Từ chỗ mất tiền thuê ghe đổ đi sau mỗi mùa lúa, việc sản xuất và xuất khẩu
củi trấu thành công ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long trở nên đầy tiện ích khi vừa cải thiện vấn nạn ô nhiễm môi trường, vừa đem lại thu nhập cho người dân.
Mỗi năm các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long xay xát 18 - 20 triệu tấn lúa, lượng trấu thải ra sau khi xay chiếm 20% lượng lúa, khoảng 3,5 - 4 triệu tấn. Do không sử dụng hết nên người dân đổ trấu xuống sông, gây ô nhiễm nặng.
Có thể tiết kiệm 50% chi phíChi phí đầu tư máy móc để một hộ dân có thể tự sản xuất củi trấu chỉ khoảng 20 triệu đồng, công suất khoảng hai tấn củi mỗi ngày. Hiện nay, trấu tại một số nơi bán với giá chỉ 50 - 200 đồng một kg. Một số nơi còn có gom trấu miễn phí, vì người dân ở những vùng này vẫn phải trả tiền thuê ghe chở dổ xuống sông. Trong khi củi trấu sản xuất ra bán trong nước với giá 800 - 1.000 đồng một kg, còn xuất khẩu khoảng 1.700 đồng.
Ban đầu, nhiều người không nghĩ rằng trấu có thể sản xuất thành củi. Đến khi sản xuất thành công, họ lại cho rằng
củi trấu thanh khó có thể cạnh tranh với các chất liệu đốt như dầu, gas, than… Thế nhưng, thực tế đã kiểm chứng củi trấu nhanh chóng giảm áp lực về sử dụng các chất đốt tại nhiều ngành nghề như sản xuất thức ăn chăn nuôi, gốm…
Thay than bằng củi trấu, công nhân tại các doanh nghiệp chỉ mất thêm ít thời gian đưa củi vào lò nhưng bù lại đảm bảo về sức khỏe. Hơn nữa, nếu sử dụng than đá để đốt với giá trung bình khoảng 4.000 đồng một kg, nhiệt lượng 1 kg than sẽ tương đương với khoảng 1,5 kg củi trấu (khoảng 1.400 đồng). Như vậy, nếu dùng củi trấu, các cơ sở sản xuất có thể tiết kiệm hơn 50% chi phí. Mỗi doanh nghiệp trung bình dùng 20 tấn than mỗi ngày, nếu chuyển sang dùng củi trấu sẽ tiết kiệm được ít nhất một tỷ đồng.
Sản xuất không kịp bánGần đây, củi trấu còn tìm được đường xuất ngoại. Sở dĩ doanh nghiệp nước ngoài nhập củi trấu ngày một nhiều vì từ trước đến nay ngoài than đá thì đa phần sử dụng các loại củi ép từ mùn cưa từ gỗ với giá khá cao (khoảng 200 USD một tấn), nhiệt lượng lại không cao hơn củi trấu nhiều. Bởi thế, khi doanh nghiệp Việt Nam chào giá chỉ có 105 USD một tấn, củi trấu trở nên “sốt” với các nhà nhập khẩu.
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất hay chế biến các mặt hàng sử dụng công nghệ lò hơi có xu hướng chuyển sang sử dụng
củi trấu đập để thay thế cho than đá hay các chất liệu khác ngày càng nhiều. Ngay cả những lò gốm phía Bắc cũng đã bắt đầu mua củi trấu từ Đồng bằng Sông Cửu Long để nung gốm.
Trấu được đưa vào hệ thống máy ép ở 300 độ C sẽ tự tiết ra chất lignin (một chất có sẵn trong thực vật) giúp gắn kết trấu. Một số cơ sở sản xuất hiện nay còn làm thêm vỏ đệm bằng tre, vừa tăng khả năng thẩm mỹ cho cây củi vừa giúp dễ cháy, tăng khả năng ra nhiệt