Hội du lịch Việt Nam

Tác giả Chủ đề:  Du lịch Bình Dương  (Đã xem 6303 lần)

Đã thoát ra dzitcon

  • Lữ khách
  • Lữ hành cấp 2
  • *
  • Bài viết: 144
Re: Du lịch Bình Dương
« Trả lời #9 vào: Tháng Tám 21, 2008, 09:37:43 PM »
up up !
 

Đã thoát ra bullbow

  • Lữ khách
  • Lữ hành cấp 2
  • *
  • Bài viết: 231
Re: Du lịch Bình Dương
« Trả lời #8 vào: Tháng Tám 21, 2008, 09:11:27 PM »
chà cái suối ấy hay đấy , đi thử mới đc , thx bạn nhìu ;D !
 

Đã thoát ra xitin

  • Lữ khách
  • Lữ hành cấp 2
  • *
  • Bài viết: 101
Re: Du lịch Bình Dương
« Trả lời #7 vào: Tháng Tám 21, 2008, 10:48:48 AM »
có vẻ hay đây , trước đến h chỉ đi mỗi Lái thiêu !
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Du lịch Bình Dương
« Trả lời #6 vào: Tháng Tám 12, 2008, 10:55:53 PM »
Chùa núi Châu Thới - Tỉnh Bình Dương

Chùa thuộc địa phận xã Bình An, huyện Thuận An. Theo sử triều Nguyễn, chùa do Thiền sư Khánh Long tạo dựng vào thế kỷ 17.

Kiến trúc hiện nay được xây dựng năm 1954, tam quan dựng năm 1970. ở điện Phật có 3 pho tượng Phật cổ bằng đá. Ðây là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của xứ Gia Ðịnh xưa. Hàng năm có đông khách thập phương đến viếng thăm chùa và lễ Phật.

Chùa nằm trên núi Châu Thới, phong cảnh yên tĩnh, trang nghiêm. Ðứng ở đây có thể ngắm nhìn cảnh đẹp của các vùng xung quanh.


Vườn cây ăn trái Lái Thiêu - Tỉnh Bình Dương

Từ thành phố Hồ Chí Minh đi khoảng 20 km, vượt qua ga xe lửa Bình Triệu thì đến vườn Lái Thiêu. Từ hàng trăm năm nay Lái Thiêu đã nổi tiếng là một vườn cây trái tuyệt diệu với tổng diện tích trồng cây 1.230 ha và trở thành điểm du lịch xanh thích hợp với các lứa tuổi

Từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm là mùa trái cây chín rộ, du khách đi chơi vườn Lái Thiêu sẽ được tận hưởng không khí trong lành của vườn cây trải dài tít tắp và được thưởng thức các loại trái cây ngon như măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, mít tố nữ, vú sữa... Du khách có thể xuống thuyền dạo chơi trên sông Sài Gòn mà ngắm cảnh vườn cây...
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Du lịch Bình Dương
« Trả lời #5 vào: Tháng Tám 12, 2008, 10:50:41 PM »
Chùa Bà Bình Dương

Tọa lạc ở thị xã Thủ Dầu Một, là một trong nhiều ngôi chùa của người Hoa được nhiều người biết đến. Chùa được thành lập giữa thế kỷ 19, nằm trên bờ rạch hương chủ Hiếu. Tuy dân gian gọi là Chùa Bà nhưng thực chất đây là ngôi miếu thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, vị nữ thần được cư dân Châu Á thờ phụng và tôn kính.

Nằm trên một diện tích khá lớn, chùa được xây dựng theo kiến trúc của các chùa miếu của người Hoa. Hai cổng vào sơn đỏ đưa khách tham quan đi qua một khoảng sân rộng. Nơi đây ở góc trên, có đặt một tháp nhỏ dùng đốt giấy vàng bạc khi cúng. Bàn thờ Thiên Phụ Địa Mẫu đặt ngay cửa vào với hai con rồng chầu hai bên. Bốn câu đối treo ngay cửa vào. Sân chùa cũng là nơi sinh hoạt bóng rổ của thanh thiếu niên Hoa trong tỉnh. Trên đỉnh Miếu, với hoa văn trang trí phổ biến tại nhiều nơi: Lưỡng long tranh châu và Cá hóa long.

