trẻ lái xe đưa chúng tôi đi Quản Bạ. Giống như anh tài hôm qua, người lái xe nãy dừng liên tục trên đường đi để trả khách, có khi là chào hỏi đồng nghiệp, tán tỉnh các cô gái bên ria đường. Tuy nhiên, bây giờ chúng tôi đã khá quen với những cảnh tượng như thế vì vậy không có ý kiến phản đối nào cả. Ở Quản Bạ, một người bạn ở đây đã đưa tôi tới làng Nặm Đăm, nơi mà có người Dao – Chàm sinh sống – một phân nhóm của người Dao. Nặm Đăm nghĩa là “nước đen” hoặc “sông đen” theo ngôn ngữ của người Tầy/Thái. Ngôi làng này được xây dựng trên một ngọn đồi bằng phẳng, các ngôi nhà cách đều nhau để mỗi gia đình đều có một khu vườn riêng, và hàng xóm vẫn có thể í ới gọi nhau được. Nhà cửa được xây theo lối truyền thống, tường bùn dày từ 50 – 60cm, khung bằng gỗ, mái nhà được lợp bằng những chiếc lá to bằng lòng bàn tay hoặc là ngói amiang.

Khoảng 3h chiều, tất cả người lớn, trừ người già đều đang làm việc trên những cánh đồng quanh làng. Trẻ con thì được gửi ở nhà trẻ. Những đứa trẻ từ 2 đến 5 tuổi đều được xếp vào những lớp nhỏ tương tự nhau. Giáo viên, là một người phụ nữ trẻ đang có một đứa nhóc 9 tháng tuổi, cô vừa đọc to những chữ cái vừa vẽ lên bảng, những đứa trẻ nhỏ hơn thì tự chơi với nhau. Cô rất tốt bụng và quan tâm đến bọn trẻ. Nhìn chúng vui vẻ mặc váy áo lộn xộn và gương mặt có lấm ít bụi bẩn. Hoàng hôn xuống, khi mọi người bắt đầu đi làm đồng về. Vài thửa ruộng đã được cày bừa để chuẩn bị trồng lúa, một vài chỗ khác thì biến thành đất để trồng ngô. “Bạn có mệt không?”. Câu hỏi của tôi có vẻ thừa. “Dĩ nhiên rồi, đây là cuộc sống vùng cao mà. Rất vất vả!” “Nhưng chúng tôi không phải suy nghĩ nhiều đâu, đơn giản thôi!” “Đúng rồi, tắm giặt, và làm cho đầy cái dạ dày!”. “Thi thoảng còn không tắm giặt” – Người vợ thêm vào và cười “Tất cả chỉ thế thôi!”

(Vẫn còn tiếp phần 3 nhé các bạn!)


Ảnh: Sưu tầm
Nguồn: dulichghep.com
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 09, 2013, 08:24:42 AM Gửi bởi conan2001 »
 

Đã thoát ra dulichghep.com

  • Xa mẹ lần đầu
  • Bài viết: 49
[Nhật ký lữ hành] Đường lên Hà Giang
« vào: Tháng Một 17, 2013, 03:42:41 PM »
Trích
Mã Pí Lèng hay Máo Pì Lèng?
Hùng vĩ Mã Phì Lèng
Mã Pì Lèng trên công viên địa chất toàn cầu.
12 điều không nên bỏ lỡ khi 'phượt' Hà Giang
Phó Bảng - thị trấn ngủ quên
Vẻ đẹp của Tam Giác Mạch - Hà Giang

[Nhật ký lữ hành] Đường lên Hà Giang Phần 1

Một số người bạn nói với tôi "muốn đi Hà Giang bạn phải có sức khỏe tốt". Bởi vì đường lên Hà Giang quanh co, xe cua liên tục vì vậy rất dễ bị say xe. Nếu bạn không biết điều gì là thú vị thì Hà Giang sẽ giúp bạn khám phá hiểu điều đó. Chắc chắn rằng bằng những nỗ lực hết mình mà bạn đặt vào chuyến đi, bạn sẽ nhận lại rất nhiều. Khó khăn như là những gia vị nêm cho chuyến phiêu lưu thêm phần ấn tượng hơn.

Với 750.000 dân cư sinh sống trên 7946 km2, Hà Giang bao gồm 3 khu chính: khu vực thấp hơn chính à thành phố Hà Giang và các vùng phụ cận, khu thứ 2 là phía Tây Bắc núi Hoàng Su Phì - nổi tiếng với những cây trà Shan khổng lồ, cuối cùng là khu vực phía bắc - cao nguyên đá Đồng Văn, nơi ngọn cờ đỏ sao vàng được cắm trên đỉnh Lũng Cú đánh dấu điểm cực bắc của đất nước. Thành phố Hà Giang là điểm bắt đầu của chuyến hành trình, theo kế hoạch thì Đồng Văn sẽ là nơi ghé thăm đầu tiên của chúng tôi với đèo Mã Pí Lèng, và sau đó sẽ tiếp tục đi Quản Bạ và làng Nặm Đăm - nơi mà có người Dao Chàm sinh sống, cuối cùng sẽ quay trở lại khám phá Hoàng Su Phì.

