Kỳ 1: Từ làng cổ Đường Lâm đi Nghĩa Lộ
Kỳ 2: Đi chợ phiên và ngắm ruộng bậc thang chín vàng
Kỳ 3: Hoàng hôn Khau Phạ đẹp không thốt nên lời
Kỳ 4: Cung bậc sắc vàng Mù Cang Chải
Kỳ 5: Mây Lai Châu trôi đến Ô Quy Hồ
Kỳ 6: Rời Sa Pa đi qua Mường Khương
Kỳ 7: Về miền Si Ma Cai xa hiu hắt
Kỳ 8: Dấu ấn dinh vua Mèo
Kỳ 9: Vượt đèo khó, 'bò' qua Xín Mần
Kỳ 10: Đường cong Hoàng Su Phì
Kỳ cuối: Trở về trên đê Phú Thọ
Đèo Khau Phạ là một bức tranh tuyệt mỹ mà thiên nhiên đã cùng người bản địa thêu dệt nên mỗi khi thu về.
Ruộng bậc thang bản Lìn Mông trong chiều, nhìn từ đèo Khau PhạVới chiều dài 30km, nối liền hai huyện Văn Chấn và Mù Căng Chải, đèo Khau Phạ được xếp trong "tứ đại đỉnh đèo" của miền Bắc (ba đèo còn lại là Ô Quy Hồ, Pha Đin và Mã Pí Lèng). Ngoài ra, Khau Phạ còn được ví như cổng trời ở độ cao 1.200m so với mặt nước biển của vùng Mù Căng Chải.
Trong suy nghĩ của chúng tôi, vượt đèo có nghĩa là phải giữ tay lái vững chắc để vượt qua những cung đường quanh co hiểm trở. Điều đó có thể đúng trong ngày mưa tầm tã. Còn hôm nay, trời nắng đẹp, chúng tôi chạy xe chậm, dừng lại ngắm cảnh và chụp hình bất cứ nơi nào thể.
Vào huyện Mù Căng Chải đang trong ngày cuối cùng của tuần lễ hội ruộng bậc thang
Hai em bé chơi đùa vô tư đến nổi khách qua đường ước được như em
Ngày cuối tuần, em giúp gia đình đi chăn gia súcTrong đoàn chúng tôi, không ai nghĩ rằng lên đèo gặp được ruộng bậc thang. Và càng ngạc nhiên hơn khi ruộng bậc thang Khau Phạ đẹp không một lời nào tả nổi. Thì ra vùng đất Khau Phạ núi đồi trập trùng luôn có những con suối uống quanh. Và hai bên suối chính là những cánh đồng ruộng bậc thang của người dân tộc miền núi.
Chúng tôi thường nói đùa khi gặp cảnh đẹp miền Tây Bắc rằng: “Thôi đủ rồi, cho tui chết tại đây”. Thế nhưng, đi một đoạn lại gặp cảnh đẹp hơn, mọi người lại đòi “chết” lần nữa. Cứ “chết đi sống lại” mãi như thế nên cảnh đẹp quá, có người đòi xin 2-3 “mạng” để mà được “chết”.
Cánh đồng bản Lìn Mông hiện ra
Từng nếp nhà xếp cạnh nhau trông thật vững chãi
Ruộng bậc thang cứ như được dùng bút vẽ nên
Ruộng bao quanh trường học và cơ quan hành chính
Vài bậc thang được thu hoạch xong tạo điểm nhất cho khung hình
Không thể đếm được bao nhiêu bậc thang chồng lên nhau đến tận đỉnh núiChúng tôi may mắn có một buổi chiều đẹp, tuyệt đẹp trên lưng chừng đèo. Không chỉ có khách du lịch rời thành thị ồn ào lên miền sơn cước tìm vẻ đẹp thiên nhiên mà người dân tộc từ bản Lìn Mông bên dưới thung lũng cũng lên đèo để ngắm hoàng hôn.
Người H’Mông ra chờ xem dù lượn trong lễ hội
Chờ mãi mỏi chân nên phải ngồi
Các em nhỏ xúm quanh khách du lịch để trò chuyện. Em Vàng A Giàng học lớp 6 kể chuyện gia đình cha mẹ bỏ đi, em sống với vợ chồng anh trai mới 20 tuổi
Trời chiều cũng là lúc trâu được đưa về chuồng
Các em bé tạo đội hình cho khách du lịch chụp ảnh
Nhiều nhiếp ảnh gia đến để săn được tấm hình đẹp trong chiều
Có người phải ở nơi này 3-4 ngày để có khoảnh khắc đẹp
Các em nhỏ bu quanh khách du lịch để xem hìnhTừ Nghĩa Lộ sang Mù Căng Chải chỉ 100km nhưng tôi chạy 6 giờ đồng hồ chỉ mới được 2/3 đoạn đường. Cảnh đẹp đã níu chân mọi người, làm cho kế hoạch 6 giờ chiều có mặt ở thị trấn Mù Căng Chải của chúng tôi bị phá sản.
Nhưng điều đó không làm bất cứ ai trong đoàn phiền muộn. Ai cũng hài lòng, mãn nguyện khi đã xài mấy chục “mạng” trong ngày đầu ngắm ruộng bậc thang.
Không còn biết suối men theo lúa hay lúa men theo suối
Nắng chiều đã chiếu ngang, đếm từng giây phút để xuống núi
Cả ngày chúng tôi mới chỉ đi được 65kmCộc mốc Mù Cang Chải 35 km khép lại những tấm hình ngày thứ hai của chuyến đi. Mặt trời xuống núi thật nhanh. Tiếp tục quanh đổ đèo Khau Phạ, chúng tôi nghe suối chảy bên tai. Ai cũng biết rằng, hai bên đường là những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng đang chào đón chúng tôi. Hẹn gặp vào ngày thứ ba...
Phượt ký của Nguyễn Hữu
(còn tiếp)
Kỳ 1: Từ làng cổ Đường Lâm đi Nghĩa Lộ
Kỳ 2: Đi chợ phiên và ngắm ruộng bậc thang chín vàng
Kỳ 3: Hoàng hôn Khau Phạ đẹp không thốt nên lời
Kỳ 4: Cung bậc sắc vàng Mù Cang Chải
Kỳ 5: Mây Lai Châu trôi đến Ô Quy Hồ
Kỳ 6: Rời Sa Pa đi qua Mường Khương
Kỳ 7: Về miền Si Ma Cai xa hiu hắt
Kỳ 8: Dấu ấn dinh vua Mèo
Kỳ 9: Vượt đèo khó, 'bò' qua Xín Mần
Kỳ 10: Đường cong Hoàng Su Phì
Kỳ cuối: Trở về trên đê Phú Thọ