Hàng năm vào ngày rằm (15) tháng giêng có lễ rước vía Bà. Cả ngày 14 và suốt đêm, tới ngày 15 tháng giêng, khách hành hương đa số là người Việt gốc Hoa từ các nơi lũ lượt hội về chợ Thủ cúng bái, vay tiền làm ăn, trả lễ tiền vay trước và rước hương lộc về nhà. Cái thị xã bậc trung với dáng dấp trung du như thị xã Thủ Dầu Một đã quá tải với lượng người có đến bốn năm trăm ngàn người như thức suốt ngày đêm.
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 12, 2008, 10:53:10 PM Gửi bởi Manga4vn »
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Du lịch Bình Dương
« Trả lời #4 vào: Tháng Tám 12, 2008, 10:45:15 PM »
Chùa Hội Khánh - Tỉnh Bình Dương

Chùa Hội Khánh là một ngồi chùa cổ của xứ Thủ Dầu Một. Chùa do thiền sư Đại Ngạn khai sơn vào năm Tân Dậu (1741). Nguyên thủy, chùa được xây dựng trên đỉnh đồi, thuộc ấp Bộng Dầu, dưới tàn cây cổ thụ sum sê.

Có lẽ đây là ngôi chùa nhỏ trên mảnh đất không rộng rãi lắm và cũng rất hẻo lánh, cách xa xứ đô hội Cù lao Phố và xứ Gia Định nên ít được biết đến. Điều này đã giải thích vì sao chùa Hội Khánh không có tên trong mục tự quán của sách Gia Định thành thông chí cũng như Đại Nam nhất thống chí.

Ngôi chùa trên đồi thời đầu ấy đã bị giặc Pháp đốt trong khi thực dân đánh chiếm miền đông Nam Kỳ. Năm Mậu Thìn (1868), chùa được xây lại và dời xuống dưới chân đồi, nay ở số 35 đường Bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Trên một mặt bằng khoảng 700m2 kết cấu kiến trúc cơ bản của chùa là bốn ngôi nhà chính gồm: Tiền điện, Chính điện, Giảng đường, Đông lang và Tây lang.

Chính điện và giảng đường được bố trí theo kiểu "sấp đọi" nối liền nhau theo thức "trùng thềm điệp ốc" phổ biến của đình chùa truyền thống xứ Đàng Trong. Song sự khác biệt rất dễ nhận ra là bố cục các ngôi nhà ấy hoàn toàn độc đáo. Tiền điện và chính điện thường là kiến trúc ghép song song nhưng ở đây giảng đường lại là một ngôi nhà "trở đòn dông dọc" như kiểu nhà thờ Thiên chúa giáo, đặt thẳng góc với cụm kiến trúc chính điện - tiền điện. Đây là một "biến tấu" trong kiểu thức kiến trúc đình, chùa truyền thống của xứ Nam Kỳ.

Đặc điểm kiến trúc cá biệt của chùa Hội Khánh biểu hiện rõ rệt hơn cả là kiểu thức kết cấu của bộ khung. Kết cấu khung của tiền điện, chính điện và giảng đường đều không tuân theo kết cấu tứ trụ (vuông vức và phát triển không gian đều ra 4 phía) - một kiểu thức đặc trưng của kiến trúc tôn giáo - tín ngưỡng gọi là Stupa (phù đồ = tháp) của Phật giáo (hay gọi là tứ tượng theo tâm thức dịch lý) mà chúng ta có thể thấy ở đại đa số đình, chùa, miếu, võ ở Nam Kỳ. Trái lại, kết cấu bộ khung chùa Hội Khánh là kết cấu của nhà rường (còn gọi là nhà xiên trính) của kiến trúc dân dụng thông thường mở cho chúng ta một giả định là chùa được tạo dựng bởi lớp thợ Thủ Dầu Một còn mang đậm kỹ thuật xây dựng và phong cách trang trí chạm trổ của các thợ xứ Huế.

