"Ẩm thực – một nét di sản tinh tế được hình thành trong dòng chảy hàng ngàn năm văn hóa Việt Nam đã góp phần làm say lòng bao du khách, bạn bè quốc tế. Ngày càng nhiều món ăn Việt Nam được quốc tế tôn vinh.
Vị trí địa lý đóng vai trò xác định đến nguyên liệu của món ăn.
Ẩm thực là một khía cạnh để đánh giá quốc gia đó có được một nền văn hóa phát triển rực rỡ.
Văn hóa ẩm thực cũng như văn hóa là một phức thể những tác động và hiệu quả qua lại giữa con người và tự nhiên cùng xã hội. Con người là tổng thể nhiều chiều, hiện nay theo ít nhất là 4 chiều quan hệ: Quan hệ với tự nhiên: được gọi là chiều cao; Quan hệ với xã hội đương đại: được gọi là chiều rộng; Quan hệ với chính mình: được gọi là chiều sâu tâm linh; Quan hệ với tổ tiên: được gọi là chiều lịch sử - tâm thức.
Văn hóa ẩm thực là một lĩnh vực rộng lớn và đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: y học, kỹ thuật học, dân tộc học, lịch sử học và văn hóa học.
Văn hóa ẩm thực truyền thống là nét văn hóa tự nhiên trong cuộc sống đời thường. Đối với người Việt Nam, ẩm thực không những là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa truyền thống về tinh thần. Qua những nét đẹp từ ẩm thực người ta có thể hiểu biết thêm về văn hóa Việt Nam thể hiện rõ nét phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc cũng như phong tục trong cách ăn uống ở nước ta…
Với vị trí của quốc gia này, có lẽ không hề ngạc nhiên khi nền ẩm thực độc đáo của Việt Nam lại chịu ảnh hưởng của rất nhiều quốc gia khác. Khi người Mông Cổ xâm chiếm Việt Nam vào thế kỷ thứ 10, họ đã mang theo thịt bò sang. Trong khi đó, người Trung Quốc mang ảnh hưởng tới cảnh quan ẩm thực Việt Nam bằng cách giới thiệu các kỹ thuật nấu nướng như chiên xào và nghệ thuật ăn bằng đũa.
Nhiều gia đình thành thị lại chú trọng xu hướng tinh giản bằng cách chỉ nấu một món trọng tâm có đủ chất đạm và các loại rau bày lên mâm, ăn kèm với các loại rau dưa lặt vặt khác.
"