Để hiểu rõ hơn về ngành này, xin giới thiệu qua các phần việc cơ bản của một
tư vấn giám sát xây dựng:
Nghiệm thu xác nhận khi công trình thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng. Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng. Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng. Đề xuất với chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi...
Và, trong mỗi công trình, phần việc của người tư vấn giám sát công trình sẽ nhiều ít khác nhau. Thông thường là người giám sát các hoạt động khảo sát, thi công, tư vấn giám sát. Theo dõi tiến độ triển khai công trình. Điều tra, thu thập số liệu hiện trạng trong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng...
Một công trình thường có 2 giám sát:Đơn vị tư vấn giám sát (gọi tắt là giám sát bên A): được chủ đầu tư thuê để tư vấn cho chủ đầu tư về tất cả những gì liên quan đến công trình xây dựng, đồng thời giám sát công tác thi công của nhà thầu xây dựng trên cơ sở bản vẻ thiết kế đã được
công ty kiến trúc lập. Đơn vị tư vấn giám sát chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng của công trình.
Giám sát thi công (kỹ thuật B, giám sát B): triển khai bản vẽ thiết kế ra thực địa: chỉ đạo, kiểm tra công nhân thi công theo bản vẽ, hồ sơ thiết kế, hồ sơ trúng thầu đã được chủ đầu tư phê duyệt.
Những kỹ sư trong tổ chức tư vấn xây dựng muốn được hành nghề tư vấn giám sát công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký và đã trực tiếp tham gia
tư vấn thiết kế, thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 5 năm, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.
Chất lượng của một công trình tùy thuộc vào người tư vấn giám sát công trình. Người giám sát giỏi, có đạo đức thì công trình có chất lượng và ngược lại. Chính vì thế, để trở thành một tư vấn giám sát công trình không là điều đơn giản. Và nếu không có đạo đức, người giám sát dễ nhắm mắt trước những bất hợp lý khi thi công.