So sánh các công trình chạm trổ trang trí ở các cột, bao lam, bao lam bàn thờ..., ngay trong chùa cũng có sự khác biệt của hai phong cách nghệ thuật. Nếu các bao lam bàn thờ, nơi trưng bày các bộ tượng La Hán, tượng Minh Vương thể hiện rõ kỹ thuật "dùng nhát đục để hoàn chỉnh tác phẩm" của thợ Thủ thời cận đại (những năm 1920 -1930 về sau) với đễờng nét sắc sảo cứng cáp, thì các bao lam trên xà ngang ở những hàng cột tiền điện lại được chạm tế kiểu với đường nét thanh mảnh và rõ ràng là được cạo gọt tỉ mỉ. Đặc điểm dễ nhận ra đặc trưng của các thợ Thủ kỳ cựu là cấu tạo bao lam theo khuôn đố, và cách ráp thẳng góc hình thước thợ: một mảng chạm nổi tên trên thanh ngang của khuôn và hai mảng chạm lộng ghép vào góc của khuôn tạo nên một trang trí đơn giản, làm tăng giá trị mỹ thuật cho các bộ phận kiến trúc mà vẫn thanh tú. Đặc điểm này hoàn toàn khác với xu hướng lấy sự cầu kỳ và "duy số lượng" của trang trí kiến trúc Hoa mà ta thường thấy ở các đền miếu của người Hoa ở Chợ Lớn và ngay cả các ngôi chùa Ông, chùa Bà của xứ Thủ Dầu Một này.

Dấu tích biểu thị rõ rệt phong cách nghệ thuật của lớp thợ Thủ kỳ cựu ở đây có lẽ là những mảnh phù điêu trang trí trên khung cửa phía sau giảng đường.

Sự khác biệt của các bức chạm của lớp thợ Thủ cận đại so với lớp thợ Thủ kỳ cựu là những bao lam dây nho, lá lật và hoa phù dung, bao lam phù dung - phụng trên các bàn thờ khác ở chính điện. Bức chạm dây nho đối xứng nhau hai bên một "mặt gỗ" hình bầu dục có thể coi là tiêu chí của điêu khắc gỗ chịu ảnh hưởng môtip trang trí phương Tây mà chúng ta thường thấy ở các bộ bàn ghế Louis. Mặt khác, bao lam Thập bát La Hán ở hàng cột cái trước Phật điện lại chỉ ra một kiểu cách chịu ảnh hưởng của khuôn mẫu nghệ thuật của thợ người Hoa mặc dù nó đã bớt rườm rà và mảng khối thanh tú hơn tính chất ô dề mà chúng ta thường bị choáng ngợp bởi sự lắm tầng nhiều lớp của các bao lam ở chùa Hoa.

Sự tương đồng về đặc điểm đồ tượng học và phong cách nghệ thuật của chùa Hội Khánh và chùa Giác Viên không chỉ nhận ra ở bao lam Thập bát La Hán mà còn ở bộ tượng Di Đà tam tôn và nhất là bộ tượng Ngũ hiền (Tứ Bồ Tát và Phật). Điều này cộng với niên đại làm lại của hai ngôi chùa (Hội Khánh 1868; Giác Viên 1891) là cứ liệu để chúng ta xếp chúng vào thế hệ tượng gỗ Nam Kỳ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Chùa Hội Khánh từ lâu được trở thành danh lam của Thủ Dầu Một không chỉ đơn thuần nó là ngôi cổ tự có giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đã từng được người Pháp chọn làm mô hình để đưa sang Marseille triển lãm cùng với đình Bà Lụa mà mặt khác là do ở đây có những danh tăng đạo cao đức trọng, đào tạo ra đội ngũ tăng sĩ và là một trong những tụ điểm của những người yêu nước trong thời kỳ đen tối của lịch sử đầu thế kỷ này cũng như trong những năm tháng kháng chiến vẻ vang sau đó.