Xe bus đi Đồng Văn khởi hành lúc 5h sáng từ trạm Hà Giang. Chuyến hành trình kéo dài 150km ở độ cao 1800m, và lái xe là một người địa phương còn rất trẻ, trông như còn ở độ tuổi teen. Tôi không dám hỏi anh ta "anh có bằng lái xe chưa?". Muốn đến Đồng Văn vào buổi chiều và chuyến bus kế tiếp 4h nữa mới khởi hành, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác, chỉ bí mật hy vọng rằng mọi thứ đều tốt đẹp. Đường xá ngoằn nghèo và không bằng phẳng. Không khí vùng núi cao thật trong lành. Tôi rất thích thú ngắm những ruộng bậc thang qua cửa sổ. Một ngày làm việc sớm của các bác nông dân bắt đầu. Họ đã sẵn sàng trước những mũi cày. Ở đây, nguồn nước khan hiếm, lúa phát triển được chỉ nhờ vào nước mưa và chỉ được trồng 1 vụ trong 1 năm, từ tháng 6-7 đến tháng 9-10. Ngô là loại ngũ cốc thay thế chính ngoài vụ lúa. Đối với người dân tộc thiểu số thì ngô chính là thứ ngũ cốc chính đặc biệt là với người H'mong. Không biết tại sao nhưng tôi luôn có một sự tin tưởng kỳ lạ rằng ngô chính là bí mật để đến với những gò má hồng xinh thường thấy giữa những đứa trẻ H'mong và các cô gái. Có thể đúng hoặc là không, nhưng trong một sáng tháng 5, cánh đồng ngô và những gò má hồng xuất hiện trước mắt tối, làm tôi thực sự thấy thích thú.

Sau khi qua thị trấn Yên Minh, chúng tôi vào đến cao nguyên đá Đồng Văn. Chiếc xe bus hướng về phía trước, cảnh quan nơi đây mở ra trước mắt chúng tôi thật oai nghiêm và ly kỳ. Con đường thu hẹp và cheo leo một bên, bên còn lại thì sâu thẳm. Đột nhiên chiếc xe bus dừng lại "Chuyện gì đã xảy ra vậy?". "Hãy thử đi" người lái xe trẻ tuổi nói với phụ xe của anh ta. Trời đất ơi! Người này còn trẻ hơn cả anh tài xế nữa! Không khí xe bus trở nên im ằng nghiệm trọng. Rõ là thiếu kinh nghiệm thực sự, người phụ xe đã rất vất vả để đẩy chiếc xe bus lên dốc. Có mùi cháy! "Idiot - tạm dịch là thằng đần nhé" - anh tài xe hét lên "lẽ ra cậu phải về số sớm hơn!". Chúng tôi đang ở giữa cái dốc. Vài giây sau, chiếc xe bus vẫn dừng, không thể dịch chuyển về phía trước, sau đó thì bắt đầu trượt dốc. "Hãy dùng phanh đi!" - anh tài xế lại hét lên. "Tôi làm rồi" - người phụ xe trả lời một cách thất vọng. Chiếc xe tiếp tục trượt xuống, chỉ cách biên vực thẳm nửa mét. Vài người bắt đầu hoảng sợ. Rồi nhận ra người đần chính là mình, người lái xe đã dựa vào xe và hướng về phía trước để cố bắt được cái phanh. Cái xe bus đã đừng hẳn. Offs!!!...

(Bài viết về chuyến đi của một người bạn của Hành Trình Phương Đông - Chị Bạch Thị Minh Tâm. Hết phần 1 nhé các bạn! Hành trình Phương Đông sẽ tiếp tục post các trải nghiệm trong chuyến hành trình lên Hà Giang ở bài tiếp theo nhé!) ^^

Ảnh: sưu tầm

Nguồn: dulichghep.com
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 09, 2013, 08:24:14 AM Gửi bởi conan2001 »
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
5300 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 09, 2008, 12:45:44 PM
Gửi bởi khidotdh88
8 Trả lời
7181 Lượt xem
Bài mới Tháng Tám 09, 2008, 06:09:06 PM
Gửi bởi khidotdh88
0 Trả lời
4647 Lượt xem
Bài mới Tháng Chín 12, 2013, 08:28:57 AM
Gửi bởi tey
0 Trả lời
973 Lượt xem
Bài mới Tháng Năm 19, 2015, 10:24:15 AM
Gửi bởi iService_hanoi
0 Trả lời
1490 Lượt xem
Bài mới Tháng Chín 17, 2015, 04:30:23 PM
Gửi bởi nguyennguyen1692

Tour 1 ngày: Đồng Tháp - Gáo Giồng
Tour: Khám phá
1 ngày 0 đêm
695,000
Đặt ngay
Sapa - chợ Bắc Hà 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
710,000
Đặt ngay
Mỹ Tho - Bến Tre (Lễ 2/9) - 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
540,000
Đặt ngay
Hà Nội - Hạ Long
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
1,044,000
Đặt ngay
Tour du lịch Cần Giờ 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
650,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác


Mobile View