Những năm 1945 - 1954, chùa Hội Khánh là trụ sở của tổ chức Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một. Tăng sĩ và Phật tử của chùa là lực lượng nòng cốt. Giai đoạn lịch sử này, trong hàng ngũ tăng ni Phật tử nổi bật là Thiền sư Minh Tịnh, chủ tịch Hội Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một.

Từ năm 1930, ông phát tâm đi ấn Độ, qua Tây Tạng để chiêm bái đất Phật. Ngày 17 tháng 4 năm 1937 ông lên đường đi ấn Độ, qua Népal, Buhtan. Sau 2 năm hành hương trên đất Phật, ông trở về nễớc. Năm 1940, ông xây chùa Thiên Chơn (Búng) và sau lập chùa Tây Tạng.

Ngoài việc đạo, thiền sư Minh Tịnh tham gia sáng lập "Hội truyền bá quốc ngữ" hoạt động trên địa bàn Phú Cường suốt năm 1944-1945.

Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử trên 200 năm, các kiến trúc xưa của chùa Hội Khánh hầu như vẫn còn nguyên vẹn... Đấy là niềm tự hào lớn của đồng bào Bình Dương ngày nay.

Hãy một lần đến Bình Dương để ghé chùa Hội Khánh, được đứng dưới rừng cây sao để tâm linh được nhắc nhở về một quá khứ hào hùng của biết bao tiền nhân đã ngã xuống để có một Hội Khánh ngày nay...
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Du lịch Bình Dương
« Trả lời #3 vào: Tháng Tám 12, 2008, 10:40:36 PM »
Khu câu cá giải trí Sinh Đôi - Tỉnh Bình Dương

Nằm trong khuôn viên rộng khoảng 5-7 ha, khung cảnh xung quanh còn hoang sơ với ao, ruộng và vườn trái cây trĩu quả, khu câu cá giải trí Sinh Đôi là một địa chỉ mới với nhiều hình thức giải trí thú vị. Nơi đây rất phù hợp với những đối tượng là gia đình đi nghỉ mát cuối tuần hoặc những nhóm bạn muốn có một điểm đi chơi không xa nhưng phải có khung cảnh của miền quê thoáng mát, dễ chịu.

Xét về mặt hành chính nơi này thuộc tỉnh Bình Dương, nhưng thật ra, bạn chỉ cần vượt ra khỏi ranh giới TP HCM đúng 500 mét là đến ngay khu câu cá - giải trí. Vào kỳ nghỉ hè, "món giải trí" câu cá dường như đặc biệt hấp dẫn các bạn trẻ. Thật thú vị khi được ngồi trong mấy căn nhà chòi lợp lá, sàn gỗ bắt ngay phía trên mặt nước, thỉnh thoảng thả vài hạt cơm hay miếng thức ăn xuống hồ, bạn sẽ thấy mấy chú cá rô tranh nhau lên xuống đớp mồi, đuôi quẫy sóng... Sinh Đôi có tổng cộng vài chục chiếc nhà sàn trên mặt nước, sẵn sàng phục vụ các bạn nhân dịp nghỉ cuối tuần.

Địa chỉ: Khu giải trí câu cá Sinh Đôi, số 197/4 Quốc lộ 13, xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, Bình Dương, ĐT: (0650) 754450 (từ ngã tư Bình Phước, đi theo quốc lộ 13 hoảng 3 km; Sinh Đôi nằm bên phải). Giá món ăn trung bình từ 25.000 đồng đến 45.000 đồng. Phí câu cá tính theo tổng số cá câu được. Các món đặc sản ở đây đều nấu theo kiểu món ăn Nam Bộ.
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Re: Du lịch Bình Dương
« Trả lời #2 vào: Tháng Tám 12, 2008, 10:35:33 PM »
Ðình thần Phú Long - Tỉnh Bình Dương

Quê hương nước Việt, đâu đâu cũng có đình làng. Ngôi đình là một biểu tượng cho sự sống, tồn tại và phát triển của làng xã thời trước.
Các huyện phía nam của tỉnh Bình Dương có nhiều đình. Huyện Thuận An có 37 ngôi, thị trấn Lái Thiêu có 4 đình, trong đó đình thần Phú Long là một trong số rất ít đình cổ đồ sộ còn lại.

Tại đây vẫn còn giữ nguyên hình thức cúng bái, tổ chức các ngày lễ hội một cách bài bản với đầy đủ các tiết lễ, hành lễ cổ truyền.

Những dịp đình cúng kỳ yên, rước sắc thần, cúng ông Quan Ðế, ông Hổ... hằng năm còn có đông tín hữu các đình bạn từ Cần Giuộc - Long An, Biên Hòa, Tây Ninh... Các tỉnh thành xa xôi về dự.

Ðình thần Phú Long đã có từ năm 1825 với lối kiến trúc "Trùng thiềm điệp ốc" thuộc các thế kỷ 17 - 18. Ðình nằm trên một mẫu đất cách chợ Lái Thiêu 500 thước. Tiền diện hướng phía Tây Nam, sát bờ sông Sài Gòn chảy ngang.

Cổng ngoài sát mặt quốc lộ 13- trung tâm thị trấn, đầu con đường nay đã tráng nhựa bóng láng dài 300 thước dẫn vào cổng trong sát tận sân đình. Hai cổng của đình đều xoay về hướng mặt trời mọc. Dân gian tín ngưỡng, các bậc trưởng lão đã nói nhiều về vùng đất Lái Thiêu của xứ Gia Ðịnh xưa, bây giờ có nhiều tầng lớp cư dân tứ xứ đến lập nghiệp, thiên nhiên ưu đãi, người người làm ăn thịnh vượng.

Ðình uy nghi rộng lớn trong nhiều gian, từng bậc tam cấp bước vào đại sảnh lát gạch hoa thoáng mát. Ðình rộng 40 thước bề ngang vào sâu trên 50 thước.

Mái đình lợp ngói âm dương, cổng đình, tường vách dọc ngang, chạm trổ hoa văn, họa tiết phần lớn cẩn li ti bằng từng miếng men sành sứ đồ cổ bóng mượt, ẩn hiện đủ sắc màu, phong phú với biết bao hình tượng đa dạng, điển tích cổ kính, sắc thái đặc thù giữa vùng sông nước thiên nhiên hài hòa.

Ðình thần Phú Long bấy nay còn lưu mãi ấn tượng sâu sắc. Dân làng dùng những chiếc thang tre dài 6 thước chui vào miệng nóc đình âm u dày đặc mạng nhện, tìm thấy biết bao vật chứng về sự tín ngưỡng, đi liền với lòng yêu Tổ quốc...

Trải qua thời gian, nhất là thời điểm chiến tranh, bom đạn đã làm cho ngôi đình xuống cấp trầm trọng. Mái ngói lủng dột nhiều nơi. Nội thất, hoành phi, các hình tượng phai mờ.

Nhân dân cùng chính quyền địa phương đã bỏ nhiều công sức, tiền của trùng tu di tích quý giá này.

Qua nhiều đợt trùng tu từ sauá năm 1975 đến nay, rất đông người đến chiêm ngưỡng bái vọng đình xưa. Ðình thần Phú Long, thị trấn Lái Thiêu đang được đề nghị công nhận là di tích lịch sử văn hóa.
 

Đã thoát ra Manga4vn

  • Lữ hành cấp 3
  • ***
  • Bài viết: 632
    • Diễn đàn hội du lịch
Du lịch Bình Dương
« vào: Tháng Tám 12, 2008, 10:31:14 PM »
Về Suối Trúc, để lòng mình róc rách…


Thác ba tầng, một trong những điểm tâm tình lãng mạn nhất ở Suối Trúc - Ảnh: Yên Thảo

Ngày cuối tuần bạn làm gì? Một chuyến du lịch bụi nho nhỏ trong ngày bằng xe gắn máy đến Suối Trúc, Bình Dương sẽ là một lựa chọn không kém thú vị.

Ít tốn kém, được hòa mình vào bản giao hưởng của suối, rừng, chim, hoa, cá… để nghe lòng mình bay bổng là những ưu điểm của điểm đến này…

"Dọc đường gió bụi"…

Từ TP.HCM, xe chúng tôi bon bon dọc QL13, vượt qua ngã tư Bình Phước (có thể xuất phát từ đường Nguyễn Oanh, Gò Vấp, qua ngã tư Ga, thị trấn Lái Thiêu, Bình Dương) tới thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương). Đến ngã tư có trạm thu phí, rẽ trái chạy thẳng QL13 là đã đến xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng.

Nhớ lời cô bạn hướng dẫn viên du lịch mách nhỏ trước lúc lên đường rằng Suối Trúc không có nhiều hàng quán, chúng tôi tấp xe vào mấy quán cóc nhỏ ở ấp Lồ Ồ, huyện Bến Cát, Bình Dương để trang bị lương thực. Vài cái bánh mì, vài chai nước, một ký sơ ri ngọt, vậy là yên tâm thẳng tiến!
 

Trúc đan thành vòm che nắng cho những bước chân đang tung tăng trong dòng suối róc rách - Ảnh: Yên Thảo

Với những “người Sài Gòn” vốn quen với những con đường đào lấp triền miên, chạy xe mà tưởng ngồi thú nhún thì con đường nhựa phẳng lì, rộng thênh thang dẫn đến hồ Dầu Tiếng quả là giấc mơ có thật!

Đẹp nhất là những đoạn có rừng cao su thẳng tắp, bạt ngàn hai bên đường. Gió mát rượi, trời trong vắt, nhìn rừng cao su hun hút mà cứ ngỡ cánh rừng cổ tích nào trong chuyện ngày xửa ngày xưa. Dọc theo con đường mòn giữa rừng cao su, thấp thoáng bóng áo trắng học trò chầm chầm vòng xe đạp. Tiếng gọi nhau í ới, giọng cười ríu rít thoảng trong gió làm ai cũng thấy "nhớ quá chừng" cái tuổi học trò đã qua.

Trên đường hướng về Hồ Dầu Tiếng (cách khoảng năm cây số), tại ngã ba, chúng tôi thở phào khi thấy tấm biển chỉ vào Hồ Than Thở (tên gọi phổ biến của Suối Trúc).

Tan vào Suối Trúc

Không kỳ vĩ, không ầm ầm đêm ngày như thác Tây Nguyên, không hoành tráng như Hồ Than Thở của Đà Lạt sương mù, Suối Trúc hồn nhiên tuôn dài như mái tóc sơn nữ từ lòng núi Cậu (được xem là đoạn cuối của dãy Trường Sơn). Nghỉ chân trên những phiến đá to có hoa văn lạ mắt do dòng nước chạm khắc, trong gió lao xao vòm trúc và khỏa chân trong nước mát lạnh… bạn sẽ quên ngay cái bụi bặm, nắng gió vừa trải qua.


Nhiều phiến đá ở Suối Trúc được các bạn trẻ gửi gắm lời yêu thương - Ảnh: Yên Thảo

Thật dễ hiểu khi nơi hoang sơ, bình yên, lãng mạn này trở thành điểm đến của nhiều nhóm bạn, gia đình và những đôi tình nhân dịp cuối tuần hay ngày lễ. Nhiều phiến đá nơi đây trở thành nơi gửi lời yêu thương. Cứ lội một lúc, bạn sẽ lại mỉm cười bắt gặp hai trái tim l*ng vào nhau, ôm ấp ba chữ “I love U” (anh yêu em) trên phía đá, ngay cạnh ấy là những cánh hoa rừng e ấp tựa vào nhau.

Nếu may mắn “hứng trọn” cái lạnh từ một cơn mưa rừng rả rích, bạn sẽ có dịp thấm cái thi vị khi trú mưa dưới vòm lá trúc, nghe suối róc rách không ngừng.

Bà con ở đây hồn nhiên “chỉ mặt - đặt tên” khu vực Suối Trúc với hồ 1, hồ 2, hồ 3, giường đá và thác ba tầng. Nói là hồ chứ thật ra chỉ là nơi đá vây quanh, “như hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân”, đủ cho bạn tha hồ khỏa nước.

Thú vị nhất ở Suối Trúc có lẽ là những phiến đá hình gợn sóng được người dân nơi đây gọi là “chiếc giường đá của người khổng lồ": "Nhớ vợ, trằn trọc suốt nên nó nhăn vậy đó”...

Băng qua giường đá, bạn sẽ gặp thác ba tầng tuôn nước như một dải lụa nhỏ. Hãy cứ mạnh dạn leo qua ba tầng thác, nhìn lên, bạn sẽ thấy trời mây bát ngát, nhìn xuống sẽ thấy bức tranh hoa văn đá cực kỳ ngẫu hứng của tạo hóa.

Đong đưa trên võng sau khi chụp hình một đợt khách, anh Nguyễn Văn Đen cho biết anh chụp hình thuê ở đây từ khi Suối Trúc bắt đầu có người đến chơi. Nhưng phải đến năm 2003, “tiếng "đẹp" đồn xa”, Suối Trúc mới chính thức trở thành địa điểm du lịch lý thú của Bình Dương. Chị Mai, một “thổ địa” ở đây tiếc nuối: “Suối Trúc đẹp nhưng chỉ mới có bạn trẻ ở Bình Dương và Tây Ninh biết đến. Tiếc nhất là chỗ đó!”.

Có một câu nói rất hay “không nên về đường cũ”. Vì thế theo chỉ dẫn của "thổ địa" Mai, chúng tôi về bằng đường ôm vòng quanh núi Cậu. Chạy dọc con dốc thoai thoải, phẳng lì, êm ru, hứng cơn mưa vội vã, bạn sẽ thấm từ từ cái lạnh núi rừng và ngẫu hứng ngỡ mình rong ruổi giữa Tây Bắc xa xôi!

Rời Suối Trúc, nhớ lắm màu trúc xanh, sắc hoa dại đỏ thắm, và cả tiếng suối đã làm lòng mình cũng róc rách…
 

Tags:
 

Related Topics

  Tiêu đề / Tác giả Trả lời Bài mới
0 Trả lời
5659 Lượt xem
Bài mới Tháng Chín 12, 2008, 08:49:09 AM
Gửi bởi nhantam
0 Trả lời
2144 Lượt xem
Bài mới Tháng Chín 15, 2008, 09:09:45 AM
Gửi bởi nhantam
0 Trả lời
3632 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Hai 15, 2010, 02:57:30 PM
Gửi bởi Fiditour
0 Trả lời
4371 Lượt xem
Bài mới Tháng Mười Hai 15, 2010, 02:58:13 PM
Gửi bởi Fiditour
0 Trả lời
771 Lượt xem
Bài mới Tháng Sáu 10, 2016, 10:59:38 AM
Gửi bởi xedongnai10

Du lịch City Nha Trang 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
600,000
Đặt ngay
Hòn Móng Tay, Hòn Dăm Ngang hoặc Mây Rút 1 ngày
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
600,000
Đặt ngay
Khám phá thánh địa Mỹ Sơn
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
420,000
Đặt ngay
Tour tham quan Sài Gòn 1/2 ngày (Saigon City Tour)
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
160,000
Đặt ngay
Động Phong Nha - Kẻ Bàng
Tour: Ghép đoàn
1 ngày 0 đêm
720,000
Đặt ngay

Vui lòng tắt chặn quảng cáo (uBlock, AdBlock, Adblock Plus Adblock Pro, Ghostery ...) để giúp chúng tôi có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Chân thành cảm ơn!

Thông tin đăng nhập

 
 
Chào Bạn. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.

Đối tác

Topo.vn - Địa điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm

Đối tác

Chủ đề mới nhất


Mobile View